Đọc thơ Trà My

10:38 23/02/2009
TRẦN THUỲ MAI( “Thơ Trà My” của Nguyễn Xuân Hoa - NXB Thuận Hoá, 2005)

Có lần nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
Nghe đồn thi sĩ làm quan
Gió mây thôi hết muốn làm gió mây.
Với một giọng cợt đùa, Nguyễn Duy đã nói đến tình cảnh của những thi nhân dấn thân vào con đường tham chính, lòng luôn trăn trở giữa hai kiểu tư duy, tư duy quan chức và tư duy thơ.
Thực ra điều đó chỉ đúng với những người xem thơ như món hàng trang trí cho công danh. Còn với những ai xem thơ như nhịp thở thì chẳng hề có chi mâu thuẫn giữa con người làm thơ và con người ở đời. Vào một thời chưa xa lắm, kẻ sĩ dù khi ẩn tàng sơn cốc hay khi rong ruổi việc nước đều lấy thơ văn làm bạn. Thơ Trà My có lẽ cũng là sự tiếp nối truyền thống rất đẹp và rất tao nhã ấy.
Thơ Nguyễn Xuân Hoa là sự phản chiếu tâm hồn anh qua những khúc quanh của cuộc đời. Qua thơ, ta thấy được những gì đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm thức sáng tạo của anh: Tuổi thơ, đất nước và tình yêu.
Đọc thơ Nguyễn Xuân Hoa ta được biết về tuổi thơ nhiều gian khó, với hình ảnh người cha sớm hy sinh. Kỷ niệm đau đớn ấy luôn trở lại như một ám ảnh suốt đời:
            Trăng hạ huyền tháng ba
            mùa trăng suốt một đời vẫn làm con nhức nhối
            mùa của đêm và bóng tối
            có mẹ ngồi kể mãi nỗi đau ngày ba đi xa

Thế nhưng, trong đáy sâu của bóng tối luôn là mầm ánh sáng, trong tận cùng của nhục nhằn chính là mầm quật khởi:
            Trăng hạ huyền tháng ba
            mùa trăng vẫn âm thầm gieo trong con hạt giống
            dạy con biết vạch bóng đêm
            băng qua những mùa trăng tang tóc
            nuôi mãi một niềm tin
Bởi tuổi thơ buồn nên hình ảnh MẸ cũng thường hiện lên qua những nét hoài cảm đượm màu thương khó. MẸ trong thơ Nguyễn Xuân Hoa hiện ra trong bóng những hồi ức quá khứ, chỉ thấp thoáng một dáng vóc xa mờ :
            Đôi khi thơ như trái đắng
            vô tình rụng xuống đời ta
            buồn như một thời xa vắng
            mẹ ngồi với khúc bi ca
Bên cạnh đó, hình ảnh EM - hình ảnh của hiện tại, tương lai, của sự trưởng thành đầy ánh sáng:
            Đôi khi thơ như giọt nắng
            về gieo một sớm mai hồng
            có em một thời áo trắng
            ngẩn ngơ bên giảng đường xưa

Bởi tình yêu hiện ra như sự khẳng định về vượt thoát, như sự bù đắp và xoá nhoà một thời buồn, hình ảnh EM - người yêu, người vợ, nàng thơ, rực sáng, lồng lộng, như mùa xuân của một đời người, để lại một ấn tượng rất lớn trong thơ Nguyễn Xuân Hoa. Trong thơ anh, tình yêu có thể là hạnh phúc, có thể là khổ đau, nhưng trước hết đây là một đam mê bền bỉ suốt đời:
Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hoa hồng
            đẹp và có gai
            làm sinh sôi mọi niềm hạnh phúc
            làm đau một đời người
            anh gọi tên sự nghiệt ngã là em - vợ rất yêu của anh
                                                (Sự nghiệt ngã của cuộc đời)
Anh giống Chúa hai điểm:
            không bao giờ chịu ném đá vào cuộc đời
            nhưng dễ bị cuộc đời đóng đinh mình
            anh yêu em như Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá
Chúa hồn nhiên cứ tưởng sẽ cứu chuộc
                                                được loài người
anh quá tỉnh để biết mình đang gây gổ
                                                với hạnh phúc
nhưng làm thế nào để anh thôi yêu em ?
                                                       (So sánh bừa)
Các nhà thơ thường nhắc đến vợ như nhắc đến tình nghĩa phu thê, thường pha chút áy náy và ân hận. Nhưng Nguyễn Xuân Hoa nói về vợ như nói về một tình yêu say đắm không cần che giấu. Giống như Pushkin, nhưng khác với Pushkin, anh đã có hạnh phúc.

Một thi hào xưa đã nói: “Nàng thơ chỉ nắm tay thi sĩ có một vài đoạn đường, còn hầu hết con đường còn lại thi sĩ phải cố gắng đi một mình”. Nàng thơ ở đây là hiện thân của cảm hứng, một thứ cảm xúc thiêng liêng và đầy bí ẩn, tạo thành những giây phút xuất thần trong sáng tạo.
Thơ Nguyễn Xuân Hoa không phải bài nào cũng hay. Cũng có những bài, những câu chữ anh phải đi một mình trên đường thơ. Nhưng quả thực nàng thơ đã hậu đãi anh rất nhiều. Mà sở dĩ vậy là vì anh đã trăn trở rất nhiều, đã khổ đau hạnh phúc rất thật: bao giờ cũng thế, món quà quý của văn chương chỉ dành riêng cho người đã hết lòng dâng tặng, và thi nhân muôn đời chỉ nhận được vòng hoa khi đôi chân đã rách tướp trên đường đến với cuộc đời.
Ta có thể gặp những câu xuất thần trong “Thơ Trà My” ví như bài thơ làm lúc nửa đêm tỉnh dậy nghe mưa:
            Nửa đêm về sáng
            mưa rất nhẹ
            đã đẫm hơi sương đến lạnh người
            lá run như thuở xuân thì tới
            bỗng gặp tình nhân đến giữa đời
                                             (Mưa nửa đêm)

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Xuân Hoa luôn thể hiện sự đa dạng trong cấu trúc của ý nghĩa và sức lay động của từ ngữ. Có khi là cách cấu tứ mộc mạc giản dị mà đầy nghệ thuật, phảng phất khí vị thơ Đường: Ta đứng bên đời nghe rất lạ/có chút nắng vàng rơi dưới khe/nghe như đồng vọng lời tri kỷ/ngàn năm mây trắng vẫn đi về. Tưởng chừng trong câu thơ có dư âm thi hứng của người xưa: Bạch vân thiên tải không du du... Có khi anh quay về với lục bát, thể thơ thân quen với dân tộc. Nguyễn Xuân Hoa ít làm thơ lục bát, nhưng những bài lục bát của anh là những bài thơ mà câu chữ đạt đến sự trong trẻo, độ rung và rất nhiều âm vang, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng đẹp như tranh vẽ:
            Ta về nhớ dáng ni cô
            tay thon trinh nữ khép hờ trang kinh
            lạc từ mấy cõi vô minh
            nhẩm câu thơ cũ thơm tình ni cô.
        ...
            Dắt nhau về dưới cội tùng
            ngồi bên suối vắng mịt mùng cỏ cây
            nghe lời suối hát tặng mây
            quên câu kinh cũ một ngày đã xa.
                                 (Gặp ni cô, mơ về cổ tự)

Ngôn ngữ thơ lục bát của Nguyễn Xuân Hoa tự nhiên như lời nói dân gian, nhưng đầy sự già dặn súc tích của những chiêm nghiệm sâu sắc:
            Tạ từ một cuộc rong chơi
            dăm ba bạn cũ
            bên trời ngả nghiêng
            có thằng ngất ngưởng như tiên
            có thằng nửa dại nửa điên với đời
            Ta ngồi giữa cuộc chơi vơi
            nửa miền tiên cảnh
            nửa đời rất đau
            ngẫm từ mấy cuộc bể dâu
            phế hưng lớp lớp đã sâu mấy tầng...

Nhưng trên tất cả, trong tập Thơ Trà My, gây ấn tượng nhất cho người đọc là những bài thơ tự do: sự mở rộng biên độ về câu chữ đến vô hạn cho phép tác giả đẩy đến cùng những suy tưởng về cuộc sống. Và cuộc sống, với Nguyễn Xuân Hoa, là hiện thân của sự nghiệt ngã. Anh cảm nhận điều đó trong mọi bình diện của đời mình, khi anh quay nhìn vào dĩ vãng, tình yêu, chí hướng, và cả chính bản thân. Sự nghiệt ngã đã đi qua cuộc đời MẸ. Sự nghiệt ngã trong tình yêu đối với EM. Sự nghiệt ngã trên con đường lý tưởng. Và cuối cùng, ngay cả trong Tôi:
            Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hơi thuốc lá
                        hơi thuốc lá làm cay mắt
                                    những người không hút thuốc
                        làm đắng môi trẻ thơ
                        làm cháy đen những buồng phổi
                        làm giảm tuổi thọ một đời người
            anh gọi tên sự nghiệt ngã là tôi
            tôi là sự nghiệt ngã của mọi sự nghiệt ngã
                        sự nghiệt ngã có quân hàm cấp tướng.

Chắc chắn rồi, không có gì trong cuộc sống nầy đến mà không đòi hỏi nhọc nhằn và gian khổ. Và cả thơ, cũng thế. Vì vậy mà dù đã đạt được khá nhiều sự viên mãn ở đời, Nguyễn Xuân Hoa vẫn phải có thơ như cánh cửa khát vọng mở ra một chân trời, đủ để cuộc đời không đóng kín, không phủ phê tròn trặn, không cân đối đến buồn tẻ. Cánh cửa ấy đem lại cho con người cái nhìn xa và đôi cánh ước mơ, để trong lúc chịu sự vận hành của guồng máy cuộc đời vẫn có những phút quay về với chính mình và hoà nhập với bản thể mầu nhiệm.
Vì vậy mà không đợi như Trương Vô Kỵ phải từ bỏ chức minh chủ mới về vẽ lông mày cho Triệu Minh, Nguyễn Xuân Hoa vẫn cứ sống giữa “ngổn ngang trăm mối vòng quay của đời” mà vẫn có thời gian để làm “thơ nịnh vợ”. Bởi “Thơ làm cho vợ đọc chơi, cũng nghe thấm nỗi đau đời của thơ”. Dường như chẳng có ranh giới gì giữa chung và riêng, lớn và nhỏ, bởi tất cả đều xuất phát từ một tâm hồn, từ sự chí thành với cuộc đời.

“Thi giả tâm chi thanh dã”.
Thơ là tiếng của tấm lòng. Khi biết lắng nghe tâm hồn mình trên từng bước đi, sự sống của mỗi người sẽ trọn vẹn hơn, nhân bản hơn. Những người quen biết Nguyễn Xuân Hoa vốn đã quý anh về những việc khí khái anh đã làm ở đời, nay đọc thơ anh càng quý hơn. Bởi thơ là tiếng của tâm hồn, và một tâm hồn đẹp sẽ giúp người ta sống đẹp hơn, có ích hơn cho quê hương, đất nước và những người mà ta thương yêu.
T.T.M.

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN DUY TỪ

    Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố

  • PHẠM ĐỨC DƯƠNG

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

  • CAO QUẢNG VĂN

    “Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
    Huế ở trong lòng người phương xa…”

  • TRỊNH SƠN

    Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

  • BÙI VĂN NAM SƠN

    Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.

  • YẾN THANH

    (Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)

  • PHAN NAM SINH

    (bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)

  • Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN

    Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

  • LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.

  • ĐẶNG TIẾN

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.

  • VÕ TẤN CƯỜNG

    Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…

  • TÔ NHUẬN VỸ
    (Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

    Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

    Anh không thấy thời gian trôi...
    Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.