Đọc lại một bài thơ kháng chiến của Pháp

15:20 06/06/2008
Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.


PIERRE GAMARRA (*)

Đã có nhiều đêm

Đã có nhiều đêm ta ru mọi nỗi nhọc phiền
Và chỉ nói những lời thầm nhỏ
Đã nhiều đêm bặt câm lời ca và tiên nữ
Nước mắt đẫm rừng buồn tủi thiêng liêng

Đã có nhiều đêm lửa thiêu giấc mơ tuyệt vọng
Chó sói gặm các ngón xanh nữ thủy thần
Đã nhiều đêm đầy ngập dối lừa, căm giận
Máu chảy, đòn roi, cơ cực đường trần...

Bình minh dậy, lạ lùng, không hiểu nổi, mông lung
Dòng sông rì rào làm người ta luôn yêu thích
Những cô gái khổ đau với tình yêu đã chết
Bầy trẻ em trên người chẳng phải lụa len
Khoác số phận đắng cay với những hoài niệm đen ngòm
Họ đứng đợi mặt trời và gió về trên biển.
             H.N dịch


Lời bình:
Một trong những bài thơ kháng chiến nổi tiếng của Pháp mà tác giả của nó Pierre Gamarra cũng nổi tiếng không kém trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Cách đây sáu mươi tám năm (ngày 14/6/1940) thủ đô Pháp thành phố Paris bị phát xít Đức chiếm đóng. Từ đó, cả nước Pháp rơi vào những đêm dài tăm tối và vô cùng đau khổ.
Bằng những chi tiết ngắn gọn, cô đúc, sắc sảo và cả lãng mạn nhưng tràn đầy khổ đau và xúc động, nhà thơ giải bày nỗi đau buồn quằn quại và thiêng liêng của nhân dân và cũng là của chính mình: mất tự do, đói rét, cơ cực, trần ai... Bài thơ đặc sắc ở chỗ hết sức kiệm câu kiệm lời mà vẫn miêu tả được những tội ác man rợ của chủ nghĩa phát xít Đức hủy diệt các giá trị vật chất và tinh thần của nhân dân Pháp vốn nổi tiếng với nền văn hóa áo uyên và phong nhã: nói cũng không được phép nói to, lời ca và các nàng tiên (vẻ đẹp vật chất và phi vật chất) đều vắng bặt, những giấc mơ bình thường và êm đẹp đều bị thiêu cháy đến tận cùng; cuộc sống chỉ đầy đòn roi, máu chảy, dối trá, căm hờn...
Trong bài thơ có một câu lạ: “Và những con chó sói nó cắn các ngón tay xanh của các nữ thuỷ thần” (Et les loups qui mordaient les doigts bleus des sirènes). Đây là một hình tượng tác giả dùng để nói lên cái ý  ẩn: “đến cả nước của dòng sông cũng bị giặc cắn xé”. Người Pháp thường ví dòng sông như nữ thần và nước là những ngón tay xanh của Nàng.
Bài thơ không kết thúc với những lời ồn ào, cao giọng trái lại rất lặng lẽ, ém nhẹm và thậm chí hơi ngơ ngác: rạng đông lạ lẫm, không trung như mơ hồ, dòng sông róc rách… Trong khung cảnh mông lung gần như không hiểu được ấy, hiện lên những người đàn bà mà tình yêu đã mất, những trẻ em mà số phận và kỷ niệm đen đủi, đắng cay… Họ đang làm gì vậy? Họ không làm gì cả, chỉ đứng đó trên bờ biển, lặng im, bất khuất, tràn đầy khát vọng và niềm tin: mặt trời sẽ rực rỡ nhô lên và gió sẽ lồng lộng thổi, và…
Bài thơ mười bốn câu, trùng với thể xon-nê (sonnet) xưa cũ hay nhà thơ sử dụng thể xon-nê? Có thể như vậy và có thể không như vậy. Vấn đề là cái hơi hướng hiện đại của bài thơ. Viết về chiến tranh gần 2/3 thế kỷ rồi, giờ đọc lại “Đã có nhiều đêm” vẫn thấy mới mẻ lạ lùng. Cho hay, sự cũ kỹ hay không hoàn toàn không nằm ở hình thức. Phải chăng cũng là một dịp để chúng ta suy nghĩ thêm đôi chút về sự đổi mới văn học của Việt Nam ta giờ đây?
2008

HỒNG NHU
(nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008)

-----------------
* Pierre Gamarra: Nhà tiểu thuyết, nhà thơ Pháp sinh năm 1919 tại Toulouse , gốc Basque. Ông là nhà văn xã hội chủ nghĩa như người đương thời vẫn gọi. Ông từng làm chủ nhiệm tờ tạp chí Châu Âu ( Europe ) lừng danh. Một số tác phẩm của ông có tầm thế giới (vượt ra ngoài phạm vi nước Pháp) như: “Sát nhân” (L’assasin) – 1963 đoạt giải Goncourt; “Những bí mật ở Toulouse” (Les mistères de Toulouse ) – 1967; “Hoa tử đinh hương ở Saint-Lazare” (Les lilas de Saint-Lazare) – 1951 v.v…

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.