Nhà thơ Xuân Hoàng - Ảnh: vietbao.vn
Hai câu mở và hai câu kết trong bài thơ “Sông Cầu” của Xuân Hoàng, trong chừng mực nhất định, đã bộc lộ cách viết của nhà thơ trong khá nhiều bài thơ trong tập. Quả thật là thi sĩ không nên lập lại người khác và lập lại chính mình; nhưng cũng quả thật là thi sĩ hoàn toàn có quyền viết về những đề tài cũ, một khi trong cái khuôn khổ cũ ấy có xuất hiện cái mới, cái riêng của hồn thơ thi sĩ. Cho nên, trong bài “Sông Cầu”, những câu thơ như thế này vẫn được người đọc ghi nhận: “Thị xã đẹp như một lời tiễn biệt … Người ra đi thường mang gió mười phương Tình ở lại như một giàn thiên lý”. Nhưng nhiều câu khác của bài thơ, người đọc không phản đối lắm nếu nhà thơ “đừng nói”, nhất là những câu như thế này: “Thị xã trắng đứng trong trưa lặng lẽ” Tôi đã có nhiều dịp đến thị trấn sông Cầu, màu cát trắng, màu ánh sáng trưa hè đã hẳn là có, nhưng bát ngát những hàng dừa lá khua xào xạc vì gió biển ào ạt đã để lại trong tâm trí tôi hình ảnh không phai mờ về một thị xã xanh hơn là một thị xã trắng. Trong tập thơ, Xuân Hoàng đã viết về một số vùng đất quen thuộc đối với mình, ở các bài: Khúc hát về một vùng quê chiến trường, Miền Trung, Nắng miền Trung, Một chiều Đồng Hới, Bài thơ thu tặng công trường, Trên đồi Quảng Tế, Chơi núi, Mưa Huế, Ghi ở Thành Vinh, Hoa dâm bụt trong sàn nhà Bác, Mai. Trong bộn bề những tứ thơ, ý thơ không mới, không riêng của những bài này, tôi đã chắt lọc được cái mới, cái riêng của hồn thơ Xuân Hoàng biểu hiện ở những câu thơ này: “Sân nhà tôi có mấy gốc tường vi Hoa cứ nở rực hồng như đám bướm Gió bấc thổi, hoa rập rờn cánh thắm Như những niềm vui vương vấn hương Và rất say là lá sắn sau vườn Cứ lấp loáng một màu xanh thật sáng” (Nắng miền Trung) “Ý nghĩ bỗng tìm mây trắng bay Ba mươi năm nữa, cũng nơi này Đồi thông Quảng Tế còn xanh thế Không phải là tôi sẽ đến đây! Tuổi trẻ như thông tiếp tiếp chồi Ba mươi năm nữa, đến đây chơi Có người bạn đọc nghe thông hát Nhẩm lại lời thơ sẽ gặp tôi” (Trên đồi Quảng Tế) “Mưa Huế thêm đằm hương ngọc lan Núi xa thêm dịu nét mơ màng Sông gần thêm mát mùi hương xạ Thêm ấm cồn ngô sắc đậu vàng. … Ôi, giữa chiều mưa Huế vấn vương Nghe hương thu mới thoảng trong vườn Không dưng thương một chiều mưa cũ Rung lá xoài xanh ướt mặt đường” (Mưa Huế) “Vàng một nhành mai. Cơn gió thổi Hoa rơi hoa đậu thảng vô tình Chỉ riêng người ngắm hoa xao động Thương bước thời gian bước một mình” (Mai) Đi dọc những nẻo đường đất nước, Xuân Hoàng có thơ về những vùng đất đối với anh không quen thuộc như dải đất Bình Trị Thiên. Anh viết “Về một mùa gió thổi”, “Một sáng Cà Mau”, về “Đêm Tây Ninh”, về “Tiếng tắc kè trong đêm Sài Gòn”; anh viết thơ “Tặng đảo dừa”, ghi tại một thoáng xôn xao nhỏ ở “Phố Suối” Krông-pha; anh viết thơ ở “Phan Thiết” “Sông Cầu”, “Nga Sơn”, “Trà Cổ”, và có cả chùm thơ nhỏ về Lào. Giữa mùa gió thổi, dừng chân ở một miền đất, hồn thơ Xuân Hoàng cùng một lúc cảm nhận được “Cái nắng ngọt vừa vàng, vừa sáng” Nam Bộ, “Lá sầu rơi trên vỉa hè bổi hổi” Hà Nội, “Hoa dại vàng tung cánh giữa vườn xưa” Huế, “nắng và rét hòa nhau trong sắc mạ” Phan Thiết, và “Đào Lạng Sơn hồng như má trẻ thơ”. Trong đêm Sài Gòn, hồn thơ Xuân Hoàng cảm nghĩ về tiếng tắc kè quen thuộc của rừng núi. Tứ thơ mới của “Về một mùa gió thổi” và “Tiếng tắc kè trong đêm Sài Gòn” là một nguyên nhân quan trọng giúp hai bài thơ này để được ấn tượng tâm trí người đọc. Xuân Hoàng cũng có những ý thơ mới, riêng nữa: “Thị xã quây quần như một chùm thơ” (Một sáng Cà Mau) “Tây Ninh đường đêm trăng dòm nghiêng Dừa vương mùi nhang trong vườn êm Đều đều vó ngựa đi chầm chậm Hương mía hình như ai bỏ quên” (Đêm Tây Ninh) “Bỗng nhớ bâng khuâng một nét Lào Dáng chùa một nét. Nét tay chao Đường thêu một nét bay như sóng, Một nét làn mi khẽ cúi chào” (Nét Lào) Tôi đã đọc nhiều lần để chọn và trích dẫn được những câu thơ trên của Xuân Hoàng trong “Về một mùa gió thổi”. Những câu thơ như thế cho thấy được cái mới, cái riêng của hồn thơ Xuân Hoàng trong tập thơ này. Làm công việc ấy, tôi không có ý định lấy cái mới, cái riêng làm tiêu chuẩn duy nhất phân định thơ hay. Tôi muốn chỉ ra cái mạnh chủ yếu của hồn thơ Xuân Hoàng trong tập thơ này. Tôi ghi nhận tấm lòng yêu thương, trân trọng cuộc đời của Xuân Hoàng trong cả những vần thơ không trích dẫn. Tuy không phải là tất cả, nhưng trong phần lớn những vần thơ ấy, hồn thơ Xuân Hoàng nhòa lẫn với những hồn thơ khác, nhòa lẫn với chính cả hồn thơ mình trong những tập thơ trước. Đó là những vần thơ chưa xôn xao lòng người đọc. Huế, 3-1984 K.P (7/6-84) ------------------ (*) Tập thơ của Xuân Hoàng - NXB Tác phẩm Mới, Hà Nội 1983. |
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.