TRẦN THÙY MAI
Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.
Ảnh: internet
Niệm khúc cho mưa Huế là tập tản văn đầu tiên của chị Lan, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, đặc biệt tình yêu và nỗi nhớ với quê hương Huế thì rất tha thiết và chân thành. Vì vậy tập văn này đã gây cho tôi nhiều ấn tượng. Tuy vậy, lúc đó tôi chưa biết gì nhiều về tác giả ngoài việc chị là một phụ nữ Huế xinh đẹp, đa tài, tuy đi xa nhưng lòng vẫn luôn hướng về quê mẹ.
Cách đây hơn một năm, khi đọc tiếp bản thảo văn xuôi thứ hai của chị, cuốn tiểu thuyết Treo tình trên sóng, tôi mới thực sự ngạc nhiên. Vẫn giọng văn hiền hậu từ tốn đầy chất Huế, nhưng với tác phẩm mới này, chị đã thực sự vươn tới một bút lực mới. Cũng từ khởi điểm là Huế, chị đã viết nên một câu chuyện về đời người, một câu chuyện bộn bề, sôi động, đầy nỗi niềm, chứa chất nhiều khổ đau cay đắng nhưng cũng đem đến cho ta lòng can đảm và niềm hy vọng.
Rất ngạc nhiên với bản thảo mà tôi có cảm tưởng như chị Lan đã rút ruột ra để viết, đồng thời tôi cũng rất lo lắng vì thấy trong tác phẩm có một vài chi tiết có thể gây khó khăn trong việc xin phép xuất bản. Quả nhiên như vậy, việc xin giấy phép không được mau mắn dễ dàng như trước kia với Niệm khúc cho mưa Huế. Cuối cùng thì bản thảo cũng phải đi qua hai nhà xuất bản trước khi được Nxb. Hội Nhà văn cấp phép và trang web của Hội Nhà văn giới thiệu.
Lúc đầu, Treo tình trên sóng (TTTS) được in một ngàn cuốn, mới sau ba tháng đã bán hết. Bản mà tác giả giới thiệu ở Huế là bản in lần thứ hai. Nguyên do vì đâu mà phát hành sách lại có thể bán nhanh một cuốn sách vói giọng văn rất giản dị, chân phương, không có dòng nào được gọi là nóng bỏng theo kiểu thường nói bây giờ, nghĩa là không có những thủ thuật câu khách như tình dục hoặc bạo lực… như vậy? Có lẽ mỗi độc giả mua và đọc vì một lý do khác nhau, không ai giống ai. Riêng tôi, xin trình bày những điểm làm tôi cảm thấy thú vị về cuốn sách này.
TTTS là tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của nhân vật Duyên. Duyên là một cô gái Huế lớn lên ở đất Kim Long thơ mộng. Bởi thế, TTTS trước hết là một câu chuyện rất Huế. Những chương đầu của truyện bàng bạc một bầu không khí của Huế xưa, một xứ Huế nhỏ nhắn ngậm ngùi, cứ dễ làm lòng ta xôn xao thương cảm. Cái may mắn của Duyên trong thời thơ ấu là tuy phải chịu nghèo khổ thiếu thốn về vật chất nhưng lại được sống trong bầu không khí thương yêu hiền hòa của một gia đình trọng lễ giáo, cái lễ giáo ở đây không phải chỉ trong hoàn cảnh bình thường mà cả trong những hoàn cảnh éo le.
TTTS cũng là một câu chuyện rất Việt Nam, với những hoàn cảnh rất Việt Nam. Là con của một liệt sĩ chống Pháp, khi lớn lên, Duyên lại lấy chồng là một sĩ quan nhảy dù của quân đội miền Nam. Đến ngày giải phóng thì chồng Duyên mất tích. Ngày xưa khi còn nhỏ Duyên theo mẹ lặn lội đi tìm mộ của cha, nay lại phải đi tìm chồng từ trại này sang trại khác. Cái may của Duyên là còn được gặp lại chồng trong một trại cải tạo ở miền Bắc, để rồi mười bốn năm sau lại đoàn tụ dưới một mái nhà, và dư âm chiến tranh vẫn còn tiếp tục ngay trên chiếc giường riêng tư của hai vợ chồng.
Chồng đi cải tạo gần hết thời thiếu phụ, một mình phải nuôi một đàn con dại và cả mẹ ruột, lẫn mẹ chồng; mất địa vị, mất nhà cửa, ô tô đem bỏ ngoài đường không dám nhận, cùng đàn con đẩy xe sắn mì đi bán rong dưới cái nắng Sài Gòn gay gắt... Duyên đã từng bước lên khỏi đáy vực, lo cho con no đủ, báo hiếu cho mẹ và mẹ chồng, thăm nuôi chồng chu đáo trong suốt mười bốn năm cải tạo. Tôi chắc rằng ít nhất có hàng ngàn phụ nữ cùng cảnh ngộ với Duyên những ngày ấy sẽ rơi lệ khi nhìn thấy chính mình trong hình ảnh Duyên phải lăn lộn giữa thị trường chợ đen, phải đối đầu với một bên là sự lường đảo, lưu manh, một bên là thành kiến hẹp hòi, đã chịu mất mát nhưng rồi đã trưởng thành trong mất mát.
Câu chuyện của Duyên cũng là một câu chuyện rất phụ nữ. Từ lúc vừa lọt lòng, Duyên đã hứng chịu sự bất công của thân phận đàn bà: Nhà Duyên hiếm muộn, cả nhà trông đợi một đứa con trai nên Duyên ra đời đã làm ông bà thất vọng! Lấy chồng, Duyên lại gặp người chồng đào hoa, đèo bòng hết cô vợ bé này đến cô vợ bé khác. Duyên cũng ghen tuông, đau khổ, nhưng rồi nỗi khổ của Duyên dần dần đã chai lì trước cố tật trăng hoa khó chữa của chồng. Rồi lại đến ngày các cô vợ bé lần lượt bị ông chồng bỏ rơi để chạy theo nhân tình mới. Duyên không oán thù họ, mà lại còn giúp đỡ cho những người đàn bà lỡ bước ấy làm lại cuộc đời. Duyên nhận nuôi nấng, nâng đỡ những đứa con rơi vô tội. Sở dĩ như vậy vì Duyên ý thức được sâu sắc những thiệt thòi cay đắng của thân phận đàn bà, nên đã đem tấm lòng bao dung đối đãi với những người đã từng gây cho mình nỗi đau.
Treo tình trên sóng là một câu chuyện của lòng nhân hậu. Đọc truyện ta cảm động bởi những con người hiền hòa, cao thượng, những mẫu người sinh ra từ một nền văn hóa lễ giáo. Một người mẹ như mẹ Duyên, một nắng hai sương chỉ biết lam lũ vì chồng, vì con; Một người đàn ông như ông Bửu Huân bố dượng Duyên, với tính cách đàng hoàng quân tử đúng theo nề nếp người xưa: trước ngày đến cưới mẹ Duyên, ông không quên lên mộ ông bà nội Duyên thắp nhang xin cho mẹ Duyên tái giá; Đối với các con gái của vợ, ông xử sự ý tứ, mỗi khi đi đâu về không thấy vợ trong nhà mà chỉ có hai con của vợ ngồi học bài, ông lại đi vòng sang nhà hàng xóm ngồi uống trà nói chuyện, chờ khi vợ về mới trở lại. Con gái đầu của vợ, ông nhận làm con, khai theo họ hoàng phái là Công Tằng Tôn Nữ, nhưng với con út là Duyên thì ông bắt giữ nguyên họ Võ, vì ông nghĩ họ Võ cũng phải có một người gánh hương hỏa, dù là con gái, ông không muốn giành hết về mình. Cách xử sự như vậy thật nhân đức, Duyên đã lớn lên trong bầu không khí đầy tình người ấy nên đến lượt Duyên, Duyên sẵn sàng mở lòng tha thứ và chăm lo cho người chồng đã nhiều lần phản bội, cũng như dang rộng vòng tay đón những đứa con ngoại hôn của chồng, chỉ vì một ý nghĩ: chồng mình đã làm khổ họ, sao mình có thể làm khổ họ thêm được nữa.
Treo tình trên sóng cũng là câu chuyện của nghị lực vượt khó phi thường, của ý chí sinh tồn mạnh mẽ vô bờ bến. Trong những năm tháng vô cùng cay cực, Duyên đã chưa bao giờ tuyệt vọng. Điều gì đã cho Duyên sức mạnh để vượt qua cơn bão như vậy? Đấy là tình thương vô bờ bến với gia đình, với đàn con, là trách nhiệm phải vừa làm cha vừa làm mẹ. Vì sự sống Duyên đã không từ một việc gì không nhúng tay, từ việc đẩy xe đi bán rong cho đến việc đứng ra đấu thầu làm đường, từ việc sản xuất thuốc lá chui cho đến dính vào âm mưu tổ chức vượt biên… Có lúc thành công nhưng cũng có lúc trả giá đớn đau, thậm chí phải dính vòng tù tội. Trong tấm thân yết đuối và tâm hồn nhạy cảm của Duyên là một ý chí sinh tồn sắt đá mà ngay cả đàn ông cũng không bì kịp. Cần phải nói thêm là, trong những bước dò dẫm đầy mạo hiểm của Duyên, dù có lúc bị kết án là phi pháp, cũng không hề có sự gian xảo thấp hèn, mà chỉ là sự liều lĩnh tìm đường để đột phá tìm lối ra trong sự bế tắc kinh tế của một thời đã qua. Chính sự liều lĩnh đột phá của từng ý chí cá nhân ấy đã góp phần đem lại sự đột phá của toàn xã hội. Khi dĩ vãng qua đi, những gì hôm qua được xem là tội lỗi, hôm nay đã trở thành sự hiển nhiên của cuộc sống. Đọc đến những đoạn ngặt nghèo trong đời Duyên, tôi không khỏi liên tưởng đến nhân vật Scarlett O’Hara trong Cuốn theo chiều gió. Chỉ có điều đây là một Scarlett kiểu Huế, đằm thắm, hiền hòa nhưng ẩn chứa một sức sống mãnh liệt vô bờ.
Một câu chuyện rất Huế, một câu chuyện rất Việt Nam, một câu chuyện của lòng nhân hậu và nghị lực phi thường, nhưng còn hơn thế nữa, đây là một câu chuyện của tình yêu. Xen trong trang viết về những cơn sóng gió của cuộc đời, là những trang ngọt ngào nói về tình yêu, những mối tình hương hoa làm tươi mát một cuộc đời nhiều giông bão. Tình yêu làm cho Duyên có thêm nghị lực để bước đi, làm cho Duyên dù gặp muôn ngàn khó khăn vẫn không mất niềm tin ở lòng tốt của con người. Và cũng chính vì vậy mà cuốn tiểu thuyết này mới mang cái tên khá lạ lùng: Treo tình trên sóng.
17/6/2013
T.T.M
(SH294/08-13)
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Đọc tập thơ Mật ngôn của Lê Huỳnh Lâm, Nxb Văn học, 2012)
PHẠM PHÚ PHONG
Nhất Lâm tuổi Bính Tý (1936), năm nay đã 76 tuổi, xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, nhưng mãi đến nay anh mới đến được Suối tiên tắm (Nxb Văn học, 2012).
TRẦN VĂN KHÊ
Tôi quen biết Thái Kim Lan cũng đã gần 40 năm nay, một thời gian dài thấm đẫm nhiều kỷ niệm ở đủ mọi phương diện: công việc, thưởng thức nghệ thuật và cả… chuyện đời.
VŨ NGỌC PHAN
Trích hồi ký
... Tôi viết Nhà Văn Hiện Đại từ tháng 12-1938 đến cuối tháng giêng 1940 thì xong lượt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò.
HỒ THẾ HÀ
“Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”
J.Leiba
HỒNG NHU
(Đọc Vùng sâu - tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ - Nxb Hội Nhà văn 1-2012)
NGÔ MINH
Sau gần một năm chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, lo “chạy” kinh phí, đến giữa tháng 6-2012, Hải Kỳ tuyển tập(*) đã ra mắt độc giả. Tuyển tập dày 596 trang do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa rất bắt mắt.
ĐẶNG TIẾN
Kỷ niệm 3 năm ngày mất nhà thơ Tế Hanh (16.7.2009 - 16.7.2012)
PHẠM TUẤN KHÁNH - VŨ THANH
Trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một nhà thơ được "thần siêu" coi là "bạn băng tuyết" và được văn nhân Trung Quốc đương thời gọi là "thi hào" - Đó là Đặng Huy Trứ. Sự nghiệp chính trị và văn học của ông vào giai đoạn đó khá nổi tiếng và được đề cao nhưng đến nay vẫn ít người biết đến.
NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
(Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).
LÊ HUỲNH LÂM
Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.
Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.
PHAN NGỌC THU
Từ sau năm 1975, văn học nước ta nói chung, văn xuôi nói riêng đã có nhiều chuyển biến trong cách tiếp cận với đời sống và ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của giá trị con người.
LÊ HUỲNH LÂM
(Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011)
Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.
Bôrix Patecnax
MAI VĂN HOAN
Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.
ĐOÀN TRỌNG HUY
Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.
TRÀNG DƯƠNG
(Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)
NGUYÊN SA(*)
Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.
LÊ THÍ
Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.