GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung
Duyên dáng, mẫn tiệp, hào phóng, người phụ nữ đã lục tuần này vẫn có sức thu hút, quyến rũ một cách lạ lùng. Tôi lần đầu tiên biết đến chị vì mê Hamvas Bela qua tác phẩm “Câu chuyện vô hình và đảo” mà chị là dịch giả.
Tuy nhiên, phải đến lần chị về Việt Nam năm 2014, trong sự kiện tọa đàm về “Trinh nữ ma-nơ- canh” của tác giả Lê Anh Hoài. Chị ngồi hàng ghế dưới, áo khoác sẫm mầu và chiếc khăn quàng dài màu sáng duyên dáng, cặp mắt sáng rực với một thần thái đặc biệt. Tôi phát hiện ra đó chính là dịch giả của “Những câu chuyện vô hình và đảo” và những tác phẩm khác nữa của văn học Hungary.
Chúng tôi nhanh chóng quen nhau. Khi đó tôi còn là người phụ trách của Trung tâm văn hóa Heriage Space, đã nhanh chóng đề nghị với chị một cuộc nói chuyện về Hamvas Bela tại Trung tâm. Ơn trời là sau vài trục trặc, talk show được thực hiện và thành công.
Khán giả của chị hôm đó, cũng như trước và những cuộc về sau mà tôi có tham dự, chủ yếu là những người trẻ, những trí thức trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi cũng nhìn thấy vẻ mặt hạnh phúc của họ khi được trò chuyện với chị. Họ liên tục đặt ra cho chị những câu hỏi về Hamvas Bela, những vấn đề triết học hấp dẫn họ nhưng không hề dễ hiểu, về công việc và cuộc sống của chị.
Điều làm cho họ (cũng như cho tôi) kinh ngạc chính là sức làm việc phi thường của chị. Ngoài công việc kiếm sống và chăm sóc con cái, mỗi một năm chị dịch hàng ngàn trang với những tác giả khó nhằn nhất của văn chương và triết học xứ này. Đó là chưa kể đến việc hầu như không ngày nào chị không viết, không ghi chép, làm thơ và dịch thơ. Có những ghi chép như một tản văn, hoặc như một tiểu luận văn chương.
Chị thường ngủ sớm vào khoảng 10 giờ, và hôm sau dậy rất sớm. Mở đầu cho một ngày, chị dịch thơ, hoặc làm thơ, hoặc viết một điều gì đấy. Sau đó, chị ăn sáng nhẹ nhàng rồi tập thiền dưới ánh nắng mặt trời trên ban công của ngôi nhà, mà chị bảo, ánh nắng ở đó rất nhẹ, chứ không tràn ngập một cách quá độ như Việt Nam.
Rồi, nếu không phải lên lớp, (chị là giáo viên dạy tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Budapes, và kiếm sống bằng công việc này) chị bắt đầu công việc dịch thuật. Với chị tất nhiên, đó là một công việc nặng nhọc nhưng vô cùng thú vị. Chỉ khi nào cảm thấy quá tải, chị mới tự cho phép mình trốn khỏi thành phố để một mình lang thang, để lấy lại sức lực và sự cân bằng.
Điều gì khiến chị có thể say mê đến mức, bỏ qua rất nhiều thứ hấp dẫn khác để làm công việc này thế?
Chị bảo, rất buồn cười là từ khi còn là một cô bé con, chị đã mê sách, mê những câu chuyện của Grim, của Andecxen đến nỗi, vào năm lớp bốn, chị tuyên bố với bố mẹ, sau này con sẽ trở thành nhà văn (!). Tất nhiên mọi người đều chỉ coi đó như một câu chuyện của trẻ con, trong khi chị thấy nó hết sức nghiêm túc.
Rồi chị là học sinh chuyên văn của Hà Nội từ lớp bốn đến hết phổ thông. Khi sang Hungary, tất cả lớp sinh viên Việt Nam của chị lúc đó đều được phân công học ngành xây dựng để khi hết chiến tranh, trở về xây dựng đất nước. May sao, sứ quán “xem xét lại” chị và một số bạn học trong đó có nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Trương Đăng Dung, bạn đồng môn, được chuyển sang học ngành Ngôn ngữ và Văn học Hungary.
Tuy nhiên cuộc đời với những thăng trầm, biến cố, những khó khăn của đất nước, của cá nhân đã kéo một Nguyễn Hồng Nhung nồng nhiệt, tự tin rời xa những mơ ước của mình, lặn ngụp trong cái bể dâu đau thương của đời người như biết bao những số phận Việt Nam xa xứ khác, mặc cho trong lòng không ngừng day dứt.
Rồi một biến cố đến với chị vào năm 2010, đó là khi người chồng của chị mất vì bạo bệnh. Chị rơi vào tình trạng tuyệt vọng, cô đơn cùng cực, cảm giác trơ trọi, bị bỏ rơi, bị từ chối, bị ghét bỏ…
![]() |
Nhà văn Hamvas Bela |
Chị thuê một phòng trong một căn hộ ở Hà Nội, may sao được sử dụng một phần nhà kho trên tầng gần cao nhất của ngôi nhà, không tiện nghi, chăn màn sơ sài, giữa mùa đông lạnh cóng, chị dịch nốt tác phẩm đầu tiên sẽ xuất bản ở Việt Nam của Hamvas Bela: Câu chuyện vô hình và đảo.
Khi lạnh quá chị đun nước nóng cho vào túi cao su rồi để chân lên đó ngồi dịch tiếp, ăn đã có một nồi cơm điện cho gạo, bí đỏ vào nấu lẫn, hoặc bánh mỳ với… lạc.
Hình như Hamvas Bela đã cứu chị. Dịch xong cuốn sách, chị bắt đầu hy vọng. Chị hủy ý định trở về Việt Nam sống để quay lại Budapest.
Từ lúc đấy trở đi, Nguyễn Hồng Nhung quyết định trở lại với văn học, bất chấp mọi khó khăn về kinh tế vẫn còn đè nặng trên vai.
Nước Hung là quê hương thứ hai, cũng là số phận của chị. Từ khi mười tám tuổi, đánh vật với từng từ một, để đến khi nói được, hiểu được, viết được, biểu đạt được mọi trạng thái bằng thứ ngôn ngữ này, nhưng chỉ đến khi trải qua mọi thăng trầm của cuộc đời, chị mới nhận ra những điều rất đặc biệt của xứ sở này.
Nơi mà từ dãy Himalaya đã phóng chiếu xuống những luồng sáng đặc biệt, để mặt đất nơi đây luôn tươi tốt, đầy sinh khí. Điều này giống như một ân sủng kỳ diệu mảnh đất này có được. Không chỉ cây trái tốt tươi mà dưới lòng đất nơi đây có rất nhiều những mạch ngầm ấm nóng, chính là nước khoáng nóng thiên nhiên, khiến cho nó có một sức quyến rũ với bất cứ ai từng đặt chân đến.
Cũng từ nơi đây đã sinh ra những nhà thơ, những nhà triết học lừng danh, những nhà huyền môn, có thể thấu thị được thế giới, những người, mà theo chị, nếu đọc họ, ta có thể thay đổi chính mình.
Và chính là Hamvas Bela đã biến đổi chị. Biến một Nguyễn Hồng Nhung đau khổ, thất bại, đối nghịch với cuộc đời thành một người thấu hiểu, nhẫn nại, bao dung và đầy niềm vui sống, và luôn mọi nơi, mọi lúc, truyền niềm vui sống đó cho những người quanh mình.
Bởi vậy, dịch thuật với Nguyễn Hồng Nhung, cho đến thời điểm này, gần như một xác tín, giống như công việc của một thiên sứ, nhằm truyền đến mọi người những gì mà chị nhận được từ những con người vĩ đại mà chị yêu kính, như từ một Đấng Tối Cao.
Điều tôi thấy chị thường nhắc đi nhắc, bằng hình thức này hay hình thức khác, đó là trong mỗi chữ mình viết ra phải có cái tình trong đó. Tình NGƯỜI.
Một người viết ra những ý tưởng thông minh, sắc sảo, nhưng vô cảm đều không có giá trị. Một kẻ uyên bác, thông kim bác cổ nhưng không có cái tình, cũng sẽ không có cái để lại. Không dễ gì đánh lừa người đọc vì họ sẽ nhận ngay ra cái mà kẻ viết không có. Cũng nhờ vậy mà người ta có thể phân biệt được một người thông minh và một văn tài.
Tôi có thể trích bất kỳ một trang dịch nào đó của chị, cũng như một vài đoạn ghi chép của chị để bạn có thể cảm nhận được chị đã đặt tâm hồn của chị ở đó như thế nào. Đó là những trạng thái chú tâm tuyệt đối, giống như khi tập thiền, người ta phải chú tâm vào hơi thở vậy.
Bạn sẽ ngạc nhiên vì một thứ ngôn ngữ tươi rói cảm xúc, tươi rói các trạng thái mà tác giả trải qua. Cái đó có thể là một tài năng bẩm sinh, nhưng không ngừng được nuôi dưỡng và chăm sóc.
Tuy nhiên, tôi sẽ không trích, và sẽ để bạn tự tìm đến với các bản dịch cũng như các trang viết của chị.
Hiện nay, tại nhà xuất bản Tri Thức (53 - Nguyễn Du - Hà nội) vẫn tiếp tục bán những tác phẩm của Hamvas Bela mà chị đã dịch:
1/ CÂU CHUYỆN VÔ HÌNH VÀ ĐẢO (2013, 2014, 2016).
2/ MỘT GIỌT TỪ SỰ ĐỌA ĐÀY (2014, 2016).
3/ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG (Trọn bộ 3 tập, 2016).
Và hy vọng tháng 12/2016 tới đây Trung tâm Văn hóa Đông - Tây sẽ tái bản thành công năm cuốn sách văn học cũng do chị dịch - Dịch giả NGUYỄN HỒNG NHUNG
Hà Nội 2016. September. 12
G.V
(SHSDB23/12-2016)
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố