Đích đến của một miền viết

10:06 14/04/2021

Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

Nhưng, có lẽ cũng giống như hầu hết các cây bút văn xuôi, một cuốn tiểu thuyết về Đà Lạt mới đáng là đích đến trong miền viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên. “Ký ức của ký ức” (Phanbook & NXB Phụ nữ, 2019) chính là cuốn tiểu thuyết được mong chờ như thế.

Thuộc vào loại “tiểu thuyết ngắn” - khoảng 180 trang in khổ 13 x 20,5 cm - nhưng “Ký ức của ký ức” vẫn đủ sức chất chồng những lớp quá khứ của thành phố cao nguyên Nam Trung Bộ nổi tiếng này, kể từ khi nó mới chỉ là quy hoạch trên giấy của người Pháp, qua khi nó là đất thuộc Hoàng triều cương thổ…, rồi đến tận bây giờ, lúc nó là thành phố du lịch đang bị xáo trộn và khai thác đến kiệt cùng. Những lớp quá khứ ấy, có lớp đã chìm trong bụi bặm của các văn khố, có lớp đã tan loãng vào mù sương bảng lảng, có lớp đã trở thành tam sao thất bản trong ký ức người đời, trong những diễn giải rất khác nhau về xuất phát điểm ý thức hệ hay về nhận thức văn hóa, thẩm mỹ. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Vĩnh Nguyên, một nhà biên khảo Đà Lạt, không bóc tách rạch ròi các lớp quá khứ của thành phố như sự đòi hỏi của nghề nghiệp mình, mà anh chìm vào nó, quẩn quanh không dứt với nó, tự lắng trong mình những tầng tầng ba động âm vang của một đô thị dù non tuổi đời nhưng lại già dặn sự trầm tích đa văn hóa. Trong “Ký ức của ký ức”, có những chỗ nhà văn đưa nguyên một tiểu luận hoặc một bản điều tra công phu, sắc sảo về một phương diện nào đó của Đà Lạt. Và chúng ăn khớp với tự sự hư cấu của nhân vật người kể chuyện xưng Tôi, người đã và đang sống với Đà Lạt bằng cách truy tìm mọi ngóc ngách bí mật của lịch sử, bằng chính sự trải nghiệm thân xác của mình qua những cuộc tình chợt đến chợt đi, những cuộc gặp gỡ không hẹn trước và cả sự trải nghiệm tinh thần của một tuổi thơ đầy ắp lo sợ và dè chừng trước những biến động xã hội nhiều bất trắc.

Tính chất đa văn hóa và tính chất mở của Đà Lạt có thể gói gọn ở nhận định này, trong một tiểu luận được cài vào tiểu thuyết. Nhưng vượt lên trên lý lẽ ấy, “Ký ức của ký ức” của Nguyễn Vĩnh Nguyên vẫn cứ là tác phẩm được viết ra bằng một hoài niệm về những hoài niệm, bằng một ký ức về những ký ức, bằng một xót xa kiểu Modiano về sự tan rữa không sao ngăn nổi của những vết tích đã tạo nên huyền thoại cho thành phố cao nguyên. Những Phạm Công Thiện, Đỗ Long Vân, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Lê Uyên - Phương… đã làm nên Đà Lạt và rời xa Đà Lạt từ lâu lắm. May thay, họ còn được nhắc trong tiểu thuyết của Nguyễn Vĩnh Nguyên, như những lưu hương…


Theo Hoài Nam - Thời Nay

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.