Đích đến của một miền viết

10:06 14/04/2021

Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

Nhưng, có lẽ cũng giống như hầu hết các cây bút văn xuôi, một cuốn tiểu thuyết về Đà Lạt mới đáng là đích đến trong miền viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên. “Ký ức của ký ức” (Phanbook & NXB Phụ nữ, 2019) chính là cuốn tiểu thuyết được mong chờ như thế.

Thuộc vào loại “tiểu thuyết ngắn” - khoảng 180 trang in khổ 13 x 20,5 cm - nhưng “Ký ức của ký ức” vẫn đủ sức chất chồng những lớp quá khứ của thành phố cao nguyên Nam Trung Bộ nổi tiếng này, kể từ khi nó mới chỉ là quy hoạch trên giấy của người Pháp, qua khi nó là đất thuộc Hoàng triều cương thổ…, rồi đến tận bây giờ, lúc nó là thành phố du lịch đang bị xáo trộn và khai thác đến kiệt cùng. Những lớp quá khứ ấy, có lớp đã chìm trong bụi bặm của các văn khố, có lớp đã tan loãng vào mù sương bảng lảng, có lớp đã trở thành tam sao thất bản trong ký ức người đời, trong những diễn giải rất khác nhau về xuất phát điểm ý thức hệ hay về nhận thức văn hóa, thẩm mỹ. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Vĩnh Nguyên, một nhà biên khảo Đà Lạt, không bóc tách rạch ròi các lớp quá khứ của thành phố như sự đòi hỏi của nghề nghiệp mình, mà anh chìm vào nó, quẩn quanh không dứt với nó, tự lắng trong mình những tầng tầng ba động âm vang của một đô thị dù non tuổi đời nhưng lại già dặn sự trầm tích đa văn hóa. Trong “Ký ức của ký ức”, có những chỗ nhà văn đưa nguyên một tiểu luận hoặc một bản điều tra công phu, sắc sảo về một phương diện nào đó của Đà Lạt. Và chúng ăn khớp với tự sự hư cấu của nhân vật người kể chuyện xưng Tôi, người đã và đang sống với Đà Lạt bằng cách truy tìm mọi ngóc ngách bí mật của lịch sử, bằng chính sự trải nghiệm thân xác của mình qua những cuộc tình chợt đến chợt đi, những cuộc gặp gỡ không hẹn trước và cả sự trải nghiệm tinh thần của một tuổi thơ đầy ắp lo sợ và dè chừng trước những biến động xã hội nhiều bất trắc.

Tính chất đa văn hóa và tính chất mở của Đà Lạt có thể gói gọn ở nhận định này, trong một tiểu luận được cài vào tiểu thuyết. Nhưng vượt lên trên lý lẽ ấy, “Ký ức của ký ức” của Nguyễn Vĩnh Nguyên vẫn cứ là tác phẩm được viết ra bằng một hoài niệm về những hoài niệm, bằng một ký ức về những ký ức, bằng một xót xa kiểu Modiano về sự tan rữa không sao ngăn nổi của những vết tích đã tạo nên huyền thoại cho thành phố cao nguyên. Những Phạm Công Thiện, Đỗ Long Vân, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Lê Uyên - Phương… đã làm nên Đà Lạt và rời xa Đà Lạt từ lâu lắm. May thay, họ còn được nhắc trong tiểu thuyết của Nguyễn Vĩnh Nguyên, như những lưu hương…


Theo Hoài Nam - Thời Nay

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 5/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, thực trạng và định hướng phát triển."

  • Câu chuyện về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Hi Lạp Nikos Kazantzakis, từng được đề cử giải Nobel Văn chương, sẽ là chủ đề của buổi hội thảo vào ngày 04/12 tới.

  • Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long là một trong những cây bút thành danh từ Báo SGGP với các bài viết chân dung nhân vật, phê bình điện ảnh sâu sắc và đầy trách nhiệm. Từ sự nghiệp viết báo chuyên về điện ảnh, văn hóa, chị bước chân vào lĩnh vực phê bình điện ảnh, trở thành một trong những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp của TP.

  • Lương y Nguyễn Hữu Khai- nguyên mẫu của bộ phim truyền hình Đường đời từng hấp dẫn khán giả vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết “Đường đời dốc đứng”.

  • Trong gần 300 trang sách của “Sự quyến rũ của chữ”, người đọc sẽ có dịp chiêm ngưỡng, khám phá thêm ý tứ, vẻ đẹp từ những trang truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận của tác giả trong và ngoài nước.

  • Nhiệt hứng của niềm tin

    Chính luận nhưng không khô khan, câu từ nhạy bén mà đầy cuốn hút, cảm xúc bay bổng song không hề mâu thuẫn với độ sâu sắc của tư duy. Bằng cách ấy, tác giả - nhà báo Hồ Quang Lợi đã nối dài mạch nhận thức cho người đọc về Cách mạng Tháng Mười, về nước Nga. Suy tư theo từng trang viết, mỗi người sẽ có thêm góc nhìn, sự yêu quý, lòng tin và mong muốn những điều tốt đẹp.

  • (Tản mạn về tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến Z, Đỗ Tiến Thụy, Nxb Trẻ, 2017)

    Từ Màu rừng ruộng (2006) đến Con chim Joong bay từ A đến Z (2017), tôi nghĩ, Đỗ Tiến Thụy đã thực sự vạch một lối nẻo tiểu thuyết để không lặp lại mình - một điều tối kị trong sáng tạo văn chương.

  • ZÁNG MY

    Phố huyện nghèo và ga xép là một không gian khá điển hình trong việc biểu tả ngoại vi của văn chương tiền chiến.

  • Kỳ thú - Bóng hồng - Nghệ sĩ là tên gọi buổi ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên vừa được tổ chức tại TPHCM.

  • Kỷ niệm thời thơ ấu là tên cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Pháp của tác giả Hoàng Thị Thế, con gái thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) - người anh hùng của núi rừng Yên Thế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách được dịch giả Lê Kỳ Anh (bút danh của nhà thơ Hoàng Cầm) dịch ra tiếng Việt bằng ngôn ngữ tài hoa, trong sáng.

  • Ngày 1/10, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Giáo Dục IRED, Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu tổ chức Lễ công bố Giải Sách Hay lần thứ VII, năm 2017. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, doanh nhân, báo giới và nhất là các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.

  • Sống đời của chợ (Công ty CP sách Tao Đàn, NXB Hội Nhà văn) mà tác giả Nguyễn Mạnh Tiến vừa cho ra mắt có thể xem là tập khảo cứu công phu nhất từ trước đến nay về bản chất văn hóa và chức năng của chợ trong cấu trúc làng của người Việt ở Bắc bộ và mở rộng ra vùng Thanh - Nghệ.

  • trời xanh đầm đìa hai mắt 
    (Bao giờ cho đến mùa thu -  Vũ Từ Trang)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.

  • Cuốn sách "Nhìn. Hỏi. Rồi, Nhảy đi!" của tác giả Thi Anh Đào như một đề cương tổng quát để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để các em học sinh đừng ngồi nhầm chỗ".

  • Chưa bao giờ sách văn học nước ngoài lại xuất hiện trên các kệ sách nhiều như bây giờ. Hầu hết các tác phẩm văn học đình đám, best seller, đoạt giải trong các cuộc thi lớn... đều nhanh chóng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở trong nước.

  • (Đọc Đỉnh cao hoang vắng, tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, Nxb Văn hóa dân tộc, 2016)

  • Đền thơ có bác Văn Thuỳ
    Rạ rơm chộn rộn, vân vi nỗi đời
    Thơ ca cứ tưởi tười tươi
    Chéo ngoe cẳng ngỗng tơi bời gió mưa

  • Sáng 7/9, tại Hà Nội, buổi gặp gỡ và giao lưu cùng tác giả Trần Tố Nga nhân dịp ra mắt tác phẩm "Đường Trần" với chủ đề "Ngọn lửa không bao giờ tắt" đã được tổ chức với sự góp mặt của đông đảo độc giả các thế hệ.

  • Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.