Di sản nhà văn Sơn Nam sau 10 năm rời 'cõi tạm'

15:58 28/08/2018

10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.

Sách của nhà văn Sơn Nam tái bản lần này.

Ông già Nam bộ là cách nhiều nhà văn, nhà thơ gọi nhà văn Sơn Nam. Cái tên ấy gán cho ông bởi một thời gian dài ông gần như dành tâm huyết cho các tác phẩm viết về Nam bộ. Trong đó có nhiều tác phẩm đã được trích đưa vào sách giáo khoa như Hương rừng Cà Mau hay đưa vào tủ sách tư liệu nghiên cứu như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh Miệt Vườn, Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa... 82 năm sống trong “Cõi tạm”, khi ra đi nhà văn Sơn Nam đã để lại di sản cho bạn đọc hàng trăm tác phẩm văn học, hàng trăm cuốn nghiên cứu, ghi chép, biên khảo, bút ký. Ngoài gia tài ấy, ở ông còn là một nhân cách sống bao dung, cao thượng. Bởi vậy khi Sơn Nam mất đi, những người ở lại cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ, phát triển di sản đó cho xứng tầm với tên ông.

Năm 2002, NXB Trẻ đã mua tác quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Sơn Nam. Theo hợp đồng, nhà văn sẽ nhận tiền nhuận bút một lần cho các tác phẩm của ông và sẽ nhận thêm khi các tác phẩm được tái bản. Theo TS Quách Thu Nguyệt- nguyên giám đốc NXB Trẻ các tác phẩm của Sơn Nam vẫn được bán đều đặn nhưng theo di nguyện của Sơn Nam trước khi mất là ông sẽ không nhận tiền nhuận bút cho những lần tái bản về sau. Sau khi nhà văn qua đời, số tiền nhuận bút của ông đã tồn đọng khá nhiều nên NXB Trẻ đã chủ động dùng số tiền này để xây dựng Quỹ mang tên Sơn Nam. Quỹ Sơn Nam sẽ dành tặng cho trẻ em nghèo hiếu học và để thành lập tủ sách Sơn Nam. Theo đại diện NXB Trẻ, hiện nay quỹ Sơn Nam đã lên tới trên 300 triệu đồng và NXB Trẻ cũng đã tổ chức trao cho các đối tượng là học sinh nghèo hiếu học cũng như các trường học như lúc sinh thời, nhà văn thường làm.  

Kỷ niệm 10 năm ngày mất Sơn Nam, NXB Trẻ đã tổ chức tái bản 10 tựa sách (Bao gồm 20 quyển) trong Tủ sách Phương Nam. Theo ông Nguyễn Minh Nhựt - Tổng biên tập kiêm Giám đốc NXB Trẻ, các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam không thuộc hàng sách bán chạy nhưng lại có số lượng bán rất ổn định, năm nào cũng có nhiều tựa sách được tái bản. Mùa bán sách Sơn Nam nhiều nhất là vào dịp Tết khi các đối tượng mua sách Sơn Nam nhiều nhất là Việt kiều. Trong số 20 tác phẩm được giới thiệu dịp này, có nhiều tác phẩm được in đến lần thứ 7 như Đất Gia Định xưa - Bến Nghé xưa - Người Sài Gòn; lần thứ 5 như: Đồng bằng Sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa - Văn minh miệt vườn; Đình miễu & lễ hội dân gian miền Nam… “Theo đánh giá của chúng tôi, giá trị sách của Sơn Nam có tính bền vững. Có lẽ người Việt trong nước và người Việt xa quê đều thấy bóng dáng của mình trong các tác phẩm của Sơn Nam. Di sản của ông để lại ngày nào đã được chúng tôi góp tay để lớn mạnh, đồ sộ hơn”- Minh Nhựt cho biết.

Quỹ Sơn Nam tặng 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại Kiên Giang (Quê nhà văn) và tặng 100 bộ sách của Sơn Nam cho 100 trường học thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang (Nơi nhà văn từng sinh sống).

Theo Trọng Thịnh - TP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.

  • Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.

  • Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
    Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.

  • Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.

  • “Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.

  • Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.

  • “Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

  • Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.

  • Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...

  • PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…

  • Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...

  • Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...

  • Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.

  • Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.

  • Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

  • Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

  • Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.

  • Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.