10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.
Sách của nhà văn Sơn Nam tái bản lần này.
Ông già Nam bộ là cách nhiều nhà văn, nhà thơ gọi nhà văn Sơn Nam. Cái tên ấy gán cho ông bởi một thời gian dài ông gần như dành tâm huyết cho các tác phẩm viết về Nam bộ. Trong đó có nhiều tác phẩm đã được trích đưa vào sách giáo khoa như Hương rừng Cà Mau hay đưa vào tủ sách tư liệu nghiên cứu như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh Miệt Vườn, Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa... 82 năm sống trong “Cõi tạm”, khi ra đi nhà văn Sơn Nam đã để lại di sản cho bạn đọc hàng trăm tác phẩm văn học, hàng trăm cuốn nghiên cứu, ghi chép, biên khảo, bút ký. Ngoài gia tài ấy, ở ông còn là một nhân cách sống bao dung, cao thượng. Bởi vậy khi Sơn Nam mất đi, những người ở lại cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ, phát triển di sản đó cho xứng tầm với tên ông.
Năm 2002, NXB Trẻ đã mua tác quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Sơn Nam. Theo hợp đồng, nhà văn sẽ nhận tiền nhuận bút một lần cho các tác phẩm của ông và sẽ nhận thêm khi các tác phẩm được tái bản. Theo TS Quách Thu Nguyệt- nguyên giám đốc NXB Trẻ các tác phẩm của Sơn Nam vẫn được bán đều đặn nhưng theo di nguyện của Sơn Nam trước khi mất là ông sẽ không nhận tiền nhuận bút cho những lần tái bản về sau. Sau khi nhà văn qua đời, số tiền nhuận bút của ông đã tồn đọng khá nhiều nên NXB Trẻ đã chủ động dùng số tiền này để xây dựng Quỹ mang tên Sơn Nam. Quỹ Sơn Nam sẽ dành tặng cho trẻ em nghèo hiếu học và để thành lập tủ sách Sơn Nam. Theo đại diện NXB Trẻ, hiện nay quỹ Sơn Nam đã lên tới trên 300 triệu đồng và NXB Trẻ cũng đã tổ chức trao cho các đối tượng là học sinh nghèo hiếu học cũng như các trường học như lúc sinh thời, nhà văn thường làm.
Kỷ niệm 10 năm ngày mất Sơn Nam, NXB Trẻ đã tổ chức tái bản 10 tựa sách (Bao gồm 20 quyển) trong Tủ sách Phương Nam. Theo ông Nguyễn Minh Nhựt - Tổng biên tập kiêm Giám đốc NXB Trẻ, các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam không thuộc hàng sách bán chạy nhưng lại có số lượng bán rất ổn định, năm nào cũng có nhiều tựa sách được tái bản. Mùa bán sách Sơn Nam nhiều nhất là vào dịp Tết khi các đối tượng mua sách Sơn Nam nhiều nhất là Việt kiều. Trong số 20 tác phẩm được giới thiệu dịp này, có nhiều tác phẩm được in đến lần thứ 7 như Đất Gia Định xưa - Bến Nghé xưa - Người Sài Gòn; lần thứ 5 như: Đồng bằng Sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa - Văn minh miệt vườn; Đình miễu & lễ hội dân gian miền Nam… “Theo đánh giá của chúng tôi, giá trị sách của Sơn Nam có tính bền vững. Có lẽ người Việt trong nước và người Việt xa quê đều thấy bóng dáng của mình trong các tác phẩm của Sơn Nam. Di sản của ông để lại ngày nào đã được chúng tôi góp tay để lớn mạnh, đồ sộ hơn”- Minh Nhựt cho biết.
Quỹ Sơn Nam tặng 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại Kiên Giang (Quê nhà văn) và tặng 100 bộ sách của Sơn Nam cho 100 trường học thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang (Nơi nhà văn từng sinh sống).
Theo Trọng Thịnh - TP
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.