“Thời gian gần đây, việc xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số cơ quan, đơn vị, khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội.”
Tượng đài Thánh Gióng trong ngày khai hội Lễ hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) năm 2017. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: TTXVN)
Tượng có nội dung và hình thức không phù hợp
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Văn bản số 1313/BVHTTDL-MTNATL gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tượng, biểu tượng đặt tại cơ quan, đơn vị, khu du lịch, địa điểm công cộng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Từ thực tế này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, khu du lịch, địa điểm công cộng trưng bày tượng, biểu tượng và công trình mỹ thuật ngoài trời đúng quy định của pháp luật, phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Việc này nhằm thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP (ngày 2/10/2013) của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, bảo đảm môi trường văn hóa, thẩm mỹ, nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cần giám tuyển và hội đồng nghệ thuật
Thời gian gần đây, vườn tượng 12 con giáp được tạo hình theo kiểu “mình người, đầu thú” trưng bày tại khu du lịch quốc tế Hòn Dấu (Hải Phòng) đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, tạo nên những luồng tranh luận trái chiều.
Nhiều ý kiến của các nhà điêu khắc, họa sỹ và du khách cho rằng, 12 bức tượng này có tạo hình phản cảm. Việc đặt những bức tượng này tại một khu lịch quốc tế gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường văn hóa, tác động tiêu cực tới nhận thức, thẩm mỹ của du khách (đặc biệt là trẻ nhỏ).
Ông Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho rằng, bộ tượng này không có giá trị nghệ thuật. “Ngay từ ý tưởng đã thể hiện sự tùy tiện. Tượng nhân sư (đầu người, mình thú) xuất hiện khá nhiều trên thế giới với ý niệm con người sản phẩm tinh túy của tạo hóa, mong muốn các loài vật khác dù dữ tợn cũng đều có suy nghĩ, tình cảm, sự hướng thiện như con người. Thế nhưng, những bức tượng ở khu du lịch trên lại được làm ngược lại theo kiểu ‘đầu thú, mình người’,” ông Trần Khánh Chương cho biết.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho hay, trên thực tế, các tác phẩm hội họa, điêu khắc liên quan đến đề tài khỏa thân cũng xuất hiện khá nhiều từ xưa đến nay. Tín ngưỡng phồn thực thờ sinh thực khí của nam (linga) và nữ (yoni), nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên cũng bài trí những họa tiết thể hiện sự phối ngẫu giữa nam và nữ. Tuy nhiên, những hình ảnh ấy không tạo ra sự phản cảm bởi chúng được tạo tác tinh tế và đặt trong môi trường văn hóa cụ thể.
“Trong số các tác phẩm mỹ thuật theo đề tài khỏa thân, có rất nhiều tác phẩm rất đẹp, có giá trị vượt thời gian bởi việc phô diễn các bộ phận cơ thể con người được thể hiện một cách hài hòa, tinh tế. Ngược lại, nếu sáng tác theo đề tài khỏa thân mà làm không khéo thì sản phẩm sẽ vô cùng phản cảm, thậm chí là tục tĩu. Bộ tượng 12 con giáp này lại rơi vào trường hợp thứ hai,” ông Trần Khánh Chương nhìn nhận.
Ở một góc độ khác, họa sỹ Lê Thiết Cương cho rằng, ý thức về việc thổi “hồn,” mang lại các yếu tố đương đại, làm mới các tác phẩm nghệ thuật là điều đáng trân trọng.
“Tuy nhiên, từ mong muốn đến hiện thực lại là một chặng đường dài. Cách làm mới thế nào để không thành làm quá, tạo ra sự phản cảm là cả một nghệ thuật, phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh sáng tạo của nghệ sỹ; không phải ai muốn là có thể làm được. Đặc biệt, với những tác phẩm khi dùng để trưng bày ở những địa điểm thu hút đông khách tham quan thì cần có giám tuyển, hội đồng nghệ thuật chuyên nghiệp thẩm định. Cách làm này không chỉ thể hiện sự trân trọng nghệ thuật mà còn cho thấy thái độ tôn trọng công chúng, người thưởng thức,” họa sỹ chia sẻ.
Trước sự phản ứng của dư luận, đoàn thanh tra liên ngành của thành phố Hải Phòng đã yêu cầu đơn vị quản lý tạm thời gắn nhãn "18+," quây kín khu vực vườn tượng 12 con giáp này. Trong khi đó, nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc cho rằng, đơn vị quản lý nên dẹp bỏ số tượng này khỏi nơi trưng bày vốn thu hút đông du khách.
Theo An Ngọc (Vietnam+)
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.