Đề nghị trưng bày tượng ngoài trời phù hợp với văn hóa Việt Nam

14:49 05/04/2018

“Thời gian gần đây, việc xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số cơ quan, đơn vị, khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội.”

Tượng đài Thánh Gióng trong ngày khai hội Lễ hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) năm 2017. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: TTXVN)

Tượng có nội dung và hình thức không phù hợp

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Văn bản số 1313/BVHTTDL-MTNATL gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tượng, biểu tượng đặt tại cơ quan, đơn vị, khu du lịch, địa điểm công cộng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Từ thực tế này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, khu du lịch, địa điểm công cộng trưng bày tượng, biểu tượng và công trình mỹ thuật ngoài trời đúng quy định của pháp luật, phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Việc này nhằm thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP (ngày 2/10/2013) của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, bảo đảm môi trường văn hóa, thẩm mỹ, nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Cần giám tuyển và hội đồng nghệ thuật

Thời gian gần đây, vườn tượng 12 con giáp được tạo hình theo kiểu “mình người, đầu thú” trưng bày tại khu du lịch quốc tế Hòn Dấu (Hải Phòng) đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, tạo nên những luồng tranh luận trái chiều.
 


Nhiều nhà điêu khắc cho rằng, bộ tượng 12 con giáp ở khu du lịch Hòn Dấu (Hải Phòng) có tạo hình phản cảm.


Nhiều ý kiến của các nhà điêu khắc, họa sỹ và du khách cho rằng, 12 bức tượng này có tạo hình phản cảm. Việc đặt những bức tượng này tại một khu lịch quốc tế gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường văn hóa, tác động tiêu cực tới nhận thức, thẩm mỹ của du khách (đặc biệt là trẻ nhỏ).

Ông Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho rằng, bộ tượng này không có giá trị nghệ thuật. “Ngay từ ý tưởng đã thể hiện sự tùy tiện. Tượng nhân sư (đầu người, mình thú) xuất hiện khá nhiều trên thế giới với ý niệm con người sản phẩm tinh túy của tạo hóa, mong muốn các loài vật khác dù dữ tợn cũng đều có suy nghĩ, tình cảm, sự hướng thiện như con người. Thế nhưng, những bức tượng ở khu du lịch trên lại được làm ngược lại theo kiểu ‘đầu thú, mình người’,” ông Trần Khánh Chương cho biết.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho hay, trên thực tế, các tác phẩm hội họa, điêu khắc liên quan đến đề tài khỏa thân cũng xuất hiện khá nhiều từ xưa đến nay. Tín ngưỡng phồn thực thờ sinh thực khí của nam (linga) và nữ (yoni), nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên cũng bài trí những họa tiết thể hiện sự phối ngẫu giữa nam và nữ. Tuy nhiên, những hình ảnh ấy không tạo ra sự phản cảm bởi chúng được tạo tác tinh tế và đặt trong môi trường văn hóa cụ thể.

“Trong số các tác phẩm mỹ thuật theo đề tài khỏa thân, có rất nhiều tác phẩm rất đẹp, có giá trị vượt thời gian bởi việc phô diễn các bộ phận cơ thể con người được thể hiện một cách hài hòa, tinh tế. Ngược lại, nếu sáng tác theo đề tài khỏa thân mà làm không khéo thì sản phẩm sẽ vô cùng phản cảm, thậm chí là tục tĩu. Bộ tượng 12 con giáp này lại rơi vào trường hợp thứ hai,” ông Trần Khánh Chương nhìn nhận.
 


Pho tượng gỗ mang đường nét và lối điêu khắc gắn liền với cuộc sống nơi núi rừng của đồng bào Tây Nguyên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)


Ở một góc độ khác, họa sỹ Lê Thiết Cương cho rằng, ý thức về việc thổi “hồn,” mang lại các yếu tố đương đại, làm mới các tác phẩm nghệ thuật là điều đáng trân trọng.

“Tuy nhiên, từ mong muốn đến hiện thực lại là một chặng đường dài. Cách làm mới thế nào để không thành làm quá, tạo ra sự phản cảm là cả một nghệ thuật, phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh sáng tạo của nghệ sỹ; không phải ai muốn là có thể làm được. Đặc biệt, với những tác phẩm khi dùng để trưng bày ở những địa điểm thu hút đông khách tham quan thì cần có giám tuyển, hội đồng nghệ thuật chuyên nghiệp thẩm định. Cách làm này không chỉ thể hiện sự trân trọng nghệ thuật mà còn cho thấy thái độ tôn trọng công chúng, người thưởng thức,” họa sỹ chia sẻ.

Trước sự phản ứng của dư luận, đoàn thanh tra liên ngành của thành phố Hải Phòng đã yêu cầu đơn vị quản lý tạm thời gắn nhãn "18+," quây kín khu vực vườn tượng 12 con giáp này. Trong khi đó, nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc cho rằng, đơn vị quản lý nên dẹp bỏ số tượng này khỏi nơi trưng bày vốn thu hút đông du khách.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

  • Từ cuối tháng 6. 2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất, và trên blogs của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.

  • Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H

  • Các bạn đang cầm trên tay số kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Mới ngày nào đó, một ngày hè tháng 6 năm 1983, trong niềm khao khát của không khí đổi mới trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương số 01 ra mắt và đón nhận sự hưởng ứng của công chúng. Đó là một sự khởi đầu được mong đợi từ hai phía: người viết và bạn đọc.

  • Gần đây đọc các bài của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hùng Vĩ bàn về ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến trên Văn nghệ (1), tôi thấy câu "Nước biếc trông như tầng khói phủ" trong bài Thu vịnh là câu thơ sáng rõ, không có gì khó hiểu mà lại được bàn nhiều. Mỗi người hiểu mỗi cách mà đều hiểu không đúng, chỉ vì không để ý rằng câu thơ này được viết theo lối "đảo trang".

  • (Nhân đọc: "Truyện Mã Phụng - Xuân Hương") * Truyện "Mã Phụng - Xuân Hương" trước đây còn được quen gọi dưới nhiều tên khác nhau, lúc là Vè Bà Phó, Vè Mã Phụng - Mã Long, khi là Thơ Mụ Đội, khi lại là Truyện Mã Ô - Mã Phụng v.v... là một tác phẩm văn học dân gian vốn được nhân dân Bình - Trị - Thiên rất yêu thích, phạm vi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 khá rộng.

  • Trên Tạp chí Sông Hương số tháng 3, nhân sự kiện Trần Hạ Tháp dành được giải A trong cuộc thi truyện ngắn của báo “Văn nghệ”, tôi vừa lên tiếng về sự “lặng lẽ” - một điều kiện cần thiết để làm nên tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, nay lại nói điều ngược lại, vậy có “bất nhất” có mâu thuẫn không?

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.

  • Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!