Dấu vết của sự biến mất

10:19 23/04/2018


(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)

Tôi luôn muốn tìm ra dấu vết của những điều đã biến mất khi đọc thơ Lê Quang Trạng. Nhưng đó là điều sau cùng tôi nghĩ đến.

Thơ anh cho người đọc thấy được những lớp lang của chữ và nghĩa bằng sự khơi gợi: Mở lớp lá vàng rơi trên sân là đến lớp cỏ xanh đang khát nắng/ mở lớp cỏ xanh là lớp đất khô mùa... Đây là cách để Lê Quang Trạng đi từ những hiện thực sáng rõ đến vùng hư ảo âm u và đồng thời cũng trả lời cho hành trình ngược ấy bằng trải nghiệm của chính mình. Cách này đưa đến một nguy cơ tiềm ẩn, ấy là rốt cục người viết có mang lại cho người đọc một cái gì thực sự và đích đáng không hay chỉ là những tủn mủn, vụn vặt được ngụy trang bằng sự chải chuốt. Áp tai vào đất không phải là sự thấp thỏm ấy. Lê Quang Trạng chững chạc trong ý nghĩ: Chỉ nhìn thì không đủ thấy đâu là đau đáu nước, và đủ xa xăm để có những liên tưởng trừu tượng: đủ để đốt những tàn tro sống dậy/ hội đan cho những ngọn mai này/ chiều đã chết trong giếng trời thăm thẳm.

Đời sống giác quan là điều mà người viết cảm thấy và tin cậy nhất. Trong giây phút thăng hoa của sáng tạo dường như ai cũng cảm thấy mình trở nên thượng thừa cảm xúc. Điều đánh đố và cũng là khoái lạc ở đây là, ta có đọc ra được không khoảnh khắc ấy của người viết. Thì cũng như một trò may rủi, ta thường tin vào những tiếng nói thầm trong vô thức: có tiếng ai vừa nói/ chực rớt về cuối sông/ trên mặt đất một cái cây như đang viết tên mình/ nghiêng ngả. Mọi cuộc đi tìm mình đều ít nhiều mang nỗi hoài nghi, Lê Quang Trạng có giấu đâu điều đó. Nhưng cách anh đặt mình vào một thế giới quan khác để quan sát chính mình là một sự thông minh cần thiết: ô cửa mở ra những con đường viền/ khung cảnh đó mình nằm trong mắt nhện; họ đặt tôi vào tiểu sành sơn vẽ đầy hoa/ những cánh bướm tưởng nhầm đậu lại. Khi nhìn mình từ một đôi mắt khác, điểm nhìn khác là khi người viết đã vượt thoát ra khỏi cái tôi. Dù suy cho cùng đó chỉ là một cuộc đào tẩu, sự thành công của nó không phải là mục đích kết cục mà chỉ là phương pháp. Trong đời sống giác quan, Lê Quang Trạng đã đưa đến những bức chân dung của chính mình mà có khi chính anh cũng chưa kịp nắm bắt: đôi lúc vô tình chạm mặt/ bỗng giật mình/ đã không gặp từ lâu/ bỗng giận mình/ không chào nhau... Mọi nhỡ nhàng, không trọn vẹn là cách để người viết đi xa hơn.

Sau tất cả, một cách chủ quan, tôi thích tìm dấu vết của những điều đã biến mất mà Lê Quang Trạng trăn trở nhiều trong thơ. Điều đó làm cho những liên tưởng không giới hạn của người đọc được thỏa mãn. Những đàn trâu từ đồng ra sông/ bao lần qua đây mà giờ mất biệt; gió bốn bề gọi tên nhau ngây ngất/ tiếng con dê gọi bầy rớt ở phía làng bên/ rồi tắt lịm vào chiều/ không thấy nữa... Những điều đã biến mất hoặc khuất đi ấy là khoảng không mà người viết đã tạo ra trong thơ mình để người đọc tiếp tục hình dung. Tôi gọi đó là dấu vết của sự biến mất.
 
                                                NGUYỄN THỊ KIM NHUNG chọn và giới thiệu

Áp tai vào đất
 
Người ngã xuống đất
như áp tai nghe lời thì thầm thân mật
chỉ đất nói người nghe
ngàn năm khô giọng
khát một lời vị khách chẳng biết tên
 
Cú chới với
trượt vào đống rơm
người lượm lại mấy mươi năm ròng trốn mất
tuổi thơ...
người giấu tuổi thơ vào trò cút bắt
người giấu trò cút bắt vào đống rơm
đống rơm giấu mình vào tro
như nghỉ lừng vào tán lá
 
Người ngã xuống đất
nghe đất thì thầm lời của người xưa
chỉ nẻo cho người tìm về trò cút bắt.



Làng biên giới
 
Chầm chậm những phím mây trôi
lũ dê đứng ở ven sườn đồi
ngó nhìn
ngơ ngác kêu nhau
buổi chiều dần dần úp mặt
nơi đó có cánh đồng
và có những dòng sông
mỗi đêm một lần cạn đáy
 
Em đi qua mùa mưa
đội chiếc nón rách vì gió ngược
chỗ lỗ hổng mây rơi vài giọt nắng mong manh
gieo những niềm quang gánh qua biên giới
 
Theo dấu vết bầy dê sót lại trên cánh đồng cỏ chát
lượm được đôi mắt nào đỏ chói như hai viên đạn vụt trong đêm
ngày ấy chết sau những tháng nắng êm đềm
mùa mưa dụi mình chết sâu trong mạch ngầm máu đất
gió bốn bề gọi tên nhau ngây ngất
tiếng con dê gọi bầy rớt ở phía làng bên
rồi tắt lịm vào chiều
không thấy nữa
 
Ngôi làng còn chút lửa
đốt lên một đám khói trời
mùa mưa về trong đôi mắt
bầy dê về trong chiêm bao
cánh đồng con sông ngọn núi mang dáng dấp chiến hào
âm u
mù mịt
 
Bầy chim mang hộ khẩu giấc mơ trở về ríu rít
chúng kết những chiếc tổ rơm giấu ở cánh đồng
biên giới mùa này gió lộng
những con chim non tròn xoe mắt
tập bay.


 
Mưa ở hòn đá bạc
 
Úp lại những vó ngày
về trực kho nỗi sợ
bên kia mùa mưa sôi
nắng bên này réo gọi
 
Như tay những ngày chưa nói
dắt dìu nhau đường tắt băng đồng
những cây được chôn chân trở giấc
có cơn mưa nào sang sông
 
Lần đuổi kịp màu áo chờ mong
quá giang đò dọc rời nhanh chỗ đợi
biển không đề rằng lời bay ai nói
rạn dần gương mặt hôm qua
rạn dần màu gió thiết tha
rú gọi mùa xa lạ
đang về...
 
Úp lại những vó ngày
như mở dần chung trà Quá Thổ
bức mặt loang vết rỗ
lõm bõm mưa đùa quay quắt cơn nhau
chỉ nhìn thì không đủ thấy đâu là đau đáu nước.

Nguồn: VNQ
Đ
 






 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.