Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Tiểu luận “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” của Xuân Diệu được xuất bản nhiều lần (Ảnh 3 bìa sách) .
Vì thế mà phê bình thơ của Xuân Diệu có một phong cách riêng, một dấu ấn riêng luôn mang lại những nhã thú văn chương mới mẻ và giá trị độc đáo cho văn học.
Dấu ấn của sự đa thanh trong giọng điệu phê bình Xuân Diệu đặc biệt thể hiện qua Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc với nhiều thành tựu rực rỡ. Đặc biệt những tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… đã trở thành đối tượng, thi liệu nghiên cứu cho nhiều học giả sau này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Xuân Diệu cũng hướng đến các nhà thơ cổ điển, trải lòng mình với các nhà thơ cổ điển nhưng lại bằng con đường riêng của mình, con đường phê bình văn học.
Đến với phê bình thơ của Xuân Diệu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước lối lập luận khúc chiết, sắc sảo. Người đọc bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong cách Xuân Diệu, khiến ông không lẫn với một ai khác, dẫu cùng nghiên cứu về cùng một đề tài cùng một tác giả văn chương trong cùng một thời kỳ văn học, nhưng Xuân Diệu đã tìm cho mình một cách diễn đạt riêng, một giọng điệu riêng trên hành trình phê bình văn học của mình.
Trong Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, có lẽ ấn tượng lớn nhất vẫn là dấu ấn về sự đa thanh trong giọng điệu phê bình của Xuân Diệu.
Giọng điệu hóm hỉnh hóa
Khi viết hay khi nói Xuân Diệu thường “cù” người đọc, người nghe cười. Ông quan niệm cũng phải kích động như thế cho người nghe, người đọc sôi nổi lên, đỡ chán.
Điều này đã làm cho những bài viết của ông bao giờ cũng dí dỏm, đọc rất thú vị. Chính vì thế đọc hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi:`
Kho thu phong nguyệt
đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà
nặng vạy then…
Xuân Diệu hóm hỉnh bình luận rằng: “Ức Trai thật giàu có, kho của Nguyễn Trãi thu chứa gió trăng mà đầy đến nỗi vượt qua nóc, thuyền của Nguyễn Trãi chở nặng khói và ráng đến nỗi oặn vẹo cả then thuyền;
Nguyễn Trãi giàu thật! Người lại còn tích trữ vàng bạc nữa, đặng để gia tài lại sau cho con cháu; vàng là vàng của hoa cúc; bạc là bạc của hoa mai, chữ thong thả đúng là để nói đùa:
Thong thả lại toan nào của tích
Bạc mai vàng cúc để cho con”
![]() |
Hoặc khi đọc hai câu thơ sau của Nguyễn Khuyến:
Núi sông mưa gió
sắp trùng dương
(9 tháng âm lịch)
Nghèo ốm, về hưu,
rượu lắm: cuồng!
(dịch)
Xuân Diệu bình: “Đến nay cụ Tam Nguyên cũng cuồng. Cuồng chứ không điên đâu. Điên là mất trí. Cuồng thì vẫn tỉnh táo, nhưng có một thứ hơi điên nào đó bốc lên, như xáo trộn tất cả. Khi chưa đến mức nhiều là cuồng, thì đến mức ít hơn, tức là sơ cuồng, bước đầu của sự cuồng; cuồng và sơ cuồng đều cao hơn ngông.
Cụ Tam Nguyên nói: Chư quân mạc tiếu ngã sơ cuồng, các bác đừng chê cười ta là bắt đầu cuồng!”. Những lời bình lý giải về “sự cuồng” lòng vòng mà đơn giản như lẽ tự nhiên.
Xuân Diệu cắt nghĩa sự khác nhau giữa điên và cuồng, rồi lý giải các cung bậc của cuồng như xếp đặt cuồng là trạng thái giữa điên và ngông. Đó chính là tâm trạng phức tạp của cụ Tam Nguyên, đã cáo quan về ở ẩn mà vẫn chưa yên thân.
Giọng điệu uyên bác hóa
![]() |
Xuân Diệu là một trí thức Tây học lại từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông am hiểu tường tận các kỹ xảo thơ ca truyền thống.
Sang trọng và hiện đại trên nền truyền thống, đó là cốt cách thơ ông. Cái chất trẻ trung nồng cháy, si mê và hiện đại trong thơ Xuân Diệu đã hòa mình vào dòng thơ ca dân tộc, cùng với thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, thơ là sự tiếp biến các nền văn hóa.
Nếu như trong sáng tác thơ ca, Xuân Diệu đã rất uyên bác trong dùng từ, dùng ngữ, hình ảnh, thanh điệu… thì trong văn phê bình Xuân Diệu cũng rất “đắc đạo” trong cách chọn lựa từ ngữ sắc sảo của mình.
Đánh giá tài năng Tú Xương, Xuân Diệu viết: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải lần trở lên Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương và thống nhất hai luồng trữ tình và trào phúng lại trong một: Một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ. Và tôi gọi: Nhà thơ lớn Tú Xương”.
Để nhấn mạnh tài năng Tú Xương, Xuân Diệu đã không ngần ngại đặt Tú Xương cạnh các nhà thơ lớn nhằm khẳng định một cách chắc chắn cái dấu ấn riêng của Tú Xương.
Chữ “một” lặp đi lặp lại năm lần đã khắc sâu vào tâm khảm người đọc nhiều cái tài năng lớn lao của Tú Xương. Chỉ có một tấm lòng như Tú Xương, một phong cách thơ độc đáo khác người như Tú Xương. Một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ Tú Xương, duy nhất Tú Xương không lẫn vào ai được. Cách bình ấy, cách nói ấy thật thông minh và sâu sắc.
Đây không phải là kỹ thuật đâu! Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ".
Phải nghiên cứu kỹ càng, phải đồng cảm sâu sắc Xuân Diệu mới có những phát hiện tinh tế như thế về hồn thơ Xuân Hương. Ai cũng biết, bò lổm ngổm, mấp máy, khom khom, ngửa ngửa, chũm chọe, hi ha, cốc om, khua, vỗ, um, xoe, xóe, loét, rì; bom, chòm, om, mòm, tom hoặc ọp ẹp: Heo, leo, kheo, teo, lèo; vốn dĩ là những động từ và cách gieo vần trong thơ Hồ Xuân Hương.
Giọng điệu bình dân hóa
Có khi lời bình của Xuân Diệu không cầu kỳ mà giản dị như vắt ra từ chính cuộc sống dân dã vốn có của lẽ đời vậy.
Trong Lục Vân Tiên, khi Trịnh Hâm được tha, Nguyễn Đình Chiểu viết:
Hâm rằng: “khỏi chết rất vui”
Vội vàng cúi lạy, chân lui ra về
Xuân Diệu bình: Thật không còn gì tư thế của một con người, nó thốt ra mồm mừng rỡ: “Khỏi chết rất vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng.
Mắng Trịnh Hâm, Xuân Diệu không ngần ngại chỉ thẳng nó thốt ra mồm mừng rỡ: “Khỏi chết rất vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng. Từ “mồm” và từ “ngoắt đuôi cút thẳng” ở đây được dùng rất thú vị. Nó giúp ta hình dung được điệu bộ thảm hại, hèn nhát của Trịnh Hâm, thái độ khinh bỉ của Xuân Diệu cũng lộ rõ khi ông nói hắn “ngoắt đuôi cút thẳng”.
Trong bài Sắm tết của Tú Xương có câu thơ cuối: “...Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt/ Lại rưới thêm vào tí nước hoa”. Xuân Diệu bình: “Câu thơ kết, tinh quái làm sao! Nói được cái xảo trá làm hàng làm họ, lấy nước hoa nước hoét phủ trùm lên, át hết cái dơ bẩn! Tí nước hoa; tôi đọc thì tôi thấy cả một bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm miệng lại, nói “tí nước hoa”, và đang ra hiệu vẩy ngón tay út”.
Xuân Diệu bình thơ mà như đang trò chuyện, cách nói của ông cùng với lượng từ ngữ nôm na sống động, người đọc như thấy hiện ra điệu bộ cử chỉ của người bình thơ thật giản dị mộc mạc.
Với cách dùng từ “nước hoa nước hoét”, Xuân Diệu không còn trong vai của một nhà phê bình mà trong vai của một người mua hàng đang đứng trước bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm miệng lại, nói “tí nước hoa”, mà quan sát sự xảo trá của mụ ta một cách căm tức. Lối bình ấy quả đã có sự nhập thần ghê gớm.
Trong các sáng tác thơ ca của mình, Xuân Diệu đã có rất nhiều ý thơ hình ảnh thơ rất ấn tượng (Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần…), và ngay trong văn phong phê bình của mình, Xuân Diệu cũng chứng minh được bản lĩnh của một người cầm bút, với cách diễn đạt làm cho người đọc phải bất ngờ thán phục, với một cái tâm tha thiết yêu thơ, với một đôi tai biết thẩm âm trước một áng thơ đẹp.
Đúng như ai đó đã nói khi dấn vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình, Xuân Diệu đã cầm theo câu ca “Mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội…”.
***
Hai tập Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu ra đời phần nào giúp ta hiểu được sự tri âm của một nhà thơ mới đối với các nhà thơ cổ điển. Nó xứng đáng được người đọc mọi thế hệ tiếp nhận và tôn vinh.
Đến với các nhà thơ cổ điển Việt Nam, chúng ta bắt gặp một giai âm mới của phê bình văn học, một lối cảm nhận riêng, một văn phong riêng, một sự đa thanh trong giọng điệu phê bình mà không phải ai cũng có được.
Vừa bình dân, vừa uyên bác, vừa dí dỏm và có thể còn nhiều giá trị khác nữa. Bởi lẽ: “Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp nằm ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi”.
(Tựa Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương)
Bản chất của thơ văn trước hết là vẻ đẹp, không phải vẻ đẹp bình thường mà là vẻ đẹp siêu phàm. Vỡ thế vấn đề về tiếp nhận văn học phải đạt đến một trình độ nào đó mới cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Xuân Diệu là người đã làm được điều đó nhờ vào cảm xúc tinh tế, trí tuệ và tài năng sáng tạo thơ ca của mình.
Theo Th.s Phạm Diệu Linh Tổ Văn - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình - GD&TĐ
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.