Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Tiểu luận “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” của Xuân Diệu được xuất bản nhiều lần (Ảnh 3 bìa sách) .
Vì thế mà phê bình thơ của Xuân Diệu có một phong cách riêng, một dấu ấn riêng luôn mang lại những nhã thú văn chương mới mẻ và giá trị độc đáo cho văn học.
Dấu ấn của sự đa thanh trong giọng điệu phê bình Xuân Diệu đặc biệt thể hiện qua Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc với nhiều thành tựu rực rỡ. Đặc biệt những tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… đã trở thành đối tượng, thi liệu nghiên cứu cho nhiều học giả sau này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Xuân Diệu cũng hướng đến các nhà thơ cổ điển, trải lòng mình với các nhà thơ cổ điển nhưng lại bằng con đường riêng của mình, con đường phê bình văn học.
Đến với phê bình thơ của Xuân Diệu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước lối lập luận khúc chiết, sắc sảo. Người đọc bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong cách Xuân Diệu, khiến ông không lẫn với một ai khác, dẫu cùng nghiên cứu về cùng một đề tài cùng một tác giả văn chương trong cùng một thời kỳ văn học, nhưng Xuân Diệu đã tìm cho mình một cách diễn đạt riêng, một giọng điệu riêng trên hành trình phê bình văn học của mình.
Trong Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, có lẽ ấn tượng lớn nhất vẫn là dấu ấn về sự đa thanh trong giọng điệu phê bình của Xuân Diệu.
Giọng điệu hóm hỉnh hóa
Khi viết hay khi nói Xuân Diệu thường “cù” người đọc, người nghe cười. Ông quan niệm cũng phải kích động như thế cho người nghe, người đọc sôi nổi lên, đỡ chán.
Điều này đã làm cho những bài viết của ông bao giờ cũng dí dỏm, đọc rất thú vị. Chính vì thế đọc hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi:`
Kho thu phong nguyệt
đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà
nặng vạy then…
Xuân Diệu hóm hỉnh bình luận rằng: “Ức Trai thật giàu có, kho của Nguyễn Trãi thu chứa gió trăng mà đầy đến nỗi vượt qua nóc, thuyền của Nguyễn Trãi chở nặng khói và ráng đến nỗi oặn vẹo cả then thuyền;
Nguyễn Trãi giàu thật! Người lại còn tích trữ vàng bạc nữa, đặng để gia tài lại sau cho con cháu; vàng là vàng của hoa cúc; bạc là bạc của hoa mai, chữ thong thả đúng là để nói đùa:
Thong thả lại toan nào của tích
Bạc mai vàng cúc để cho con”
![]() |
Hoặc khi đọc hai câu thơ sau của Nguyễn Khuyến:
Núi sông mưa gió
sắp trùng dương
(9 tháng âm lịch)
Nghèo ốm, về hưu,
rượu lắm: cuồng!
(dịch)
Xuân Diệu bình: “Đến nay cụ Tam Nguyên cũng cuồng. Cuồng chứ không điên đâu. Điên là mất trí. Cuồng thì vẫn tỉnh táo, nhưng có một thứ hơi điên nào đó bốc lên, như xáo trộn tất cả. Khi chưa đến mức nhiều là cuồng, thì đến mức ít hơn, tức là sơ cuồng, bước đầu của sự cuồng; cuồng và sơ cuồng đều cao hơn ngông.
Cụ Tam Nguyên nói: Chư quân mạc tiếu ngã sơ cuồng, các bác đừng chê cười ta là bắt đầu cuồng!”. Những lời bình lý giải về “sự cuồng” lòng vòng mà đơn giản như lẽ tự nhiên.
Xuân Diệu cắt nghĩa sự khác nhau giữa điên và cuồng, rồi lý giải các cung bậc của cuồng như xếp đặt cuồng là trạng thái giữa điên và ngông. Đó chính là tâm trạng phức tạp của cụ Tam Nguyên, đã cáo quan về ở ẩn mà vẫn chưa yên thân.
Giọng điệu uyên bác hóa
![]() |
Xuân Diệu là một trí thức Tây học lại từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông am hiểu tường tận các kỹ xảo thơ ca truyền thống.
Sang trọng và hiện đại trên nền truyền thống, đó là cốt cách thơ ông. Cái chất trẻ trung nồng cháy, si mê và hiện đại trong thơ Xuân Diệu đã hòa mình vào dòng thơ ca dân tộc, cùng với thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, thơ là sự tiếp biến các nền văn hóa.
Nếu như trong sáng tác thơ ca, Xuân Diệu đã rất uyên bác trong dùng từ, dùng ngữ, hình ảnh, thanh điệu… thì trong văn phê bình Xuân Diệu cũng rất “đắc đạo” trong cách chọn lựa từ ngữ sắc sảo của mình.
Đánh giá tài năng Tú Xương, Xuân Diệu viết: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải lần trở lên Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương và thống nhất hai luồng trữ tình và trào phúng lại trong một: Một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ. Và tôi gọi: Nhà thơ lớn Tú Xương”.
Để nhấn mạnh tài năng Tú Xương, Xuân Diệu đã không ngần ngại đặt Tú Xương cạnh các nhà thơ lớn nhằm khẳng định một cách chắc chắn cái dấu ấn riêng của Tú Xương.
Chữ “một” lặp đi lặp lại năm lần đã khắc sâu vào tâm khảm người đọc nhiều cái tài năng lớn lao của Tú Xương. Chỉ có một tấm lòng như Tú Xương, một phong cách thơ độc đáo khác người như Tú Xương. Một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ Tú Xương, duy nhất Tú Xương không lẫn vào ai được. Cách bình ấy, cách nói ấy thật thông minh và sâu sắc.
Đây không phải là kỹ thuật đâu! Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ".
Phải nghiên cứu kỹ càng, phải đồng cảm sâu sắc Xuân Diệu mới có những phát hiện tinh tế như thế về hồn thơ Xuân Hương. Ai cũng biết, bò lổm ngổm, mấp máy, khom khom, ngửa ngửa, chũm chọe, hi ha, cốc om, khua, vỗ, um, xoe, xóe, loét, rì; bom, chòm, om, mòm, tom hoặc ọp ẹp: Heo, leo, kheo, teo, lèo; vốn dĩ là những động từ và cách gieo vần trong thơ Hồ Xuân Hương.
Giọng điệu bình dân hóa
Có khi lời bình của Xuân Diệu không cầu kỳ mà giản dị như vắt ra từ chính cuộc sống dân dã vốn có của lẽ đời vậy.
Trong Lục Vân Tiên, khi Trịnh Hâm được tha, Nguyễn Đình Chiểu viết:
Hâm rằng: “khỏi chết rất vui”
Vội vàng cúi lạy, chân lui ra về
Xuân Diệu bình: Thật không còn gì tư thế của một con người, nó thốt ra mồm mừng rỡ: “Khỏi chết rất vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng.
Mắng Trịnh Hâm, Xuân Diệu không ngần ngại chỉ thẳng nó thốt ra mồm mừng rỡ: “Khỏi chết rất vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng. Từ “mồm” và từ “ngoắt đuôi cút thẳng” ở đây được dùng rất thú vị. Nó giúp ta hình dung được điệu bộ thảm hại, hèn nhát của Trịnh Hâm, thái độ khinh bỉ của Xuân Diệu cũng lộ rõ khi ông nói hắn “ngoắt đuôi cút thẳng”.
Trong bài Sắm tết của Tú Xương có câu thơ cuối: “...Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt/ Lại rưới thêm vào tí nước hoa”. Xuân Diệu bình: “Câu thơ kết, tinh quái làm sao! Nói được cái xảo trá làm hàng làm họ, lấy nước hoa nước hoét phủ trùm lên, át hết cái dơ bẩn! Tí nước hoa; tôi đọc thì tôi thấy cả một bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm miệng lại, nói “tí nước hoa”, và đang ra hiệu vẩy ngón tay út”.
Xuân Diệu bình thơ mà như đang trò chuyện, cách nói của ông cùng với lượng từ ngữ nôm na sống động, người đọc như thấy hiện ra điệu bộ cử chỉ của người bình thơ thật giản dị mộc mạc.
Với cách dùng từ “nước hoa nước hoét”, Xuân Diệu không còn trong vai của một nhà phê bình mà trong vai của một người mua hàng đang đứng trước bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm miệng lại, nói “tí nước hoa”, mà quan sát sự xảo trá của mụ ta một cách căm tức. Lối bình ấy quả đã có sự nhập thần ghê gớm.
Trong các sáng tác thơ ca của mình, Xuân Diệu đã có rất nhiều ý thơ hình ảnh thơ rất ấn tượng (Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần…), và ngay trong văn phong phê bình của mình, Xuân Diệu cũng chứng minh được bản lĩnh của một người cầm bút, với cách diễn đạt làm cho người đọc phải bất ngờ thán phục, với một cái tâm tha thiết yêu thơ, với một đôi tai biết thẩm âm trước một áng thơ đẹp.
Đúng như ai đó đã nói khi dấn vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình, Xuân Diệu đã cầm theo câu ca “Mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội…”.
***
Hai tập Tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu ra đời phần nào giúp ta hiểu được sự tri âm của một nhà thơ mới đối với các nhà thơ cổ điển. Nó xứng đáng được người đọc mọi thế hệ tiếp nhận và tôn vinh.
Đến với các nhà thơ cổ điển Việt Nam, chúng ta bắt gặp một giai âm mới của phê bình văn học, một lối cảm nhận riêng, một văn phong riêng, một sự đa thanh trong giọng điệu phê bình mà không phải ai cũng có được.
Vừa bình dân, vừa uyên bác, vừa dí dỏm và có thể còn nhiều giá trị khác nữa. Bởi lẽ: “Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp nằm ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi”.
(Tựa Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương)
Bản chất của thơ văn trước hết là vẻ đẹp, không phải vẻ đẹp bình thường mà là vẻ đẹp siêu phàm. Vỡ thế vấn đề về tiếp nhận văn học phải đạt đến một trình độ nào đó mới cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Xuân Diệu là người đã làm được điều đó nhờ vào cảm xúc tinh tế, trí tuệ và tài năng sáng tạo thơ ca của mình.
Theo Th.s Phạm Diệu Linh Tổ Văn - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình - GD&TĐ
Cảm hứng thi ca gợi lên từ những dòng sông lâu nay đã đeo, đã bám vào nhiều nhà thơ. Và quả thật, cũng có nhiều bài thơ hay được hình thành. Nhưng làm hẳn 108 bài thơ về một dòng sông - sông Thương - như Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa công bố, thì quả là hiếm.
Các tập truyện vừa "tái ngộ" bạn đọc gợi nhớ phong vị văn chương đặc sắc của làng viết hơn 20 năm trước.
Những ồn ào, náo nhiệt dừng sau cánh cửa. Phan Hồn Nhiên bước vào quán cà phê, ít nhiều gợi liên tưởng tới hình ảnh của phụ nữ Hà Nội xưa, nhưng ẩn trong dáng vẻ ấy là đam mê văn chương đầy mãnh liệt.
Diệu Ái (31 tuổi) là một trong những tác giả trẻ hiện nay của Quảng Trị, đang nỗ lực không ngừng để dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc yêu văn chương.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam uỷ quyền cho Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo: “Tác phẩm hay - đích đến và giải pháp”. Hội thảo diễn ra ngày 7/9/2018 tại Nhà khách Đoàn 16 - Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
Nét chữ áo thơ hiện dáng người là tên buổi tọa đàm về cuốn sách Đốt lò hương cũ của cố thi sĩ Đinh Hùng nhân dịp cuốn sách được tái bản và ra mắt tại Hà Nội vào sáng 6/9. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ.
"Miếng ngon nhớ lâu". Đọc câu thơ hay cũng tựa như được ăn miếng ngon. Khó quên. Thơ về hạt mưa, xưa nay thiên hạ đã tìm cảm hứng và đã viết.
Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.
Cuộc tình và sự nghiệp của cặp vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ như một hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Dù thời gian chia xa đã 30 năm nhưng người thân, bạn bè và công chúng vẫn chưa bao giờ nguôi quên tài năng của cặp đôi này.
Tập truyện ngắn “Đạo sắc màu máu” của tác giả Từ Khôi do NXB Thanh Niên vừa xuất bản gồm 7 truyện viết về 5 nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm đều có những chi tiết tạo nên dư ba. Những chi tiết này có thể rất ít người biết.
10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.
Cầm bút từ khi còn mặc áo lính nhưng Trung Trung Đỉnh tự nhận thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975. Bên cạnh mảng đề tài lớn về cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên (Lạc rừng, Lính trận, Ngược chiều cái chết...) là những tác phẩm viết về đề tài hậu chiến, với Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn... đi sâu vào guồng quay âm thầm mà khốc liệt của hiện thực đời sống mới với “trăm chiều dở dang”.
NXB Trẻ tái bản sách, trao học bổng cho học trò nghèo, mở cuộc thi bình văn Sơn Nam và nhiều hoạt động tưởng nhớ "Ông già Nam bộ".
Nhà văn Trung Trung Đỉnh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975 với những tiểu thuyết viết về đề tài Tây Nguyên và cuộc sống, xã hội thời hậu chiến được giới chuyên môn và bạn đọc yêu thích. Sáng 21/8 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu và ra mắt bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh cùng buổi trò chuyện mang tên: Những khoảnh khắc đời người.
32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã diễn ra ngày 18-8 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam.
Bên cạnh mảng đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn quân đội Hữu Mai (1926 – 2007) còn là cây bút viết truyện trinh thám hàng đầu nước ta.
Môi trường thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngoài báo chí, không ít tác phẩm văn chương của các nhà văn Việt Nam và thế giới đã cất lên tiếng nói, những lay trở trong đời sống nhân sinh cũng như những mối lo lắng về bầu khí quyển.
Ngày 6-8, sau khi rà soát lại toàn bộ cuốn Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, NXB Văn học đã công bố 17 đính chính của cuốn sách này, trong đó phần lớn là những lỗi do sai sót về mặt chính tả.
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.