MURAKAMI HARUKI
Tên tuổi nhà văn Murakami Haruki đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam qua nhiều tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắn được dịch ra Việt ngữ. Sau rất nhiều phấn khích và nhận định quá đà, bây giờ bình tâm nhìn nhận lại ta vẫn thấy tầm vóc Murakami Haruki trong sự tinh tế khi viết về nỗi cô đơn và tình yêu tuổi trẻ chứ không phải ở chiều kích tư tưởng. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông luôn được yêu thích như là ngấn tích của một thời tuổi trẻ mê say cuồng vọng. Ngay cả trong những truyện cực ngắn, sự cô đơn của thân phận con người cũng được khắc họa rất tự nhiên qua những tình huống bình dị mà ám ảnh. Để giới thiệu một nét đặc sắc khác của văn nghiệp Murakami Haruki qua thể loại truyện cực ngắn, chúng tôi chọn dịch một số truyện cực ngắn tiêu biểu trong tập “Khỉ Nam Mỹ ban đêm”(夜のくもざる) của nhà văn Murakami Haruki (村上春樹), do Nxb. Tân Triều Văn Khố (新潮文庫) tái bản lần thứ sáu năm Bình Thành 26 (2014) với hy vọng phần nào giới thiệu được bút pháp và nghệ thuật kể truyện đặc sắc của Murakami ngay cả trong những truyện cực ngắn vốn đòi hỏi tính hàm súc và khúc chiết cao độ. Hoàng Long giới thiệu và dịch từ nguyên tác Nhật ngữ |
Điều ngạc nhiên ở Bangkok
“Alô, cho hỏi có phải là số 5721-1251 không ạ?”, giọng của một cô gái vang lên.
“Đúng rồi. Số 5721-1251 đây”.
“Thật là xin lỗi khi bất chợt gọi đến cho anh. Thực ra thì tôi đã gọi đến số 5721-1252 đấy”.
“Hả?”, tôi ngạc nhiên.
“Từ sáng đến giờ tôi đã gọi gần ba mươi cuộc điện thoại đấy chứ. Nhưng không có ai bắt máy cả. Có lẽ là người ta đi du lịch rồi cũng nên”.
“Vậy thì sao?”, tôi hỏi thử.
“À, bởi vậy nên tôi mới thử chuyển sang gọi số 5721-1251 xem sao? Giống như cảm giác hàng xóm láng giềng vậy mà”.
“Hả?”
Cô ta cất giọng đằng hắng nhẹ. “Tôi vừa mới từ Bangkok trở về đây. Ở Bangkok xảy ra chuyện quá quá quá sức tưởng tượng luôn. Chuyện quá quá quá sức đến mức không thể nào tin nổi luôn ấy. Bởi vậy mà mặc dù đự định ở chơi một tuần nhưng mới đến ngày thứ ba tôi đã quyết định quay về luôn. Vì thế mà tôi đã gọi số 1252 để định nói chuyện này đấy. Nếu không thể san sẻ chuyện này cho ai được thì tôi chẳng thể nào ngủ yên đâu. Thế là bất chợt tôi nghĩ biết đâu số 1251 có thể nghe câu chuyện của mình chăng mà gọi điện đấy”.
“Thì ra là vậy”.
“Nhưng mà tôi nghĩ biết đâu nếu là phụ nữ bắt máy thì hay biết bao. Vì tôi nghĩ nếu là phụ nữ thì sẽ dễ dàng san sẻ chuyện này hơn mà”.
“Có lẽ là vậy nhỉ”, tôi nói.
“Xin lỗi anh bao nhiêu tuổi vậy?”
“Tôi vừa tròn ba bảy tuổi tháng trước”.
“Chà, ba mươi bảy tuổi à? Tôi cảm thấy là nếu trẻ hơn một chút thì sẽ thích hợp hơn. Xin lỗi anh vì đã hỏi câu này”.
“Không sao, có gì đâu mà”.
“Một lần nữa xin lỗi anh”. “Vậy để tôi gọi sang số 5721-1253 thử xem sao. Chào anh nhé”.
Vì thế mà cho đến phút cuối cùng, tôi cũng chẳng biết là ở Bangkok đã xảy ra chuyện gì nữa.
Những đôi tất dài
Được chưa nào, bây giờ bạn hãy thử tưởng tượng xem sao nhé.
Một căn phòng nhỏ. Nằm trên tầng ba hay tầng bốn của một tòa nhà cao tầng. Từ cửa sổ nhìn ra có thể thấy những tòa nhà khác. Trong phòng không có ai. Và rồi một người đàn ông bước vào. Anh ta khoảng chừng trên hai lăm tuổi, khuôn mặt trắng xanh. Khuôn mặt tuy cũng có thể gọi là đẹp trai nhưng không hiểu sao lại không gây ấn tượng gì lắm. Anh ta có dáng người cao gầy, chừng một mét bảy mươi hai.
Bạn đã tưởng tượng đến đó rồi chứ?
Anh ta đặt chiếc túi xách Boston1 màu đen bằng nhựa vinyl xuống sàn. Rồi khệ nệ mang nó đặt lên cái bàn nằm chính giữa căn phòng. Dường như trong đó có đựng thứ gì rất nặng. Anh ta mở dây khóa kéo và lấy đồ trong túi ra. Đầu tiên là một đôi tất dài màu đen của phụ nữ. Không phải là loại quần tất đâu mà là loại tách rời hai bên chân kiểu ngày xưa ấy. Anh lôi ra tất cả chừng một tá. Nhưng mà dường như anh ta không có chút quan tâm nào đến loại tất dài này nên gần như chẳng thèm nhìn qua cứ thế vứt bừa xuống sàn. Có cả một đôi giày cao gót màu đen nữa nhưng anh ta vứt đi ngay. Rồi anh ta lấy ra một chiếc radio cỡ lớn. Sau khi nhìn thoáng qua anh ta liền đặt nó xuống sàn với vẻ chẳng có hứng thú gì đặc biệt. Nét mặt anh ta dần dần trở nên bất an lo lắng. Rồi anh ta lấy ra năm, sáu gói thuốc lá. Là loại thuốc hi-lite. Anh ta xé bao bì, lấy ra một điếu và châm lửa hút thử. Được chừng hai ba hơi, anh ta lắc đầu rồi lấy chân dậm tắt điếu thuốc.
Đúng lúc đó thì đột nhiên điện thoại reo vang. Ring ring ring ring ring ring. Anh ta nhấc ống nghe lên với vẻ mặt vô cùng cảnh giác. “Alô xin nghe”, anh ta cất giọng khẽ khàng. Sau khi nghe đầu dây bên kia nói gì đó, anh ta trả lời. “Không, nhầm rồi ạ”. “Hoàn toàn không phải vậy đâu ạ. Tôi không nuôi mèo cũng chẳng hút thuốc lá. Và khoảng chừng mười năm nay tôi chưa từng ăn cái bánh quy phô mai nào cả. Đúng vậy. Tôi chẳng có liên quan gì đến tuyến đường tàu Fukuchiyama cả đâu. Hoàn toàn không có chút liên quan nào đâu ạ. Đã rõ chưa nào?”, nói rồi anh ta đàng hoàng cúp máy.
Anh ta lại lấy từ trong cái túi xách Boston đó ra một hộp bánh quy phô mai đã vơi đi một nửa. Và rồi lại đến những đôi tất dài. Lần này anh ta kéo dãn đôi tất ra, giơ cao lên thử xem xét dưới ánh sáng trời. Rồi anh ta lục tìm trong túi quần, lấy ra tất cả mớ tiền xu trút hết vào chiếc bình hoa rỗng không đặt kế bên kêu leng keng. Chiếc tất đã kéo dãn ra anh ta cũng nhét luôn vào trong đó.
Đúng lúc đó, tiếng gõ cửa chợt vang lên. Cốc cốc cốc cốc cốc. Anh ta giấu chiếc bình hoa vào trong góc phòng, khẽ khàng mở cửa. Ngoài cửa một người đàn ông nhỏ thó hói đầu thắt nơ màu đỏ đang đứng chờ. Và đột nhiên gã đó giơ thẳng tờ báo quấn tròn lạnh lùng hướng về phía anh ta, cất giọng đanh thép.
Bây giờ, vấn đề là ở chỗ đó.
Gã đàn ông nhỏ thó hói đầu đã nói câu gì?
Hãy trả lời trong vòng mười lăm giây. Tích tắc tích tắc tích tắc.
M.H
(TCSH428/10-2024)
--------------------
1 Nguyên văn: ボストンバッグ là phiên âm của từ “Boston bag”, túi xách du lịch.
Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.
Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.
XERGÂY ĐÔVLATÔP
SHERWOOD ANDERSON
WILLIAM SOMERSET MAUGHAM
William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.
Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.
Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu
PHILIP CHARTER
C. J. MCCARTHY
Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.
FERNANDO SORRENTINO
Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.
OGAWA MIMEI
JOSEPHIN JOHNSON
(Mỹ)
Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.
SRI DAORUANG
Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).
HENRI TROYAT
LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.
Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.
Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.
HÁCH XUYÊN THỨ LANG
(Nhật)
Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.
DHUMKETU
Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.
CORMAC MCCARTHY