Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.
Cố đô Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Quang Nguyên
1. Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm… cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng không kém phần nhộn nhịp đông đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng không quá u buồn. 2. Công trình kiến trúc quân sự Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây. 3. Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình….để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế. 4. Hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây. 5. Phục dựng thành công một số lễ hội cung đình đặc sắc
Lễ hội cung đình ở Huế xưa kia là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điều lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến dân chúng đều phải tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt ấy. Ngày nay, du khách đến Huế sẽ được xem những màn tái hiện lại một số lễ hội cung đình. 6. Nhã nhạc cung đình Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế. Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang, vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn. 7. Đêm hoàng cung Vào mỗi dịp Festival Huế, thành cũ, mái đình rêu phong cổ kính của Đại Nội – Huế về đêm được thắp lên ánh sáng lung linh huyền ảo. Từ cửa Ngọ Môn, cổng chính của khu vực Đại Nội (Hoàng thành Huế), du khách sẽ thấy cờ xí được bày trí, đèn lọng uy nghiêm, hàng lính cấm vệ trong sắc phục truyền thống… Đó là sự tái hiện cuộc sống phồn hoa của chốn hoàng cung khi màn đêm buông xuống. Du khách sẽ được thả hồn mình vào một không gian huyền ảo khói sương với mùi trầm hương nghi ngút, như được sống trong không gian hoàng cung đầy huyền hoặc. 8. Ca Huế trên sông Hương Ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn có dịp được được thưởng thức. Du thuyền lướt nhẹ trên sông Hương dưới ánh trăng thơ mộng hay dưới ánh đèn thắp sáng lung linh ở hai bên bờ sông, còn gì tuyệt vời khi được nghe ca Huế. Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền, đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô. 9. Ẩm thực cung đình
Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Nền ẩm thực cung đình Huế luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao. Người Huế vẫn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa, vì vậy đến Huế bạn sẽ được thưởng thức những tinh hoa của ẩm thực. |
||||
Theo VNExpress |
SHO - Chiều ngày 11/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Đức tại Việt Nam lần thứ 3 và lần thứ 2 tại thành phố Huế, buổi họp báo diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí - Số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 7/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh - ảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Đây là thành quả đợt đi thực tế sáng tác của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế tại biển đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
SHO - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, chiều ngày 30/8 (14/7 Âm lịch), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức buổi Lễ Cài hoa hồng và chương trình văn nghệ mừng Vu Lan, diễn ra tại số 15 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh thêu “Tâm Kinh mùa báo hiếu” của nghệ nhân Lê Văn Kinh, diễn ra tại 15 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012, buổi bế mạc diễn ra trên du thuyền trong không gian thơ mộng của Phá Tam Giang.
SHO - Chiều ngày 18/8, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc (Hương Thủy) năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thị xã Hương Thủy.
SHO - Tiếp sau cuộc Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại thành phố Hồ Chí Minh hết sức thành công, tối 16/8, buổi Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại Đà Lạt đã được tổ chức tại khán phòng Nhà Sáng tác VHNT Đà Lạt, số 2 Yên Thế. Đến dự, có đông đảo các cộng tác viên của Tạp chí tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng…, từ Trường đại học Đà Lạt, đại diện các Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại Đà Lạt, Bảo Lộc - Lâm Đồng…
SHO - Chiều 15/6/2012, Phòng triển lãm tranh “Màu trong sương” đã được tổ chức khai mạc tại sảnh đường Khách sạn Đà Lạt Hoàng Gia, 80A đường Nguyễn Chí Thanh, Đà Lạt.
SHO - Chiều ngày 11/8, tại Nhà hàng Đất Phương Nam, số 46 đường Huỳnh Tịnh Của, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân đến các cộng tác viên, những người đã gắn bó, góp phần làm nên văn hiệu của Tạp chí trong từng giai đoạn phát triển.
SHO - Sáng ngày 11/8, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc năm 2012, diễn ra tại xã Thủy Bằng, Hương Thủy.
SHO - Chiều ngày 03/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật viết về đề tài Nông thôn mới năm 2012.
Chiều ngày 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phong Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Trẻ năm 2012, diễn ra tại hội trường UBND huyện.
Chiều ngày 25/7, Liên hiệp các hội VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác Mỹ thuật 2012 với chủ đề Biển đảo quê hương.
SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
SHO - Chiều 20/7, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật Biển đảo quê hương và phòng triển lãm tranh Gặp gỡ tháng bảy của các họa sỹ Hà Nội và Thừa Thiên Huế, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 15/7, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Thư gửi con” của TS. Thái Kim Lan, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế.
SHO - Tối ngày 14/7, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.
SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...