Chín điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

08:22 27/02/2014

Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.

Cố đô Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Quang Nguyên

1. Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam

Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm… cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.

Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng không kém phần nhộn nhịp đông đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng không quá u buồn.

2. Công trình kiến trúc quân sự

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.

3. Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình….để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế.

4. Hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ

Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây.

5. Phục dựng thành công một số lễ hội cung đình đặc sắc

lete-8258-1387522691.jpg
Lễ tế xã tắc được tái hiện ở Huế. Ảnh: thethaovanhoa.

Lễ hội cung đình ở Huế xưa kia là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điều lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến dân chúng đều phải tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt ấy. Ngày nay, du khách đến Huế sẽ được xem những màn tái hiện lại một số lễ hội cung đình.

6. Nhã nhạc cung đình

Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế.

Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang, vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn.

7. Đêm hoàng cung

Vào mỗi dịp Festival Huế, thành cũ, mái đình rêu phong cổ kính của Đại Nội – Huế về đêm được thắp lên ánh sáng lung linh huyền ảo. Từ cửa Ngọ Môn, cổng chính của khu vực Đại Nội (Hoàng thành Huế), du khách sẽ thấy cờ xí được bày trí, đèn lọng uy nghiêm, hàng lính cấm vệ trong sắc phục truyền thống… Đó là sự tái hiện cuộc sống phồn hoa của chốn hoàng cung khi màn đêm buông xuống. Du khách sẽ được thả hồn mình vào một không gian huyền ảo khói sương với mùi trầm hương nghi ngút, như được sống trong không gian hoàng cung đầy huyền hoặc.

8. Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn có dịp được được thưởng thức. Du thuyền lướt nhẹ trên sông Hương dưới ánh trăng thơ mộng hay dưới ánh đèn thắp sáng lung linh ở hai bên bờ sông, còn gì tuyệt vời khi được nghe ca Huế.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền, đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô.

9. Ẩm thực cung đình

amthuc2-4128-1387522691.jpg
Những món ăn màu sắc được trình bày rất hấp dẫn. Ảnh: A. Thư

Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Nền ẩm thực cung đình Huế luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao. Người Huế vẫn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa, vì vậy đến Huế bạn sẽ được thưởng thức những tinh hoa của ẩm thực.

 
Theo VNExpress

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức  khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp  nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.

  • Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!? 

  • Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế  đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.

  • SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành. 

  • SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của  của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.

  • SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  • Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.

  • Chiều ngày 13/3/2003, tại trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà Xuất bản Văn học - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng kết hợp với Chi hội Khoa học lịch sử - Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách mới xuất bản là  “Đặng Huy Trứ - Nhà tri thức chân chính của dân tộc và thời đại” và “Đặng Văn Hòa vị dân chí kế”.

  • SHO - Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Huế. 

  • SHO - Chiều ngày 7/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Hội Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm tranh các nữ họa sỹ Thừa Thiên Huế lần thứ XVII.

  • SHO - Gợi - Đó là tên phòng tranh của nhóm các họa sỹ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Cà phê Tranh DAMA.TRY gallery phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 02/3 tại số 42 Hải Triều, Huế.

  • Chiều ngày 27/02/2013, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15 A Lê Lợi - Huế, Ban điều hành Trung  tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” - do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày.

  • Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “Mùa xuân, tuổi trẻ và tổ quốc”.

  • Trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, vào tối ngày 23/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa thể thao & du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay đã phối hợp tổ chức Đêm thơ Mùa xuân – Tuổi trẻ & Tổ quốc.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (13 tháng giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế, Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, Trường Đại học sư phạm Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế  đã phối hợp tổ chức đêm thơ giao lưu sinh viên - học sinh Huế.

  • Viếng mộ thi nhân là một hoạt động thường niên vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho nền thơ ca của tỉnh nhà và đất nước. 

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (12 tháng giêng năm Quý Tỵ), Phòng Văn hóa & Thông tin, Đoàn TNCS HCM thị xã Hương Trà phối hợp với Câu lạc bộ thơ Sông Bồ đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Mùa xuân – Tuổi trẻ và Tổ quốc”.

  • Chào mừng Xuân mới 2013 và Tết Quý Tỵ, triển lãm “Tháng Giêng” đã được khai mạc vào chiều 5/2, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương.

  • Sáng 05/02,  nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của nhà thơ, liệt sỹ Ngô Kha, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Thành đoàn Huế cùng bạn bè thân hữu và gia đình của Ngô Kha đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Ngô Kha - hành trình thơ, hành trình dấn thân & ngôi nhà vĩnh cửu tại hội trường của Thành đoàn Huế.