Cha tôi là một con mèo

15:21 11/05/2018

HENRY SLESAR

Nhà văn nổi tiếng Henry Slesar (1927 - 2002) viết tiểu thuyết, kịch bản, trinh thám, khoa học viễn tưởng đặc sắc về thủ pháp hài hước, kết cục trái chiều. 

Tác giả Henry Slesar - Ảnh: internet

Mỹ là hợp chủng quốc (nước của nhiều giống người), là nhân loại thu nhỏ vào trong một quốc gia. Nét đặc thù “hợp chúng quốc” ấy được thừa hưởng đặc trưng của văn chương phiêu lưu viễn tưởng của Anh quốc, nên có một nhánh kì ảo như cổ tích. Nhà văn nổi tiếng Henry Slesar với truyện ngắn dưới đây, là một ví dụ độc đáo, cực kì nổi tiếng về đặc trưng văn chương Mỹ cả về nội dung và nghệ thuật.
            Vũ Quốc Huệ dịch và giới thiệu
  


Cha tôi là một con mèo
Tặng nhà văn Đức Hậu, Vũ Công Hoan, Kim Chuông  

Ông ngoại tôi là hậu duệ của dòng quý tộc Pháp quốc, gia tộc rất hiển hách trong cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Mẹ tôi vóc dáng mảnh mai, tâm hồn nhạy cảm, đến lá cây rơi ở ngoài vườn cũng làm bà giật mình, tính nết nhu mì, nên ông ngoại tôi dành cho bà rất nhiều phần chở che như nâng niu một bông hoa tươi quí hiếm rất dễ tổn thương. Cụ rất không yên lòng nếu mẹ tôi bị gả cho một gã nhà quê bình dân vai u thịt bắp, vì thế, cụ suốt ngày kinh hoàng sợ hãi không yên, cuối cùng cụ sinh ra bệnh uất rồi tạ thế. Nhưng rồi mẹ tôi đã chọn một người chồng tốt nhất trên đời, đó là Thovane là một con mèo trắng thần kì lưu lạc đến cửa nhà chúng tôi.

Thovane là một con mèo Ăng gô la, to lớn lạ thường, nói sõi được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý một cách rất cao cấp và lịch sự. Mẹ tôi nhận ra rằng Thovane đã dần dần biến thành một người bạn, che chở và tri kỉ của bà. Bà vẫn cho rằng Thovane nguyên là một hoàng tử đã bị ma thuật biến ra như vậy. Cuối cùng, họ đã kết hôn, vị mục sư của giáo xứ đã chủ trì hôn lễ, đã điền vào tờ hôn thú một cách trang nghiêm tên của ngài Ét uốt Tô van (Edward Thovane).

Thế là tôi, Adiane Thovane chính là con trai của ông bà.

Tôi là một chàng thanh niên anh tuấn, được thừa hưởng tinh hoa của khuôn mặt mẹ tôi và cha thì cho tôi thể thái thanh thoát của động vật khoa miêu học. Mẹ tôi mất năm tôi lên bốn tuổi, bỏ tôi lại cho cha tôi và đám người tôi tớ trung thành. Cha tôi dạy dỗ, dẫn tôi vào nơi đền đài của văn học, nghệ thuật, và âm nhạc.

Ông rất thích nước Mỹ, nơi mà ông gọi là “Quốc gia vĩ đại đứng đầu” để cho tôi chọn vào một trường đại học, ông tin nhất định tôi sẽ gặp phải loại chó dữ ác liệt cắn càn tàn bạo, đó là điều rất hay cho cái khí chất loài mèo trên bản thân tôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi công tác ở một viện bảo tàng nghệ thuật, tôi gặp nàng George Anna, là con gái của dân du mục. Nàng là một pho kiệt tác của Tây Nam nước Mỹ, tràn trề sức sống như từ trên bầu trời mênh mông tỏa xuống và từ bạt ngàn sa mạc thấm vào.

Tương lai, tôi sẽ nói với cha rằng đây là nàng hôn thê chưa cưới của con.

Tôi thắc thỏm không yên. Trước khi tôi sang Mỹ, cha đã nhiều lần dặn dò tôi rằng phải giấu biệt điều bí mật về cha, nếu lộ ra, chắc chắn sẽ bị sự chế diễu. Cho nên, tôi đã cố ý tạo ra một ấn tượng tôi là một người mồ côi. Nói nhà cha tôi ở Pháp.

Chúng tôi đã chọn ngày mùng 1 tháng 6 sẽ kết hôn, ngày mùng 4 tháng 5 sẽ bay từ New York về Paris, người đầy tớ của cha tôi là Franwarse đi đón chúng tôi.

Cũng như nhiều người Mỹ khác, Anna liền bị qui mô của cơ ngơi vương giả của cha mẹ tôi làm cho nàng chấn động.

Cha sốt ruột chờ chúng tôi trong phòng thư viện, nằm cuộn khoanh trên cái ghế mà ông rất thích, kê bên bếp lò. Khi tôi vào, ông vẫn giữ thói quen giơ vuốt lên. Ông liếm mặt tôi, không hề che giấu sự vui mừng của mình. Chúng tôi nâng li chúc nhau.

Minh họa: Nhím


“Kính mừng G. Anna” cha tôi nói vọng. Ông liếm môi, rồi trang trọng vuốt râu, nói:

“Con nói hết mọi chuyện với cô ấy rồi ư?” Tôi thấy hơi nóng ran trên mặt.

“Chưa đâu, bố yêu quí ạ”. Chắc chắn là cô ấy chưa biết gì đâu.

“Sợ à?” cha tôi nói. “Vì sao con khẳng định như vậy, con yêu?”

“Bởi vì cô ấy có một tố chất tâm lí rất mạnh mẽ, được tiếp thu một nền giáo dục đại học nữ giới rất tốt, hơn nữa tổ tiên của cô là dân tộc Biaohan dũng mãnh cao lớn, ở đấy”.

“Con người”, ông thở dài một hơi, ngoe nguẩy đuôi, “Đối với người yêu của con, con đã kì vọng quá cao đấy, Adiane ạ. Tính cách của người đàn bà có thể tốt lên, cũng tình huống ấy có thể lại xấu đi!”

“Thế mẹ con thì sao?” “Mẹ con là một ngoại lệ. Đừng kì vọng rằng G. Anna sẽ nhìn thấy hình ảnh của mẹ con.” Từ trên ghế, ông nhảy xuống trước mặt tôi, ấn móng vuốt vào đầu gối tôi.

Tôi ngây người cúi xuống vuốt ve bộ mã trơn mượt của cha tôi, ông đã có dấu hiệu già nua, khiến cho tôi không thể ngăn được nỗi cảm thương.

“Không, cha yêu quý ạ”, tôi nói, “nhất định G. Anna phải được biết sự thật, con chính là con trai của mèo Edward Thovane, mà tự hào”.

“Thế thì con sẽ mất cô ấy đấy”.

Cha tôi cố chấp leo lên bên bếp lò, bếp đã tắt. “Bấm chuông gọi Franwarse lên đi, bảo nó nhóm lửa lại, cha cảm thấy lạnh rồi, Adiane, cu con ạ, đến lúc cơm chiều, trước đó, đừng nhắc đến cha”. “Được, cha ạ”.

“Hình như anh có điều gì nghĩ ngợi?” “Anh đang nghĩ em thật đáng yêu”. Chúng tôi ôm lấy nhau, tin chắc chắn là chúng tôi mãi mãi ở cùng nhau. Trước chân dung của mẹ tôi, nàng bị hút hồn. “Thật đúng y như một công chúa, thế còn ba của chàng đâu?”

G. Anna ngắm rất kĩ bức chân dung Thovane, làm cho tôi rất hoảng sợ. Nàng nói: “Là một con mèo thật đẹp”.

“Đó chính là cha của anh đấy, Anna ạ, em có nghe thấy không?”… Đúng lúc đó người hầu của cha cắt ngang lời tôi. Nên nàng không nghe thấy.

Ông đang ở phòng ăn chỉ bảo đám gia nhân, ông yêu cầu mỗi bữa ăn đều phải rất quí phái. “Chúng ta định xử lí việc này thế nào?” “Rất khó”. “Con thử đứng về phía Anna, trước một con mèo già nua, dẫn chuyện cho mọi người, biết nói tiếng người, ngồi ăn cơm với mọi người, càng sửng sốt, nếu con giới thiệu rằng chính là… của con?”

“Đừng nói nữa” tôi gào lên. “Anna cần phải biết sự thật”. Nếu cô ấy không chấp nhận cha, thì cuộc hôn nhân này cũng không hạnh phúc”. Ông đưa móng chạm nhẹ nhàng lên cánh tay tôi, nói: “Cha sẽ giúp con, bây giờ con và Anna hãy cùng đi ăn cơm đi, chờ cha xuất hiện”.

Nàng nhìn thấy bàn ăn được sắp đạt đường hoàng sang trọng và rất đẹp, mắt nàng sáng lên. G. Anna hoàn toàn không hề biết trong lòng tôi đang vô cùng nôn nóng.

Đúng 6 giờ, cha tôi vẫn chưa xuất hiện, lòng tôi như lửa đốt. Nghĩ đến có thể bị mất G. Anna, tôi vô cùng sợ hãi.

Người hầu Franwarse đột nhiên quay ra cửa… Là một con mèo, chính cha tôi.

“Chính là con mèo trong bức họa” G. Anna nói, “Anh không nói cho em biết nó ở đây, Adiane ạ, nó thật là đẹp”. “G. Anna này, đây là…”

“Lại đây, Thovane! Lại đây. Miu miu, miu miu! Chú mèo quá đẹp.”

Cô túm chân và lưng của cha tôi, ôm ông đặt lên đầu gối, ve vuốt, miệng líu ríu nói giọng thơ ngây. Tôi khó chịu đến mê lú.

Cuối cùng, ông cất tiếng: “Meo”, ông nói.

“Mi đói rồi phải không” Anna hỏi một cách rất âu yếm. “Chú miu con này chắc là đói rồi”. “Meo”, cha tôi lại nói một tiếng. Chính phút ấy tôi cảm thấy trong lòng sắp vỡ tan ra. Cha tôi nhảy xuống, nhanh chóng vụt qua gian phòng, mắt tôi đã nhòa lệ.

Ông đã biến vào một góc xó nào đó. Người đầy tớ đã đặt ở đó một bát sữa bò. Ông ngáp một cái, duỗi dài cái lưng lười biếng, từ từ đi vào cửa, quay đầu sang bên này, nhảy vút một cái như bay, ánh mắt rõ ràng muốn nói với tôi tiếp sau đó phải làm gì.

“Thật là một chú động vật rất đáng yêu” G. Anna nói.

“Đúng vậy! Đó là niềm yêu mến nhất của mẹ tôi đấy.” Tôi đáp.  

H.S
(TCSH350/04-2018)






 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • I. VÔLEVIC

    Ở đất nước chúng tôi người ta viết rất nhiều Anne Frank, về cuộc đời ngắn ngủi đầy bi thương của cô. Rất nhiều bài báo và những bài bút ký viết về Anne Frank và tập "Nhật ký" của cô.

  • VAXIN BƯCỐP


    IRINA RISINA thực hiện cuộc trao đổi và ghi lại trên báo Văn Học 14-5-1986.

  • Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười, Nhà hát chính kịch và hài kịch Matxcơva ở Taganca lại đưa lên sân khấu một vở cũ trong kịch mục của mình.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Người bạn gái Nga đầu tiên tôi quen ở Mátxcơva là Anna Platônôpna, một cô gái có bộ tóc đen nhánh xõa lên đôi vai tròn kiểu tóc thề, đôi mày đen vẽ nhánh cong trên gương mặt lúc nào cũng tỏa ra cái chất trong sáng của tâm hồn, nói tiếng Việt thành thạo với giọng mũi thoảng nhẹ thực dễ thương.

  • LTS: Ông Nguyễn Thạch Giang từ Hà Nội đã gửi cho chúng tôi bài viết này kèm theo một bức thư rất chí tình. Bài viết là một tư liệu quí và thú vị, lại rất phù hợp với số báo kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết và nội dung bức thư của ông Nguyễn Thạch Giang, thay cho lời tòa soạn.

  • "Tôi viết văn không nhằm đoạt giải thưởng hay sự công nhận. Tôi cảm thấy vinh dự, nhưng tôi nghĩ rằng phần thưởng này là thành tích chung của các nhà văn châu Phi".

  • MAI KHẮC ỨNG
                Tùy bút

    Từ Luân Đôn máy bay của hãng hàng không British Airways đưa chúng tôi sang Boston vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2001. C. David Thomas, Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương bên Mỹ đón chúng tôi về nhà riêng tại 20 Welster Court Neuton Centre.

  • Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.

  • HIỆU CONSTANT

    Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.

  • NGUYỄN CHIẾN

    Không bao giờ Graham Green kể về các tác phẩm của mình trước khi ông đặt dấu chấm hết và đưa chúng tới nhà Xuất bản.

  • Vicki Convington (sinh ngày 22/10/1952) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam Hoa Kỳ (Về dưới mái nhà/ Gathering Home, Chim thiên đường/ Bird of Paradise, Chuyến đêm về nhà/ Night Ride Home, và Nhà trọ cuối cho đàn bà/ The Last Hotel for Women).

  • DƯƠNG VĂN TƯỜNG 
                         Truyện ký

    Rời Vancouver, chúng tôi không dùng máy bay mà rủ nhau xuyên biên giới qua Mỹ bằng chiếc Acura. Nỗi buồn xa Canada vơi đi với người bạn đồng hành.

  • HIỆU CONSTANT

    Cuộc đời và sự nghiệp
    François Cheng sinh năm 1929 tại thành phố Nam Xương. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu thư pháp, giáo sư đại học tại Pháp.

  • LTS: Valentin Raxputin là nhà văn lớn Xô Viết năm 1987 vừa tròn 50 tuổi. Các tác phẩm của ông như "Tiền cho Maria", "Hạn chót", "Sống và nhớ lấy", "Vĩnh biệt làng Matiôra", "Cháy nhà"... nổi bật lên niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người.

  • ... Mỗi lần tôi đặt dấu chấm hết cho một tác phẩm, tôi nghĩ đó là tác phẩm hay nhất mình đã viết vì nó tương ứng với tuổi mình và thời điểm đó và tôi cho rằng trong khi đi xuyên qua cuộc đời, tôi bỏ lại sau lưng những cuốn sách của mình....

  • PHẠM XUÂN PHỤNG  
                              Bút ký 

    Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.

  • A. L. BARDACH  

    Đạo sư hiền hòa Swami Vivekananda, vị tăng sĩ xứ Bengal đã mang phép tu yoga tới Hoa Kỳ, đang thiền định ở London, năm 1896.

  • Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
    Nhạc Walther Giger & Camille Huyền

    Tiếng hát Camille Huyền
    Ghi ta Walther Giger

  • LGT: Ursula Wills-Jones lớn lên ở Gloucestershire và sống ở Bristol. Người dân và các địa danh ở vùng Tây - Nam nước Anh là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của bà. Bà viết truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Các tác phẩm của bà được phát trên Radio 4 của BBC và diễn ở Bristol Old Vic. Bà cũng là cộng tác viên của chuyên mục Comment is Free của tờ báo Guardian.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Ở Pháp, vào mùa thu, người ta gọi là mùa của văn học/ La rentrée littéraire. Đấy là thời điểm mà bạn đọc và báo chí xôn xao về các giải thưởng.