Ca Huế xứng đáng là di sản

14:25 26/02/2014

Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.

Thưa nhà thơ Võ Quê, từ đâu ông nảy ra ý định sưu tầm và ấn hành những lời ca Huế từ xưa đến nay, kể cả lời ca của những tác giả khuyết danh?

- Trên 30 năm gắn bó với nghệ thuật ca Huế, từ thực tiễn hoạt động tôi nhận thấy nguồn tư liệu nghiên cứu, biên khảo, lý luận phê bình về nghệ thuật ca Huế thật hiếm hoi, không có hệ thống như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác. 

Các bài bản làn điệu ca Huế cũng trong tình trạng tản mạn, được truyền khẩu từ nghệ nhân các thế hệ nên đôi lúc ca từ có phần sai lệch, độ chuẩn xác không cao. Từ trước đến nay cũng có một số tác phẩm lời ca Huế được ấn hành nhưng số lượng bài bản không nhiều trong khi nghệ thuật ca Huế có một quá trình hình thành và phát triển tương đối dài. Từ suy nghĩ đó mà tôi đã tập trung sưu tầm tư liệu cũng như lời ca Huế với mong muốn được lưu giữ có hệ thống, phổ biến trong giới nghệ sĩ, nghệ nhân đàn ca Huế và lưu hành trong giới thưởng ngoạn ca Huế trong và ngoài nước.

* Được biết, ông và nhiều bằng hữu cùng mở thính phòng ca Huế tại Bảo tàng Văn hóa Huế (25 Lê Lợi, TP Huế) biểu diễn miễn phí vào tối thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Xin hỏi đối tượng thường xuyên đến thính phòng ca Huế gồm những ai?

- Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ Ca Huế (20/8/1983), ngày 20/8/2013 chúng tôi đã khai trương thính phòng ca Huế phục vụ miễn phí tại Bảo tàng Văn hóa Huế. Từ ngày mở thính phòng ca Huế đến nay, các nghệ nhân cao niên đã thường xuyên tới lui gặp gỡ nhạc hữu, đàn ca và có cơ hội truyền dạy cho các thế hệ trẻ. Đã có một số văn nhân thi sĩ đến đây vừa thưởng thức vừa giới thiệu các bản ca Huế mới soạn lời.

Riêng giới thưởng ngoạn thì đã có đông đảo tri âm địa phương, các thầy cô giáo, sinh viên Nhạc viện Huế, Trường Trung cấp văn hóa nghệ thật Huế cũng như du khách trong và ngoài nước (Nhật, Ấn Độ, Pháp, Úc, Italy, Mỹ…).  

* Cuối tập 1 Lời ca Huế, ông có phát họa vài nét chân dung nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, tác giả “Chiều chiều trước bến Văn Lâu…”. Ngoài cụ Thúc Giạ thì còn những ai đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển ca Huế?

- Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị cùng các ông hoàng bà chúa của triều Nguyễn trước đây  và nhiều văn nhân thi sĩ cùng thời Ưng Bình đã có công lớn trong việc hình thành và phát triển ca Huế. Tiếp đến là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba rồi các nghệ nhân, nhạc hữu như Tôn Thất Toàn, Vĩnh Phan, Bửu Lộc, Gia Cẩm, Trần Kích, Nguyễn Kế, Tôn Thất Viễn Dung, Lê Văn Cần, Nguyễn Văn Tân..; nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế như Cô Nhơn, Bích Liễu, Thu Tâm, Châu Loan, Minh Mẫn, Vân Phi, Quế Hương, Thanh Hương, Thanh Tâm… Ngoài các tên tuổi tài danh trên, hiện nay tại TP Huế đang hình thành một đội ngũ kế thừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật ca Huế.

* Thưa ông, ông có nghĩ đến một ngày nào đó, ca Huế cũng sẽ được UNESCO vinh danh?

- Nếu nghệ thuật ca Huế thật sự được sự quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước, thì nghệ thuật ca Huế rất xứng đáng được vinh danh như các loại hình: Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam bộ, dân ca Quan họ…


Theo Thể thao & Văn hóa

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12,  tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.

  • Sông Hương kỳ này dành một số lượng khá nhiều trang cho các bài viết trong chuyên đề Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm Tôi đi học. Bạn đọc sẽ trôi vào miền hoài tưởng về những kỷ niệm của thời thơ ấu, những cảm nhận tinh tế của những người học trò xưa về “Tôi đi học” thông qua các bài viết của Thái Kim Lan, Đông Hương, Võ Quang Yến, Nguyễn Đặng Mừng, Đặng Tiến.

  • Tối ngày 27/1, ba họa sĩ Cố đô Huế là Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Văn Nhường phối hợp với Gallery Phương Mai khai mạc phòng triển lãm tranh với chủ đề "Màu mưa Huế", diễn ra tại số 129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • SHO - Chiều ngày 26/11, Tạp chí Sông Hương và nhóm bạn bè thân hữu đã tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập thơ văn "Người trẻ dáng nâu" của cố nhà thơ Nguyễn trung Bình nhân 2 năm ngày anh đi xa (2009-2011).

  • SHO - Sau cuộc hành trình thành công vang dội xuyên suốt Đông Nam Á, Liên hoan phim khoa học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lần này đã đến với Việt Nam.

  • SHO - Trong hai ngày 18 và 19/11, các hoạt động hội thảo, triển lãm và trình diễn nghệ thuật của ba nghệ sĩ đến từ châu Âu và các nghệ sĩ Việt Nam đã diễn ra sôi nổi tại Đại học Nghệ Thuật Huế (Số 10 Tô Ngọc Vân – Tp. Huế).

  • SHO - Sáng ngày 18/11, tại trụ sở Liên Hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (16 Lê Lợi) đã diễn ra lễ trao tặng thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh cho nhà văn Trần Thùy Mai.

  • SHO - Từ ngày 14-19/11, Ba nghệ sĩ Paul Schwer, Barney Steel và Thomas Feuerstein đến từ châu Âu sẽ có những hoạt động nghệ thuật tại Huế thông qua sự trình diễn và hội thảo về những ý tưởng mới, cũng như khuyến khích đối thoại về các lĩnh vực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật video.

  • SHO - Tối ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011.

  • Sáng ngày 04/11, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Tạp chí Sông Hương vừa phát hành trên toàn quốc số 273, tháng 11.2011.

  • SHO - Chiều ngày 1-11, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Nhật Bản - vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).

  • SHO - Sáng ngày 19/10, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ và nghiệp vụ biên tập, quảng bá tác phẩm VHNT trên báo chí VHNT tỉnh, thành phố” khu vực phía Bắc, diễn ra tại thành phố Lạng Sơn.

  • SHO - Sáng ngày 16/10, tại số 6 Lê Lợi, Huế, Hội bảo tồn di sản chữ Nôm đã trao giải thưởng thường niên Balaban năm 2011 cho ông Phan Anh Dũng, chuyên viên phần mềm Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế.

  • Ngày 06/10,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 263/TB-UBND về Kết luận của ông Ngô Hòa - Phó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế tại buổi làm việc với Thành ủy và UBND thành phố Huế.

  • SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.

  • Đó là tên phòng tranh của ba họa sĩ Việt Nam và Pháp Yvan Magnani, Hélène Quérè và Trương Hoa Đôn vừa được Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc vào chiều ngày 04/10, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi.

  • Nữ giáo hoàng - Đứa con của tháng mười một - Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn là những phim tiếp theo trong các đêm 1 - 3/10 trong Liên hoan phim Đức tại Huế. Điều đáng ngạc nhiên là các phim đó đã tiếp tục thu hút đông đảo khán giả đến xem. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế chật kín khán giả trong nhiều đêm liền.

  • SHO - Sáng ngày 3/10, tại khách sạn Celadon, Ban Tổ chức chương trình “Hội ngộ Hoa hậu Việt Nam 2010” đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình hoạt động của 20 người đẹp trong cuộc hội ngộ tại Cố đô Huế và việc thực hiện bộ sách ảnh về hoa hậu Việt Nam để đấu giá tặng cho Quỹ chất độc màu da cam, Cuộc hội ngộ diễn ra từ ngày 30/9 - 05/10.> Quỹ Tình Sông Hương trao quà cho nạn nhân DIOXIN tại A Lưới