Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.
Nhà văn Bảo Ninh
Tên tuổi, sự nghiệp các nhà văn Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao đều được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa, học sinh đã được học bút danh Tản Đà là ghép từ núi Tản với sông Đà, còn Tô Hoài là ghép giữa sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức, đều là các địa danh của vùng Hà Nội ngày nay. Trong khi đó, nhà văn Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Trí, cũng lấy tên huyện Nam Sương (nay là Lý Nhân) và tổng Cao Đà quê hương ở Hà Nam ghép thành bút danh của mình.
Tác giả trường ca Bài ca chim Chơ Rao, nhà thơ Thu Bồn (1935-2003), khá nổi tiếng nhưng ít người biết tên thật của ông là Hà Đức Trọng. Song đọc bút danh quen thuộc của ông, ai cũng biết ông là người con của vùng đất xứ Quảng “chưa mưa đã thấm”.
Cũng bút danh có tên dòng sông quê hương trong đó là nhà thơ Mã Giang Lân. Nghe bút danh này, ai cũng có thể suy từ dòng sông Mã để đoán được ông quê ở xứ Thanh. Ít người biết tên thật nhà thơ là Lê Văn Lân.
Còn nhà văn Bình Nguyên Lộc, tác giả được đông đảo độc giả miền Nam yêu thích với các khảo cứu văn hóa, lịch sử, tiểu thuyết, truyện ngắn, qua bút danh của mình, cũng ngầm thể hiện niềm tự hào về quê hương Đồng Nai. Tên thật là Tô Văn Tuấn, ông lấy bút danh có chữ Bình Nguyên, chữ Hán nghĩa là Cánh đồng, còn Lộc nghĩa là Nai, nên cái tên Bình Nguyên Lộc chính là tên mảnh đất Đồng Nai quê hương ông.
Nhà thơ Vũ Quần Phương, tác giả những bài thơ được đông đảo bạn đọc yêu thích như Đợi, Áo đỏ, Trước biển vốn tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh Quần Phương của ông được lấy từ tên làng quê ông sinh ra ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định.
Tác giả tiểu thuyết nổi tiếng về đề tài chiến tranh Việt Nam Nỗi buồn chiến tranh mang tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ông tuy sinh ra ở Diễn Châu, Nghệ An và lớn lên ở Hà Nội cho đến khi gia nhập quân đội, nhưng cụ thân sinh ra ông, Giáo sư Hoàng Tuệ, có quê ở xã Bảo Ninh, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nhà văn lấy tên xã quê hương làm bút danh và cái bút danh ấy đã nổi tiếng khắp văn đàn, từ truyện ngắn đầu tiên Trại bảy chú lùn, đặc biệt là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã đưa cái tên Bảo Ninh đến với độc giả nhiều nước trên thế giới.
Về xứ Kinh Bắc, nhà thơ Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ, sinh tại Bắc Giang. Bút danh Trần Ninh Hồ của ông được ghép từ tên quê mẹ là Mật Ninh và quê cha là làng Sen Hồ, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, đều là những làng quan họ quanh phố Nếnh.
Có nhà văn cũng dùng tên địa danh làm bút danh, nhưng không phải quê hương của mình. Ở miền Nam, có một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng từ trước năm 1975, sau giải phóng tái xuất văn đàn vào cuối những năm 1980 và cũng gây tiếng vang trong giới trẻ có bút danh khá lạ: Mường Mán. Nghe cái bút danh của ông, nhiều bạn đọc nghĩ ông sinh sống ở một vùng rừng núi xa xôi nào, nhưng ít người biết ông có tên thật là Trần Văn Quảng, sinh ra ở Hội An.
Nhà văn cho biết, ông dùng bút danh Mường Mán do ấn tượng về tên nhà ga Mường Mán (Bình Thuận) được đề cập trong một truyện ngắn của Tô Thùy Yên. Bút danh Mường Mán đã được ông dùng từ bài thơ đầu tiên in trên báo năm 1965, lúc ông 16 tuổi. Sau này, khi viết những tiểu thuyết cho tuổi mới lớn như Ngon hơn trái cấm, Tương tư như bướm, cái tên Mường Mán tiếp tục được bạn đọc trẻ yêu thích.
Hiện nay, có một nhà văn trẻ đang công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, có một số tác phẩm về đề tài lịch sử dùng bút danh Uông Triều, cái tên gợi ngay đến hình dung về vùng đất Quảng Ninh. Nhà văn tên thật là Nguyễn Xuân Ban cho biết, dù sinh ra ở Hải Dương và hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng anh vẫn coi Quảng Ninh, nơi anh lớn lên là quê hương của mình. Bút danh của anh được ghép từ tên sông Uông ở Uông Bí với tên thị xã Đông Triều.
Trong khi đó, tên thật của nhà thơ Lá diêu bông Hoàng Cầm mới đúng theo tên quê hương ông. Nhà thơ có tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, rút gọn từ địa danh quê nhà, là xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Tuy nhiên, từ lúc bước vào làng thơ văn, ông dùng bút danh là tên một vị thuốc Bắc mang vị đắng.
Theo Lê Tiên Long - TP
Sáng thứ bảy 11-7, tại Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.