Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.
Nhà văn Bảo Ninh
Tên tuổi, sự nghiệp các nhà văn Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao đều được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa, học sinh đã được học bút danh Tản Đà là ghép từ núi Tản với sông Đà, còn Tô Hoài là ghép giữa sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức, đều là các địa danh của vùng Hà Nội ngày nay. Trong khi đó, nhà văn Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Trí, cũng lấy tên huyện Nam Sương (nay là Lý Nhân) và tổng Cao Đà quê hương ở Hà Nam ghép thành bút danh của mình.
Tác giả trường ca Bài ca chim Chơ Rao, nhà thơ Thu Bồn (1935-2003), khá nổi tiếng nhưng ít người biết tên thật của ông là Hà Đức Trọng. Song đọc bút danh quen thuộc của ông, ai cũng biết ông là người con của vùng đất xứ Quảng “chưa mưa đã thấm”.
Cũng bút danh có tên dòng sông quê hương trong đó là nhà thơ Mã Giang Lân. Nghe bút danh này, ai cũng có thể suy từ dòng sông Mã để đoán được ông quê ở xứ Thanh. Ít người biết tên thật nhà thơ là Lê Văn Lân.
Còn nhà văn Bình Nguyên Lộc, tác giả được đông đảo độc giả miền Nam yêu thích với các khảo cứu văn hóa, lịch sử, tiểu thuyết, truyện ngắn, qua bút danh của mình, cũng ngầm thể hiện niềm tự hào về quê hương Đồng Nai. Tên thật là Tô Văn Tuấn, ông lấy bút danh có chữ Bình Nguyên, chữ Hán nghĩa là Cánh đồng, còn Lộc nghĩa là Nai, nên cái tên Bình Nguyên Lộc chính là tên mảnh đất Đồng Nai quê hương ông.
Nhà thơ Vũ Quần Phương, tác giả những bài thơ được đông đảo bạn đọc yêu thích như Đợi, Áo đỏ, Trước biển vốn tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh Quần Phương của ông được lấy từ tên làng quê ông sinh ra ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định.
Tác giả tiểu thuyết nổi tiếng về đề tài chiến tranh Việt Nam Nỗi buồn chiến tranh mang tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ông tuy sinh ra ở Diễn Châu, Nghệ An và lớn lên ở Hà Nội cho đến khi gia nhập quân đội, nhưng cụ thân sinh ra ông, Giáo sư Hoàng Tuệ, có quê ở xã Bảo Ninh, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nhà văn lấy tên xã quê hương làm bút danh và cái bút danh ấy đã nổi tiếng khắp văn đàn, từ truyện ngắn đầu tiên Trại bảy chú lùn, đặc biệt là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã đưa cái tên Bảo Ninh đến với độc giả nhiều nước trên thế giới.
Về xứ Kinh Bắc, nhà thơ Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ, sinh tại Bắc Giang. Bút danh Trần Ninh Hồ của ông được ghép từ tên quê mẹ là Mật Ninh và quê cha là làng Sen Hồ, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, đều là những làng quan họ quanh phố Nếnh.
Có nhà văn cũng dùng tên địa danh làm bút danh, nhưng không phải quê hương của mình. Ở miền Nam, có một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng từ trước năm 1975, sau giải phóng tái xuất văn đàn vào cuối những năm 1980 và cũng gây tiếng vang trong giới trẻ có bút danh khá lạ: Mường Mán. Nghe cái bút danh của ông, nhiều bạn đọc nghĩ ông sinh sống ở một vùng rừng núi xa xôi nào, nhưng ít người biết ông có tên thật là Trần Văn Quảng, sinh ra ở Hội An.
Nhà văn cho biết, ông dùng bút danh Mường Mán do ấn tượng về tên nhà ga Mường Mán (Bình Thuận) được đề cập trong một truyện ngắn của Tô Thùy Yên. Bút danh Mường Mán đã được ông dùng từ bài thơ đầu tiên in trên báo năm 1965, lúc ông 16 tuổi. Sau này, khi viết những tiểu thuyết cho tuổi mới lớn như Ngon hơn trái cấm, Tương tư như bướm, cái tên Mường Mán tiếp tục được bạn đọc trẻ yêu thích.
Hiện nay, có một nhà văn trẻ đang công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, có một số tác phẩm về đề tài lịch sử dùng bút danh Uông Triều, cái tên gợi ngay đến hình dung về vùng đất Quảng Ninh. Nhà văn tên thật là Nguyễn Xuân Ban cho biết, dù sinh ra ở Hải Dương và hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng anh vẫn coi Quảng Ninh, nơi anh lớn lên là quê hương của mình. Bút danh của anh được ghép từ tên sông Uông ở Uông Bí với tên thị xã Đông Triều.
Trong khi đó, tên thật của nhà thơ Lá diêu bông Hoàng Cầm mới đúng theo tên quê hương ông. Nhà thơ có tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, rút gọn từ địa danh quê nhà, là xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Tuy nhiên, từ lúc bước vào làng thơ văn, ông dùng bút danh là tên một vị thuốc Bắc mang vị đắng.
Theo Lê Tiên Long - TP
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.
HỒ ANH THÁI
Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.
Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!
Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
“Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.
Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.
Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.
“Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.
“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
“Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.