Bừng trong cánh diều

14:41 13/04/2017

Rẽ thân rơm rạ, vờn trên mặt cỏ rồi lấy đà phóng mình vút lên… Những con diều từng phút, từng giây thay đổi, đan cải, biến ảo với muôn hình hài và sắc màu, rồi chậm rãi rót xuống mặt đất thanh âm trầm bổng. Ấy là thức quà của đồng nội, cũng là hào quang ước mơ của đời nông dân chân lấm, tay bùn.

Hội Diều 2017 của làng Bá Dương Nội thu hút nhiều người tham gia - Ảnh: Lê Thư

Thú chơi gắn với nghi lễ

Trước sân đền thờ Thần linh Châu thổ, các nghệ nhân làng diều Bá Dương Nội, Đan Phượng, Hà Nội hồ hởi đón chúng tôi. Các đội thi diều và khách lần lượt thắp hương lễ thánh. Dưới con diều hình thuyền treo long trọng trên cửa chính, giữa bệ rồng, hoành phi, câu đối… ai nấy thành kính, thâm trầm. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày rằm tháng ba âm lịch hàng năm, nhân dân làng Bá Dương Nội (Đan Phượng, Hà Nội) lại mở hội diều. Thú chơi này phổ biến ở nhiều địa phương nhưng gắn với nghi lễ thì duy nhất nơi đây mới đậm nét hội diều vùng châu thổ sông Hồng. Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nguyễn Hữu Kiêm, Chủ nhiệm CLB Diều truyền thống làng Bá Dương Nội cho hay, các cụ xưa kể lại, từ thời Đinh Tiên Hoàng đã có lễ hội thả diều. Có thể trước đấy, người Việt chơi diều còn lâu hơn nữa. Tính đến nay, làng diều Bá Dương Nội đã ngót nghìn tuổi, đi sâu vào tâm thức của người dân.

Thả diều không chỉ là trò chơi dân dã, giải trí sau giờ lao động mệt nhọc, mà với dân làng, đó còn mang cả tính tín ngưỡng. Ý nghĩa sâu xa của hội diều là lễ cầu tạnh của cư dân trồng lúa nước, mong muốn sau mùa đông xuân, thời tiết không còn ẩm ướt, âm u. Diều gặp gió lên thẳng, vươn cao, sáo diều ngân nga, thánh thót tức là lễ hội thành công, báo hiệu năm ấy mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, tật bệnh tiêu tan. Qua cánh diều, nông dân cũng nhận biết được thời tiết mưa nắng để dự liệu việc đồng áng… Đây là vốn tri thức được truyền qua các thế hệ.

Tinh tế, lãng mạn

“Chọn ngày đẹp mới vót dây, làm nan. Bồi giấy cũng phải mua giấy sạch, làm sáo thì càng cẩn thận, tỉ mỉ. Đó là cách ông cha tôi trân trọng con diều. Tới giờ, tôi vẫn không quên được hình ảnh bố với anh tôi chiều chiều ra hiên ngóng ngọn cây, nghe hướng gió thuận là đưa diều ra thả. Tiếng sáo cứ thế, vang vọng đến đêm…”, ông Nguyễn Chi Bảo, 82 tuổi, làng Bá Dương Nội nhớ lại. Theo ông Bảo, nông dân Việt Nam những tưởng đời đời chỉ biết quanh quẩn cái cày, mảnh ruộng, nhưng về thú chơi cũng rất tinh tế và lãng mạn. Bởi vậy, con diều còn được gắn thêm bộ sáo là thứ giao hòa cảm xúc với thiên nhiên.

Theo NNƯT Nguyễn Hữu Kiêm, tích xưa để lại, trước trời và đất còn giao hòa với nhau, cho đến một ngày mịt mù trời long đất lở, bầu trời cứ cao lên, các nàng tiên không còn xuống để du hội cùng người trần gian nữa. Nhân dân làm cánh diều nối trời và đất, nhưng chỉ có con diều thì đơn lẻ, nên người ta gắn ống tre, ống trúc cho phát tiếng kêu, như thể mời gọi các tâm hồn hướng về nhau cho thỏa tình thương, nỗi nhớ. “Làng Bá Dương Nội giờ hễ nghe thấy tiếng sáo là biết ngay diều của ai, bởi mỗi người có tiếng sáo khác nhau, như tiếng lòng mình vậy. Tiếng sáo vì thế, càng thêm ý nghĩa, thể hiện nghệ thuật tài ba và khéo léo của người chơi diều. Các cụ vẫn bảo, có người cả đời không có một bộ sáo hay, để nói rằng, làm diều đã khó, nhưng để làm sáo hay còn khó hơn nhiều. Tiếc rằng, đến giờ, số người làm sáo diều hay rất ít”, ông Nguyễn Hữu Kiêm nói.

Không gian thả diều thu hẹp

Hội diều mở ra, không chỉ người dân Bá Dương Nội mà các nghệ nhân ở Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương… cũng chung cuộc vui. Ông Nguyễn Văn Diệp, CLB Diều Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: “Tham gia hội diều, những người chơi diều các nơi được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi không những được thả hồn vào con diều mà còn thấy mình góp phần duy trì, phát huy giá trị con diều truyền thống”.

Từng lắng lại trong những năm dài chiến tranh và bao cấp, khi đời sống mở mang, cùng với việc phục hồi nhiều loại hình di sản dân gian, khoảng hơn chục năm trở lại đây, các hội diều được vực dậy, tổ chức quy mô lớn. Những giá trị xưa cũ, những vốn liếng gửi gắm qua con diều, cây sáo được dịp sáng bừng nơi đồng quê. Các câu lạc bộ diều được thành lập ở nhiều địa phương. Người ta mở cuộc chơi diều để vui với nhau, với những ai về chơi hội làng. Chưa kể, con diều sáo còn bay xa hơn, vươn ra các hội diều quốc tế.

Có điều, cùng với quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế, diều sáo cũng đứng trước nguy cơ phai nhạt chất hồn nhiên vốn có. Bầu trời vẫn cao rộng, nhưng bãi trống cứ ngày càng thu hẹp, diều đang mất đi “đất diễn”. NNƯT Nguyễn Hữu Kiêm chia sẻ: “Sẽ khó khăn khi nhà máy, công trình, đường điện mọc lên ngày càng nhiều, không gian để thả diều ít đi. Nhưng dù thế nào, lễ hội diều vẫn phải duy trì, chúng tôi chỉ có cách khắc phục. Tới đây, hội diều có thể không thả ở cánh đồng nữa mà sẽ phải tìm một vùng rộng hơn, có điều kiện hơn…”.

 Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội (hay Bá Giang) là lễ hội cổ truyền diễn ra hàng năm vào đúng ngày rằm tháng ba âm lịch, bao gồm phần tế tại miếu thờ Tổ diều và phần thi thả diều. Diều tham gia dự thi bắt buộc phải là kiểu diều truyền thống, có đủ 3 sáo trở lên, mỗi cánh có chiều dài tối thiểu 2,2m, rộng 0,6m, không gắn đuôi. Tuy mang danh hội làng, nhưng hội diều Bá Giang thường quy tụ rất đông nghệ nhân, người chơi diều trên khắp các địa phương, thể hiện đặc sắc nhất hội diều vùng châu thổ sông Hồng. Năm nay, lễ hội có sự tham gia của gần 100 con diều đến từ 9 CLB Diều ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên… cùng nhiều cá nhân chơi diều ở các tỉnh, thành phố lân cận.

Theo Lê Thư - ĐBND
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
    Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.

  • Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
    "Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).

  • Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.

  • Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).

  • Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

  • Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

  • Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

  • “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.

  • TRẦN VIẾT NGẠC

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

  • TÔN THẤT BÌNH

    Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".

  • Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.

  • TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.

  • NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.

  • TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BASau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở qui mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.