Bức tranh gạo của họa sĩ khiếm thính

08:25 03/09/2013

Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

Phạm Đình Thái và tác phẩm của mình - Ảnh: Tuyết Khoa

Tranh của Thái không phải là những tác phẩm sơn mài, sơn dầu... mà là những bức tranh gạo, một thể loại còn khá mới mẻ tại Thừa Thiên-Huế. Những bức tranh của Thái đa số đều lấy chủ đề phong cảnh, mang lại cho người xem sự nhẹ nhàng từ hình ảnh những nhánh hoa sen, hoa ly hay những bức tranh đồng quê mộc mạc... Những bức tranh đó nhanh chóng được người xem đánh giá cao và mua.

Trò chuyện với Thái tương đối khó bởi Thái bị khiếm thính bẩm sinh. Tuy vậy, Thái vẫn tỏ ra rất nhanh nhẹn, vui vẻ. Thái kể anh mê vẽ tranh từ nhỏ nhưng thực sự đến với tranh chỉ hơn 3 năm nay khi đến học vẽ tranh tại phòng tranh của họa sĩ Nguyễn Đăng Sơn - một họa sĩ có tiếng trên đất cố đô. Từ đó, Thái tìm được niềm vui trong hội họa. “Khi hoàn thành xong một bức tranh, Thái thấy tràn ngập niềm vui. Bức tranh ấy đối với mọi người có thể không có gì đặc biệt, nhưng đối với Thái, nó rất ý nghĩa”, Thái chia sẻ.

Họa sĩ Nguyễn Đăng Sơn cho biết: “Thái rất có năng khiếu hội họa. Nhớ ngày đầu Thái đến phòng tranh tôi, những nét vẽ vẫn còn ngây ngô. Nhưng Thái nhanh chóng tiến bộ. Sau một năm, Thái được mời tham dự các triển lãm như: Mùa xuân, Tặng phẩm tháng ba... do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên-Huế tổ chức. Bất ngờ hơn nữa khi Thái tự lên mạng tìm hiểu và mày mò rồi làm tranh gạo. Tranh gạo của Thái nhanh chóng được nhiều người tiếp nhận. Với một tinh thần lạc quan, luôn sáng tạo và đức tính tự lập, Thái sẽ còn làm được nhiều hơn nữa”.

Ông Phạm Anh, cha của Thái, cho biết: “Thái không may mắn nên bị khuyết tật. Đôi khi Thái cũng buồn vì điều đó nhưng Thái vẫn yêu đời, lạc quan nên tôi cũng yên lòng. Thái mê vẽ tranh từ nhỏ. Ngoài thời gian đi học ở trường khuyết tật thì vẽ tranh trở thành đam mê chính của Thái. Vì hạn chế trong giao tiếp nên Thái thường xuyên lên mạng để cập nhật thông tin. Tình cờ, Thái thấy những bức tranh gạo trên mạng, thấy hay nên tìm hiểu về nó và thử làm. Ngày nào Thái cũng lấy gạo ra rang, rang tới rang lui rồi ngồi dán. Ban đầu, tôi cũng rất lo lắng, nhưng tôi vẫn để Thái thích làm gì thì làm vì tôi luôn tin Thái. Sau 3 tháng, Thái hoàn thành bức tranh gạo đầu tiên”.

Ban đầu, Thái gặp nhiều khó khăn trong việc rang gạo để tạo ra màu sắc phù hợp. Tranh gạo có thể có 20 tông màu sáng tối khác nhau. Để làm ra một bức tranh gạo cần nhiều thời gian vì rất công phu, tỉ mỉ. Một bức tranh như thế Thái làm trong khoảng 10 ngày. “Hội họa mang lại cho Thái nhiều niềm vui và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Bây giờ, làm tranh gạo đối với Thái tương đối đơn giản. Thái làm được thì các bạn cũng làm được, chỉ cần mình cố gắng hết mình và đừng bỏ cuộc”, Thái chia sẻ. 

Theo Tuyết Khoa ( Thanhnien Online)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam. 

  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.

  • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

  • Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…

  • Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.

  • Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

  • Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.

  • Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.

  • Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.