Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Phạm Đình Thái và tác phẩm của mình - Ảnh: Tuyết Khoa
Tranh của Thái không phải là những tác phẩm sơn mài, sơn dầu... mà là những bức tranh gạo, một thể loại còn khá mới mẻ tại Thừa Thiên-Huế. Những bức tranh của Thái đa số đều lấy chủ đề phong cảnh, mang lại cho người xem sự nhẹ nhàng từ hình ảnh những nhánh hoa sen, hoa ly hay những bức tranh đồng quê mộc mạc... Những bức tranh đó nhanh chóng được người xem đánh giá cao và mua.
Trò chuyện với Thái tương đối khó bởi Thái bị khiếm thính bẩm sinh. Tuy vậy, Thái vẫn tỏ ra rất nhanh nhẹn, vui vẻ. Thái kể anh mê vẽ tranh từ nhỏ nhưng thực sự đến với tranh chỉ hơn 3 năm nay khi đến học vẽ tranh tại phòng tranh của họa sĩ Nguyễn Đăng Sơn - một họa sĩ có tiếng trên đất cố đô. Từ đó, Thái tìm được niềm vui trong hội họa. “Khi hoàn thành xong một bức tranh, Thái thấy tràn ngập niềm vui. Bức tranh ấy đối với mọi người có thể không có gì đặc biệt, nhưng đối với Thái, nó rất ý nghĩa”, Thái chia sẻ.
Họa sĩ Nguyễn Đăng Sơn cho biết: “Thái rất có năng khiếu hội họa. Nhớ ngày đầu Thái đến phòng tranh tôi, những nét vẽ vẫn còn ngây ngô. Nhưng Thái nhanh chóng tiến bộ. Sau một năm, Thái được mời tham dự các triển lãm như: Mùa xuân, Tặng phẩm tháng ba... do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên-Huế tổ chức. Bất ngờ hơn nữa khi Thái tự lên mạng tìm hiểu và mày mò rồi làm tranh gạo. Tranh gạo của Thái nhanh chóng được nhiều người tiếp nhận. Với một tinh thần lạc quan, luôn sáng tạo và đức tính tự lập, Thái sẽ còn làm được nhiều hơn nữa”.
Ông Phạm Anh, cha của Thái, cho biết: “Thái không may mắn nên bị khuyết tật. Đôi khi Thái cũng buồn vì điều đó nhưng Thái vẫn yêu đời, lạc quan nên tôi cũng yên lòng. Thái mê vẽ tranh từ nhỏ. Ngoài thời gian đi học ở trường khuyết tật thì vẽ tranh trở thành đam mê chính của Thái. Vì hạn chế trong giao tiếp nên Thái thường xuyên lên mạng để cập nhật thông tin. Tình cờ, Thái thấy những bức tranh gạo trên mạng, thấy hay nên tìm hiểu về nó và thử làm. Ngày nào Thái cũng lấy gạo ra rang, rang tới rang lui rồi ngồi dán. Ban đầu, tôi cũng rất lo lắng, nhưng tôi vẫn để Thái thích làm gì thì làm vì tôi luôn tin Thái. Sau 3 tháng, Thái hoàn thành bức tranh gạo đầu tiên”.
Ban đầu, Thái gặp nhiều khó khăn trong việc rang gạo để tạo ra màu sắc phù hợp. Tranh gạo có thể có 20 tông màu sáng tối khác nhau. Để làm ra một bức tranh gạo cần nhiều thời gian vì rất công phu, tỉ mỉ. Một bức tranh như thế Thái làm trong khoảng 10 ngày. “Hội họa mang lại cho Thái nhiều niềm vui và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Bây giờ, làm tranh gạo đối với Thái tương đối đơn giản. Thái làm được thì các bạn cũng làm được, chỉ cần mình cố gắng hết mình và đừng bỏ cuộc”, Thái chia sẻ.
Theo Tuyết Khoa ( Thanhnien Online)
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.
Nhằm ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vào lúc 15h ngày 07/01/2017, Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2016 đồng thời tôn vinh văn nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NNND, NNƯT và đoạt các giải thưởng quốc tế, tại hội trường khách sạn Duy Tân.
Tiếp tục truyền thống vào mỗi đầu năm dương lịch mới, Sông Hương bao giờ cũng dành nhiều trang cho các cây bút trẻ. Năm nay cũng vậy, các sáng tác thơ, văn xuôi trong số này đa phần do các cây bút sinh sau 1980 góp sức. Thú vị hơn, một số người đã cùng Sông Hương làm nên một bàn tròn văn chương, với những tỏ bày ý kiến về nghề viết, về việc viết mà họ đã trót đam mê và dấn thân.
Sáng ngày 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và công tác tổ chức trại sáng tác giai đoạn 2016-2020” tại hội trường khách sạn Duy Tân.
Chiều ngày 09/12, nhân dịp kỷ niệm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam năm 2016 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 06/12, hưởng ứng Tuần lễ Vàng kích cầu du lịch cuối năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng với Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức.
Sáng ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng trưng bày cổ vật Chăm (Champa).
Vào chiều ngày 22 /11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã phối hợp cùng nhà sưu tập Lê Duy Trường tổ chức buổi triển lãm từ điển với chủ đề “Hành trình.”