Danh từ hoa sen được dùng cho nhiều vật dụng của chư tăng như liên hoa phục (liên hoa y) Hay khi chúng ta lễ Phật, hai bàn tay chắp lại thành hình hoa sen mà nhà Phật gọi là Liên Hoa Phật chưởng, biểu thị cho lý và trí cùng một thể. Hoa sen cũng tượng trưng cho cõi cực lạc. Theo các kinh tịnh độ tông thì ở “cõi cực lạc của Phật Adiđà có rất nhiều ao sen báu, trong mỗi ao có 60 ức hoa sen bằng bảy báu, tròn trịa vừa đúng 12 do tuần. Mỗi hoa sen là mỗi chỗ dành cho những người vãng sinh về giá thai, tùy theo công đức và căn cơ mà giá vào Thượng phẩm, Trung phẩm hay Hạ phẩm”(1). Như vậy, một trong nhiều ý nghĩa của bông sen vẫn được kể tới là: nơi để sinh ra. Đó là ý nghĩa bắt nguồn từ thời nguyên thủy mang tính tín ngưỡng tâm linh. Từ ý kiến trên, một điều có thể tạm rút ra là: hoa sen mang yếu tố âm. Cho nên trong kiến trúc người ta nhìn thấy đá chân tảng chạm đài sen (âm) làm chỗ kê của chiếc cột mang hình thức Linga - (dương) là sự kết hợp âm dương trong thể đối đãi, biểu hiện của sự cầu mong bền vững và sinh sôi nảy nở.(2) ở Việt Nam hoa sen chẳng những quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà còn xuất hiện trong các huyền thoại về những vị vua gắn bó nhiều với Phật giáo: Khi có thai vua Lê Đại Hành, mẹ vua nằm mơ thấy bụng nở hoa sen, vua Lý Thánh Tông mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen dắt vua lên tòa, vua Trần Nhân Tông “nằm ngủ trong chùa Tư Phúc mơ thấy từ rốn mình mọc lên một bông sen, trên bông sen có một vị Phật mình vàng.(3) Song hành cùng sự phát triển của Phật giáo, hình tượng hoa sen không chỉ dừng lại là một biểu tượng phổ biến trong lĩnh vực tôn giáo mà nó đã được nhân dân ta đưa vào trong hệ thống kiến trúc cổ một cách đầy sáng tạo. Đó là hình thức chùa tháp hoa sen. Một trong những ngôi chùa “hoa sen” ra đời sớm nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam là chùa Diên Hựu, (có nghĩa là sống lâu muôn tuổi còn tên chữ là “Liên Hoa Đài”(4). Chùa được xây dựng từ năm 1049 thời Lý phỏng theo chùa Nhất Trụ ở kinh đô Hoa Lư. Tại đây, hình tượng hoa sen không còn là sự mô phỏng thông qua các chạm khắc nữa mà nó đã trở thành một hiện thực rực rỡ bằng kiến trúc: một bông sen khổng lồ được đặt chính giữa hồ sen. Mỗi kiến trúc tháp lại mang trong mình những dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử. Trong số những bảo tháp còn lưu lại đến nay, duy chỉ còn có tháp Bình Sơn (tháp Then) và tháp Phổ Minh thời Trần là những tháp cao quý nhất dành cho những vị đắc đạo thành Phật, có công lớn trong việc hoằng dương Phật pháp. Đáng chú ý hơn cả là tháp Phổ Minh - tháp của vua Trần Nhân Tông với danh phong là Điều Ngự Giác Hoàng Tổ Phật. Có thể thấy, tháp Phổ Minh là đại diện tiêu biểu mang những đặc trưng của lối kiến trúc tháp thời Trần. Chúng mang tính cách là Tháp biểu tượng Phật. Những cây tháp này trước khi đi vào các tầng chính thức đều có phần bệ được chạm vòng quanh cả bốn mặt thành một đài sen lớn. Trong cấu trúc chùa Phổ Minh, còn một đặc trưng nổi bật nữa: đó là việc đào sâu sân tháp hơn sân chùa. Việc đào sâu móng này ngoài nhằm mục đích làm cho móng nền thêm chắc chắn, nó đã tạo một đường đi để các sư tăng khi thực hành nghi lễ kiểu chạy đàn. Đồng thời, thức kiến trúc này còn nhằm tạo ra biểu tượng một hồ nước nhấn mạnh cho hình tượng bông sen đá khổng lồ xòe nở. Lối kiến trúc này đã làm nên một cách điệu thật táo bạo, độc đáo, gây ấn tượng mạnh về hình tượng hoa sen nở trên mặt nước. Nếu như chùa Diên Hựu cho ta thấy hình tượng một bông hoa sen nghìn cánh dựng trên một cột trụ duy nhất làm trung tâm thì tháp chùa Phổ Minh gợi lên cho chúng ta một cái nhìn mới về sự phát triển một mô hình tháp nhiều tầng với dáng vẻ của hoa sen được hình dung thông qua các hình thức trang trí, chạm khắc trên thân tháp. Toàn bộ mô hình của cây tháp, khiến ta nhớ đến bức tranh Hoa Tạng thế giới trong kinh Tịnh Độ Tông, mà ngôi tháp giống như một sự hiện thực hóa của hình ảnh trong nghệ thuật kiến trúc. Hình dáng của hoa sen cũng như sự sinh trưởng của nó còn mang lại cho ta những liên tưởng sâu sắc về cuộc sống. Rễ sen ăn sâu dưới bùn đại diện cho đời sống vật chất, cọng sen vượt ngang qua mặt nước tượng trưng cho cõi trung giới, còn hoa nở trong không khí trên mặt nước lại biểu thị cho thế giới tinh thần. Sở dĩ, người ta cho rằng hoa sen gắn với đạo Phật, bởi ở trong hoa đã có quả hay còn gọi là: vị liên cố hoa(6) tượng trưng cho một ý nghĩa “nhân quả” của Phật pháp. Đức Phật Thích Ca cũng đã dùng chính những ý nghĩa vi diệu này của hoa sen để chỉ ra: phương tiện Phật hóa độ chúng sinh chính là Phật pháp Đại thừa(7). Trong đó, những mưu cầu giải thoát cho cá nhân được xem nhẹ mà đặt lên trên hết là sự mong muốn đi đến giải thoát cho tất cả, mong đem lại sự giác ngộ chân lý tới mọi chúng sinh trong cõi trần ai. Quan niệm nhân sinh đó của Phật giáo Đại Thừa cũng chính là triết lý Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Đây là thiền phái lớn nhất thời Trần, do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra, nhằm mục đích gom toàn dân từ xác thịt đến linh hồn vào một khuôn khổ do họ Trần đặt ra. Điều đó biến Phật phái Trúc Lâm trở thành hình thái về mặt ý thức hệ của bộ ba “tam vị nhất thể” gồm Phật - Vua - Cha, phương tiện đắc lực giúp nhà Trần cai trị con dân. Trong đó, Vua - Cha là điều đã có sẵn, các vua Trần chỉ sáng tạo thêm Vua - Phật. Đối với các vua Trần thì Vua chính là Thần, là giáo chủ. Nhà Trần đã thực hiện ý đồ đồng nhất Vua với Phật, biểu hiện rõ nét nhất chính là việc hư cấu, mô phỏng cuộc đời của Trần Nhân Tông từ lúc sinh thành cho tới khi lên ngôi rồi đắc đạo, giống như thái tử Siddnartha trở thành Phật Tổ. Tư tưởng Phật giáo đó còn được thể hiện qua lối bố cục kiến trúc của những ngôi chùa, tháp thời kỳ này. Cùng với sự ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa, số lượng tượng Phật thời Trần trở nên tương đối nhiều. Do đó, tượng không đặt trong tháp mà được đưa vào trong một Phật điện to, rộng hơn. Điều đó đã khiến cho những cây tháp thời kì này không còn chiếm lĩnh được vị trí trung tâm như trước kia mà chỉ còn mang tính chất biểu tượng và được đẩy ra phía trước chùa. Tháp Phổ Minh, vươn cao sừng sững như nối trời và đất, dù cách xa hàng cây số, người ta vẫn có thể trông thấy. Nó không chỉ là điểm nhấn cho toàn thể kiến trúc chùa mà còn trở thành cánh cổng mở ra thế giới tâm linh cho hàng ngàn tăng ni, phật tử hướng về, tượng trưng cho Phật pháp vô biên, chiếu rọi ánh sáng luân lý đến thế giới trần tục, phổ độ muôn vạn chúng sinh. Như vậy, thông qua hình tượng hoa sen, những nghệ nhân thời Trần đã mang đến cách tiếp cận mới về đạo Phật thông qua kiến trúc, một cách thật cụ thể và hữu hình. Chú Thích: 1 Cầm (Vương Kim Phan Bá), Hoa sen với Đạo Phật, tư liệu viện mỹ thuật mã tài liệu TL- 95/ CĐ- 82. 2 Trần Lâm Biền (chủ biên), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật- Hà Nội- 2001. 3 Tống Trung Tín, Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI- XIV), Viện Khảo Cổ Học, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1997. 4 Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, 1991 5 Chu Quang Trứ, Mỹ thuật Lý Trần mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ Thuật, 2001. 6 Một trong ba nghĩa thù thắng của hoa sen là trong khi hoa nở thì sen đã phát sinh. 7 Phật Thích Ca đã đem ba nghĩa vi diệu của hoa sen dụ với ba nghĩa của môn Quyền thực và môn Bản Tích. Trong đó, ý nghĩa đầu tiên của môn quyền thực là “vị thực thi quyền”có nghĩa:”Thật là cái diệu pháp của Phật tự chứng, còn quyền là cái phương tiện của Phật hóa độ chúng sinh. Phật từ thục pháp Đại thừa mà phương tiện ra vô lượng quyền giáo khiến cho tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật quả. Đó là vì “thật” đặt ra”quyền” cũng đồng nghĩa với “vị liên cố hoa”. 8 Nguyễn Xuân Năm, Di tích chùa tháp Phổ Minh ở Nam Hà, Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử |
HỒ THẾ HÀ
Lịch sử hình thành và phát triển một vùng đất, đặc biệt là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa thì việc nhận diện chúng phải dựa trên các sự kiện, các bước ngoặt hào hùng và bi tráng thông qua các trang sử ký hoặc qua các hiện vật, di chỉ của khảo cổ học, dân tộc học hoặc qua âm nhạc, mỹ thuật, qua các nhân vật lịch sử...
NGUYỄN THANH TÂM
Đến thời điểm hiện tại (3/2023), Nguyễn Việt Chiến đã xuất bản 8 tập thơ, 2 tập tiểu luận - phê bình và 1 tiểu thuyết.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM - TRƯƠNG THÌN
Tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề, mà một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là văn hóa và nếp sống đô thị trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
LÊ THỊ HƯỜNG
Trong Trò chuyện với vĩ nhân, nói về phẩm chất tính nam và tính nữ liên quan đến khái niệm lãnh thổ, quê hương, Osho, người được xem là bậc thầy tâm linh Ấn Độ, có cách lí giải thú vị.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG - PHẠM PHÚ PHONG
THÁI PHAN VÀNG ANH
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
Tôi không phải nhà phê bình văn học. Nhưng tôi ham đọc tiểu thuyết. Có quyển tiểu thuyết nào nổi tiếng thế giới là tôi tìm đọc, thường là trong nguyên bản.
HOÀNG THỤY ANH
Là nhà văn, bạn mang trong mình “căn bệnh viết”, gánh vác sứ mệnh kể chuyện. Nghiệp vận như thế, buộc bạn lao vào đời sống, tiệm cận đủ các góc độ, kể chuyện mình, chuyện người, chuyện thế cuộc.
PHẠM PHÚ PHONG
NGUYỄN THỊ ÁI THOA
Thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa có một vị trí khá đặc biệt trong việc làm nên thành tựu của văn học thiếu nhi thế kỷ XX.
VŨ HIỆP
1.
Baudelaire viết: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người nghệ sĩ đã giết chết hội họa”.
HỒ THẾ HÀ
Hoài Thanh (1909 - 1982) là nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam tài danh. Ông hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí và văn học từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến khi qua đời.
ĐINH VĂN TUẤN
Như mọi người đều biết, nguyên tác Truyện Kiều (bản thảo cuối hay bản khắc in [nếu có] trước khi tác giả qua đời) của Nguyễn Du (1765 - 1820) coi như tuyệt tích, hiện nay chỉ còn lại các truyền bản qua từng thời kỳ.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Thơ, Nàng thơ và Thi sĩ là điệp khúc tình yêu muôn thuở giữa 3 ngôi Trao-Nhận-Trả mà đấng hóa công đã ban tặng con người.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thời Nguyễn Du làm quan triều, từ 1805, tước Du Đức hầu, có điều kiện thăm thú danh lam thắng cảnh đất thần kinh. Ngôi chùa Thiên Thai (Thuyền Tôn) là một trong những cổ tự mà cảnh và người từng gây ấn tượng mạnh trong tâm khảm thi hào khi ông đến viếng.
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Hồi ký Hơn nửa đời hư (1992) là một trong những tác phẩm quan trọng bậc nhất trong suốt cuộc đời cầm bút mấy mươi năm của Vương Hồng Sển.