Bế mạc trại sáng tác khí nhạc dân tộc và phê bình lý luận âm nhạc tại Huế

10:52 30/07/2009
THÂN VĂNSau hơn 2 tháng phát động và 9 ngày chính thức dự trại (từ ngày 09 đến 17/3/2004), với 14 tác phẩm khí nhạc dân tộc và 5 tác phẩm lý luận phê bình âm nhạc của 17 nhạc sĩ có mặt tham dự trại. Lễ bế mạc chiều ngày 17/3/2004 Trại sáng tác khí nhạc dân tộc & lý luận phê bình âm nhạc tại Huế đã gây được ấn tượng tốt đẹp và những tín hiệu đáng mừng trong lòng nhân dân Cố Đô. Điều đáng nói là các nhạc sĩ của Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh đã gặp nhau từ một ý tưởng sáng tạo chủ đạo là nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị của di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu ở Huế, góp phần định hướng cho mô hình và mục tiêu đào tạo của Nhạc viện Huế trong tương lai.

Khúc dạo đầu của lễ bế mạc được vang lên từ tác phẩm viết cho dàn nhạc dân tộc Nét dạo ngày xuân của NS. Thế Dân (Nhạc Viện Hà Nội), do dàn nhạc dân tộc Trường Đại học Nghệ thuật Huế biểu diễn. Ngôn ngữ biểu cảm của tác phẩm này là sự hoà huyền tuyệt đối của 8 âm chất nhạc khí dân tộc, đó là Tranh - Sáo - Bầu - Nhị - Nguyệt - Tam - Tỳ - Trống. Cùng với sự kết hợp sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian đồng bằng Bắc bộ và dân ca Huế, đã tạo cho tác phẩm một âm hưởng làng quê bình dị, của những hội mùa, lễ hội ngày xuân và nhiều sinh hoạt dân gian thuần phác Việt Nam. Có thể nói rằng Nét dạo ngày xuân như một khúc dạo đầu đầy ý nghĩa của quá trình tiếp biến giữa nền văn hoá Thăng Long (Hà Nội) và nền văn hoá Phú Xuân (Huế).

Dù hiệu quả âm thanh của các tác phẩm khí nhạc dân tộc vừa mới hoàn thành trong đợt tham dự trại lần này chưa được tổ chức dàn dựng và biểu diễn đầy đủ (do thời gian quá ngắn), nhưng qua tổng phổ âm nhạc, tiểu ban thẩm định tác phẩm cũng đã có những đánh giá bước đầu về chủ đề tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của tác phẩm. Điều đáng mừng là đa số các tác phẩm đã bám sát tiêu chí sáng tác của trại là “...Ưu tiên, khuyến khích các tác phẩm có chủ đề nói về Huế và khai thác sử dụng chất liệu âm nhạc cổ truyền Huế, nhằm phục vụ cho các trường đào tạo âm nhạc, các đoàn biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại Huế...”. Trong số 14 tác phẩm tham dự trại, đã có tới 10 tác phẩm bám sát tiêu chí này, có thể nêu một vài tác phẩm tiêu biểu sau: Kỷ niệm Huế xưa của NS Minh Khang, viết theo hình thức tứ tấu dựa trên chất liệu dân ca Huế; Gánh lúa về của NS Bảo Phúc, viết theo hình thức độc tấu (đàn Nguyệt) dựa trên làn điệu Mang của âm nhạc cung đình; Hương sen thành cổ của NS Hà Sâm, viết theo hình thức dàn nhạc dựa trên chất liệu âm nhạc dân gian Huế; Huế đại cảnh khúc của NS Khắc Yên, viết theo hình thức độc tấu (đàn Bầu) dựa trên làn điệu Tứ đại cảnh của Ca Huế; Thuyền và Trăng của Vĩnh Phúc, viết theo hình thức song tấu (Nhị - Nguyệt) dựa trên chất liệu của âm nhạc dân gian Huế; Hoa đăng dạ khúc của NS Tôn Thất Việt Hùng, viết theo hình thức dàn nhạc dựa trên chất liệu âm nhạc cung đình... một số tác phẩm khác viết theo hình thức Suite (liên hoàn khúc) và Fantaisie (ngẫu hứng), dựa trên âm hưởng âm nhạc dân gian Việt nam.

Mảng tác phẩm lý luận phê bình âm nhạc tuy có khiêm tốn hơn (do vắng nhiều hội viên lý luận tham dự trại), nhưng cũng đã phản ánh được tiêu chí lý luận phê bình của trại là, bám sát hoạt động âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp ở Huế, đặc biệt là phản ánh nhu cầu bức thiết về việc thành lập một trung tâm đào tạo âm nhạc tại Huế (Nhạc viện Huế), có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như Các phương thức hoà tấu nhạc cung đình Huế của NS Trọng Bình; Vài nét về cây đàn Ân Toong của người Tà Ôi - Thừa Thiên Huế của NS Dương Bích Hà; Tính dị bản trong nhạc đàn Huế của NS Hà Lam; Thành lập Nhạc Viện Huế một nhu cầu cấp thiết của NS Trần Đức...

Cùng với sự thành công của cuộc toà đàm về “Sự cần thiết phải thành lập Nhạc viện ở Huế”, thì tập tác phẩm khí nhạc dân tộc & lý luận phê bình âm nhạc Huế vừa mới hoàn thành, là bằng chứng sinh động, phán ánh tiềm năng, thế mạnh trong việc phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu ở Huế, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ. Đồng thời, sự thành công của Trại sáng tác khí nhạc & lý luận phê bình âm nhạc tại Huế lần này sẽ là cơ sở quan trọng, góp phần định hướng cho mô hình và mục tiêu đào tạo của Nhạc viện Huế trong tương lai.

T.V
(182/04-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhạc: ĐỨC TÙNG
    Thơ:   HẠO NHIÊN

  • Với mục đích bảo tồn những vốn quí mà cha ông để lại và đặc biệt là sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại thì Nhã nhạc đã được chú ý hơn, nhưng cái đáng quan tâm hơn hết là vấn đề đi tìm lại những ‘mảnh vỡ” của một số bài bản Nhã nhạc đang lưu lạc ngoài dân gian nhằm mục đích khôi phục để trả nó về với môi trường diễn xướng nguyên thủy là chốn cung đình xưa. Tác phẩm Nhã nhạc “Thái Bình Cổ Nhạc” cũng là một trong những “mảnh vỡ” vừa được lập hồ sơ khoa học và báo cáo. 

  • LÊ MAI PHƯƠNG  

    Tuồng, loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc manh nha hình thành từ thế kỷ XIII dưới thời Trần. Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XVII -XVIII. Sang triều Nguyễn (thế kỷ XIX) Tuồng vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa ở cung đình cũng như trong dân gian. Sau khi nhà Nguyễn cáo chung, Tuồng cũng mất đi môi trường diễn xướng, hiện nay đang có nguy cơ mai một dần.

  • HOÀNG TRỌNG CƯƠNG 

    Trong một số tài liệu về âm nhạc cung đình của những tác giả tiền bối, cây đàn bầu Việt Nam đã được dự đoán về niên đại ra đời của nó, về sự thăng trầm song hành cùng với chiều dài lịch sử dân tộc.

  • TRẦN VĂN KHÊ

    Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Có lẽ hiện giờ ở Huế, không có ai cảm chơi ca Huế được như nhà văn Bửu Ý. Ông thường nói cái hay của ca Huế, nghe hay đến nhức xương. Và ngay từ khi vợ ông, cô Lợi còn sống, mỗi thứ bảy, gia đình ông lại tổ chức nghe ca Huế nhức xương một buổi.

  • Sau khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, âm nhạc cung đình cũng mất đi môi trường diễn xướng nguyên thủy, do đó loại hình nghệ thuật này đã theo chân các nghệ nhân cung đình lan tỏa về với dân gian, tác động vào nghệ thuật dân gian trên nhiều vùng văn hóa trong cả nước. 

  • TRỌNG BÌNH

    Nghệ thuật Múa Cung đình Huế mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến, Lục triệt hoa mã đăng...

  • VÕ QUÊ

    Dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh địa lý và các điều kiện khách quan khác đã có một nền văn hóa đa dạng, trong đó bộ môn Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau.

  • (SHO) Ca sĩ Hà Thanh vừa mất lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ) sau thời gian mắc bệnh ung thư máu.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Văn Giảng, con người của những nốt nhạc mơ mộng chân nhiên nơi miền non nước Hương Bình đã dấn thân trong miền giao cảm của nước, của sông, của tiếng chuông chùa ngân vọng để viết nên những ca khúc bất hủ Ai về sông Tương, Đôi mắt huyền, Từ Đàm quê hương tôi... tô vẻ thêm cho tiếng lòng vùng đất Cố đô.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG

    Ở Huế có câu hò nổi tiếng tới mức không người Huế nào không được nghe, không du khách nào không từng một lần thưởng thức:

  • NGUYỄN TẤN TÔN NỮ Ý NHI

    Theo dòng chảy của lịch sử, Ca Huế giờ đây không còn là sản phẩm phục vụ riêng cho một tầng lớp nhất định trong xã hội: giới quý tộc. Cùng với xu hướng xã hội hóa, hiện nay loại hình nghệ thuật này nghiễm nhiên gần gũi hơn với công chúng Huế nói riêng và du khách thập phương nói chung.

  • TRỌNG BÌNH - QUÝ CÁT  

    Nền âm nhạc cổ truyền nói chung và Âm nhạc cung đình Việt Nam nói riêng từ xa xưa đã có một kiểu chữ nhạc riêng dùng để ký âm, ghi chép thành văn bản tất cả các bài bản để lưu truyền qua nhiều thế hệ...

  • HỒ THẾ HÀ

    Năm con rồng Nhâm Thìn (2012), Mai Xuân Hòa tròn 82 tuổi đời và nếu tính từ ngày anh tham gia học lớp âm nhạc ngắn hạn đầu tiên năm 1956, trước khi chính thức học ở trường Âm nhạc Việt Nam (1958 - 1962) thì anh đã có 56 tuổi nghề âm nhạc.

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Huế - theo dòng chảy của thời gian, đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử; âm nhạc Huế cũng không nằm ngoài “luồng” của dòng chảy đó.

  • MAI XUÂN HÒA (Thơ: Nguyễn Tất Thịnh)

    Phải chăng em là gió/ phải chăng em là mây/ Gió nghiêng chao nhè nhẹ/ mây bồng bềnh bay bay…

  • Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.

  • Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

  • Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.