Khi dòng sách tản văn, tùy bút, tiểu thuyết ngôn tình thiên về yếu tố thị trường đang có xu hướng chững lại thì thời gian gần đây, một số đơn vị xuất bản trong nước đã bắt đầu mở rộng cửa cho những tác giả trẻ đi theo lối viết chính thống, có nhiều thể nghiệm sáng tạo.
Cuộc thi Văn học tuổi 20 là bệ đỡ để nhiều tác giả trẻ thành danh
Cơ hội đưa tác phẩm đến với độc giả
Vốn được xem là địa chỉ uy tín của nhiều độc giả yêu thích văn học, nhất là văn học nước ngoài, nhiều năm qua, Nhã Nam vẫn giới thiệu tác phẩm của các tác giả trong nước, nhưng đa phần là những tác giả đã thành danh. Thỉnh thoảng, mới có một số tác phẩm của những tác giả trẻ có sự tìm tòi như Đinh Phương, Huỳnh Trọng Khang, Phan Cuồng, Nguyễn Hải Nhật Huy, Nguyễn Thị Kim Hòa, Vũ Lập Nhật, Hoàng Nhật… Chỉ đến gần đây, đơn vị này mới thành lập tủ sách Nhã Nam Xanh, chuyên xuất bản tác phẩm của các tác giả trẻ. Sau thời gian ra mắt không lâu, tủ sách đã giới thiệu đến độc giả trong nước nhiều gương mặt mới thông qua những tác phẩm đa màu sắc và giọng điệu. Có thể kể đến Em chỉ nói những điều họ muốn (Miao), Người đưa thư tình (Nguyễn Hoàng Vũ), Ký túc xá phòng 307 (Zihua Nguyễn), Muốn làm nữ hoàng, đừng yêu như hầu gái (Blog của May)…
Ngoài tác phẩm văn học kinh điển, trước đây Đinh Tị chủ yếu khai thác các tác phẩm lãng mạn Trung Quốc hay của tác giả trẻ trong nước với tản văn, tiểu thuyết “đánh trúng” thị hiếu của độc giả trẻ. Tuy nhiên, gần đây đơn vị này đã có sự chuyển hướng rõ khi xuất bản nhiều tác phẩm đề cao sự sáng tạo từ những tác giả mới toanh. Chẳng hạn như Tháng năm sen nở (Cổ Nguyệt Quang), Thiên hạ là nàng (Nhuận Y) hay mới đây là Săn mộ (Hoàng Yến). Những tác phẩm này đa phần đều khai thác yếu tố lịch sử, dã sử với trường liên tưởng phong phú và rộng mở.
Đại diện của Đinh Tị cho biết: “Chúng tôi đánh giá chung rằng thị hiếu độc giả đã thay đổi, giờ đây các tác phẩm tản văn, tùy bút nếu như không thực sự nổi bật sẽ khó chiếm được cảm tình của bạn đọc và ảnh hưởng đến doanh thu chung của công ty. Vậy nên khi khai thác các tác phẩm mới lạ như Săn mộ, Đinh Tị có niềm tin rằng sẽ thay đổi được đánh giá chung của bạn đọc về mảng văn học Việt Nam hiện đại nói chung và tác phẩm do tác giả trẻ viết nói riêng”.
Ngoài 2 đơn vị trên, gần đây Phanbook cũng là nơi đỡ đầu cho những tác giả trẻ như Thảo Nguyên (Lên đồi hái sim), Nguyễn Hải Việt (Nối đuôi nhau đến vô cùng)… Trước đó, Phương Nam cũng từng giới thiệu một số tác phẩm của những tác giả trẻ như Tru Sa, Trần Băng Khuê, Nguyễn Hoàng Mai, Hoàng Nhật, Diệu Ái, Nguyễn Duy Quyền, Thái Cường, Trúc Thiên…
Thực tế, các tác phẩm của họ chỉ được in với số lượng khoảng 1.000 - 2.000 bản và rất khó để có doanh thu “khủng” như dòng văn học thị trường. Tuy nhiên, việc các đơn vị bắt đầu mở rộng cửa, trở thành bệ đỡ cho những tác giả trẻ có sự sáng tạo, làm việc nghiêm túc là tín hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, việc được hỗ trợ và khích lệ kịp thời sẽ là nguồn động viên quan trọng để tác giả trẻ có cơ hội đưa tác phẩm của mình đến với người đọc, đồng thời cũng là cách tiếp sức giúp họ tiếp tục với đam mê của mình.
Mong chờ bước đột phá
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, Biên tập viên - Phó phòng Tu thư của Nhã Nam, hiện nay dòng sách phi hư cấu đang phát triển, các bạn trẻ bây giờ tìm đến sách kỹ năng, self-help, các cuốn sách về lối sống, rồi sách du ký tự truyện người thật việc thật, sách biên khảo ở mức độ thường thức, và mảng văn học không còn ở vị trí độc tôn như nó đã từng. Chưa kể sự phát triển kinh khủng của mạng xã hội khiến nhiều người đọc trẻ bây giờ quen với việc đọc “văn status” - trực tiếp, ngắn gọn, nắm bắt được nhanh, khiến cho niềm hứng thú và sự tập trung đối với những tác phẩm văn chương dài, kể một câu chuyện hư cấu không thiết thực, bị giảm đi.
Dù vậy, bà Thủy vẫn lạc quan cho rằng người đọc chẳng đi đâu cả, họ vẫn ở đấy, vấn đề là có thể tạo ra được những sản phẩm vừa đáp ứng được tiêu chí văn chương, thẩm mỹ của Nhã Nam, vừa hợp với sự biến chuyển của người đọc trẻ hôm nay hay không. Và tủ sách Nhã Nam Xanh ra đời chính là trong nỗ lực đó. Cũng theo bà Diệu Thủy, giá trị cốt lõi của Nhã Nam vẫn là văn học đỉnh cao hoặc chí ít là hướng tới đỉnh cao, đó là lý do nhiều năm qua Nhã Nam in rất nhiều các cuốn sách nhận giải Nobel, Man Booker, Goncourt… và đa số đều bán số lượng khiêm tốn.
Chính vì vậy, khi đề cập đến vấn đề sức bán từ tác phẩm mà tủ sách Nhã Nam Xanh đang hướng tới, bà Thủy cho biết, song song với dòng sách này, Nhã Nam cũng chú trọng đến dòng sách phi hư cấu hiện đang phát triển năng động ở trong nước, phản ánh nhu cầu đọc ngày càng đa dạng của độc giả, như sách bình luận xã hội, tâm lý, giáo dục, truyền cảm hứng, sách tranh cho người lớn, sách lối sống như chăm sóc sức khỏe, ăn mặc, làm đẹp… “Dòng sách này có thị trường tốt hơn, giúp nuôi dưỡng dòng sách cốt lõi. Đấy là cách dung hòa của Nhã Nam”.
Còn đại diện của Đinh Tị thì cho rằng, việc trở thành “bà đỡ” cho các tác giả trẻ là quyết định thử thách mình, chấp nhận rủi ro vì mong muốn có bước đột phá trong mảng sách văn học. Không thể cứ mãi trong vòng an toàn xuất bản các tác phẩm kinh điển của thế giới, mà cần phải chuyển mình thay đổi để phù hợp hơn với thị trường bạn đọc Việt Nam.
“Có thể các tác phẩm này chưa thực sự quá xuất sắc, nhưng chúng tôi thấy được tâm huyết của các tác giả trẻ, sẵn sàng thử mình khai thác chủ đề dã sử Việt Nam, một đề tài tương đối nhạy cảm và khó tiếp cận độc giả. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục khai thác tiếp tục các bản thảo “dũng cảm” như vậy trong tương lai”, đại diện của Đinh Tị bày tỏ.
Theo Quỳnh Yên - SGGP
Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.
Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.
Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.
Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.
Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.
Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.
Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.
Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập.
Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”.
Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.
Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.
Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.
Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.
Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.
“Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.
“Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.
Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.
Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.
Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.