Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Lễ khánh thành dự án bảo tồn, tu bổ di tích Triệu tổ Miếu - Đại nội Huế.
Ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản
Trong những năm qua, việc đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; xác định các mục tiêu, chính sách dài hạn, xây dựng các chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho việc đưa khoa học và công nghệ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được thực hiện. Đi đôi với đó là việc thảo kế hoạch và đề ra các nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị di sản tư liệu, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo tồn di sản một cách bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị di sản chính là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn di sản của cố đô Huế.
Các di sản của cố đô Huế đã 5 lần được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế - văn hóa vật thể (1993); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam- văn hóa phi vật thể (2003); Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) - là những di sản tư liệu hay di sản ký ức thế giới. Điều đó càng nâng cao vị thế của cố đô Huế, đồng thời đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, đồng thời phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cộng đồng.
Cho đến nay, di tích cố đô Huế vẫn được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là đơn vị hàng đầu trong công tác trùng tu bảo tồn di tích. Trong mấy chục năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu phục hồi, trùng tu tôn tạo được khoảng 150 công trình, hạng mục di tích tiêu biểu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - nền tảng bảo tồn bền vững
Đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, đây là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn: Làm sao để di sản văn hóa Huế được bảo tồn bền vững nhưng phải thật sự là nền tảng, là động lực cho sự phát triển? Năm 2015 là một năm rất thành công của di sản Huế trên nhiều phương diện. Trong tình hình cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa bị cắt giảm còn gần như không đáng kể, nhưng cố đô Huế vẫn được quan tâm đầu tư lớn với tổng mức đầu tư cho trùng tu di tích đạt 164,7 tỉ đồng, bằng 183% so với năm 2014, và 274,5% so với năm 2010 (trong đó nguồn đầu tư từ trung ương là 95 tỉ đồng, nguồn địa phương - lấy từ nguồn nộp ngân sách từ thu phí tham quan di tích là 55 tỉ đồng, ngoài ra là nguồn tài trợ và xã hội hóa). Với nguồn lực ấy, hàng chục công trình quan trọng tập trung tại khu vực hoàng cung và các khu lăng hoàng gia được trùng tu hoàn nguyên giá trị.
Bên cạnh đó, hàng chục tỉ đồng cũng đã được đầu tư cho công tác tu sửa nhỏ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản, cải tạo hệ thống bia biển chỉ dẫn, thuyết minh, nâng cấp hệ thống an toàn và trưng bày cổ vật, tổ chức trình diễn nhã nhạc… Chính những hoạt động đó đã khiến bộ mặt khu di sản Huế ngày càng khang trang và đẹp lên rất nhiều trong mắt du khách và cộng đồng nhân dân địa phương.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhân tố con người. Đề án nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn khu di sản Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (gọi tắt là Trung tâm) triển khai từ năm trước đã được đẩy mạnh hơn trong năm 2015, không chỉ nhằm chỉnh trang diện mạo khu di sản, mà buộc tất cả những người đang làm việc tại di tích Huế, từ người bảo vệ, nhân viên bán vé, thuyết minh viên, người bán hàng lưu niệm, người phục vụ cho đến cán bộ công, nhân làm công tác trùng tu trên công trường phải nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Gắn liền quyền lợi với trách nhiệm và đặt trong sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên đã cải thiện rất tích cực lề lối làm việc cùng cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động thuộc Trung tâm và những đơn vị, cá nhân liên quan. “Huế luôn luôn mới” lại được bắt đầu từ chính những di sản của quá khứ!
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản còn gặp nhiều khó khăn
Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian qua đã gắn liền và trực tiếp phục vụ có hiệu quả các yêu cầu đặt ra từ hoạt động thực tiễn, đáp ứng kịp thời cả nhiệm vụ chính trị cũng như khoa học, tác động tích cực tới sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trẻ và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới. Cũng nhờ những nỗ lực đó, đến nay Trung tâm có hơn 300 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (trong đó đã đào tại tại chỗ và phối hợp đào tạo tại nước ngoài 6 tiến sỹ, 30 thạc sỹ, hàng chục cử nhân chuyên ngành nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình…).
Để đạt được những thành tựu gìn giữ và phát triển giá trị di sản văn hóa như ngày hôm nay, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã vượt qua bao nhiêu khó khăn như chưa được chính quyền địa phương quan tâm sát sao trong việc chú trọng và gắn chặt nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực di sản văn hóa; kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn hẹp. Do đó, chưa có điều kiện xây dựng những trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ quy mô lớn, chất lượng cao, trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động này, chính sách và những quy định cụ thể đối với việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực này…
Việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là rất đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo tồn một khu di sản sống động và phong phú như khu di sản Huế. Việc tự nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo tồn, mở rộng hợp tác quốc tế, quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những điều kiện mang tính bắt buộc để Trung tâm thực hiện và hoàn thành tốt những trọng trách to lớn trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vô giá của cố đô Huế, góp phần xây dựng thành công thương hiệu “Một điểm đến 5 di sản”, để Huế thực sự trở thành một điểm sáng trên bản đồ di sản và du lịch của thế giới.
Theo laodong.com.vn
Tối nay (25.1), vào lúc 20 giờ 5 phút, bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân 1968” sẽ lên sóng VTV1. Đạo diễn Lê Phong Lan đã trò chuyện với báo giới về quá trình thực hiện bộ phim.
Sáng 18/1/2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Thủ đô Hà Nội), Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử Vietnamnet tổ chức lễ trao giải VNR500.
Với chủ đề hướng về biển đảo quê hương, trong các ngày 17 - 19/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã tổ chức đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác theo dọc duyên hải và phá Tam Giang qua địa bàn các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tối 05/1, tại Sân vận động Tự Do Huế, gần 7000 khán giả đất Cố đô đã quên đi cái buốt lạnh của mùa đông để bùng cháy đam mê với 6 band nhạc: Black Infinity, Oringchains, KOP, Ngũ Cung, Microwave, Bức Tường trong cảm xúc RockStorm “ Khát khao đột phá”.
Tại Khách sạn Mercure (TP Đà Nẵng), Công ty Bia Huế vừa tổ chức Hội nghị Khách hàng năm 2012. Các đại lý cấp 1, ban lãnh đạo và đại diện các phòng, ban liên quan trực thuộc Công ty Bia Huế đã về dự Hội nghị này.
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh truyền thống Sư đoàn 312 tổ chức chương trình giao lưu “Về chiến trường xưa – Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 40 năm chiến dịch phòng ngự thành đồng Quảng Trị.
Chiều ngày 03/01, tại 26 Lê Lợi ( Huế), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Bộ sách do nhà nghiên cứu Triều Nguyên ( Hội Văn nghệ dân gian) biên soạn và Nhà xuất bản Thuận Hóa cấp phép. Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cũng đã đến tham dự với buổi ra mắt.
Cuộc thi đã nhận được tổng cộng 58 tác phẩm của 39 tác giả, và tác phẩm "Bước chân lầm lỡ" của tác giả Kim Vàng ( hội viên Hội Sân khấu tỉnh) đã đạt giải Nhất về Kịch bản tuyên truyền của cuộc thi.
Chiều 26/12, UBND Thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình kinh tế xã hội thành phố năm 2012 và Festival Nghề truyền thống Huế 2013.
Sáng 18/12/2012, tại 22 Lê Lợi - Huế, Sở GD&ĐT tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Ủy quyền của Cambridge ESOL tại Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo: “Dạy tăng cường tiếng Anh và tổ chức cho học sinh Tiểu học và THCS tham gia dự thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge ESOL (Đại học Cambridge – Vương quốc Anh) liên thông với 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu”
Tại khu di tích lịch sử và cách mạng Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế- 1945, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng TT Huế vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa cho Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu
Trung tâm BTDT Cố đô Huế vừa phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh TT- Huế tổ chức công bố chương trình kích cầu du lịch “Di sản Huế- Tuần lễ của du khách” năm 2012
Nhân Kỷ niệm 10 năm ngày mất Họa sỹ Bửu Chỉ, nhiều hoạt động tưởng niệm đã diễn ra ở Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Huế, Tạp chí Sông Hương, công ty Văn hóa Phương Nam và New space Art Foundation đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Gọi tìm xác đồng đội” của nhà thơ Trần Vàng Sao được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 7/2012.
Sáng ngày 12/12, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2012 đã họp báo công bố những kết quả bước đầu của Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Sáng ngày 10/12/2012, lễ khởi công Công trình Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn tại Huế đã được tổ chức tại 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế.
Tại tại buổi họp sáng 10/12/2012, Kỳ họp thứ V, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, đã biểu quyết thông qua tên cho cầu đường bộ qua sông Hương (vừa được khánh thành cuối tháng 8 năm 2012) là Cầu Dã Viên.
Quan Tượng Đài hiện nằm ở điểm giao nhau giữa đường Ông Ích Khiêm và đường Tôn Thất Thiệp và là đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Liên hoan hợp xướng và Hội thi hợp xướng Quốc tế do tổ chức Interkultul (Đức) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức và sẽ diễn ra tại Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (Số 1 Hà Huy Tập – TP Huế).
Ngày 26/01/2012, UBND thành phố Huế đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế.