Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Lễ khánh thành dự án bảo tồn, tu bổ di tích Triệu tổ Miếu - Đại nội Huế.
Ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản
Trong những năm qua, việc đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; xác định các mục tiêu, chính sách dài hạn, xây dựng các chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho việc đưa khoa học và công nghệ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được thực hiện. Đi đôi với đó là việc thảo kế hoạch và đề ra các nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị di sản tư liệu, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo tồn di sản một cách bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị di sản chính là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn di sản của cố đô Huế.
Các di sản của cố đô Huế đã 5 lần được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế - văn hóa vật thể (1993); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam- văn hóa phi vật thể (2003); Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) - là những di sản tư liệu hay di sản ký ức thế giới. Điều đó càng nâng cao vị thế của cố đô Huế, đồng thời đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, đồng thời phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cộng đồng.
Cho đến nay, di tích cố đô Huế vẫn được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là đơn vị hàng đầu trong công tác trùng tu bảo tồn di tích. Trong mấy chục năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu phục hồi, trùng tu tôn tạo được khoảng 150 công trình, hạng mục di tích tiêu biểu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - nền tảng bảo tồn bền vững
Đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, đây là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn: Làm sao để di sản văn hóa Huế được bảo tồn bền vững nhưng phải thật sự là nền tảng, là động lực cho sự phát triển? Năm 2015 là một năm rất thành công của di sản Huế trên nhiều phương diện. Trong tình hình cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa bị cắt giảm còn gần như không đáng kể, nhưng cố đô Huế vẫn được quan tâm đầu tư lớn với tổng mức đầu tư cho trùng tu di tích đạt 164,7 tỉ đồng, bằng 183% so với năm 2014, và 274,5% so với năm 2010 (trong đó nguồn đầu tư từ trung ương là 95 tỉ đồng, nguồn địa phương - lấy từ nguồn nộp ngân sách từ thu phí tham quan di tích là 55 tỉ đồng, ngoài ra là nguồn tài trợ và xã hội hóa). Với nguồn lực ấy, hàng chục công trình quan trọng tập trung tại khu vực hoàng cung và các khu lăng hoàng gia được trùng tu hoàn nguyên giá trị.
Bên cạnh đó, hàng chục tỉ đồng cũng đã được đầu tư cho công tác tu sửa nhỏ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản, cải tạo hệ thống bia biển chỉ dẫn, thuyết minh, nâng cấp hệ thống an toàn và trưng bày cổ vật, tổ chức trình diễn nhã nhạc… Chính những hoạt động đó đã khiến bộ mặt khu di sản Huế ngày càng khang trang và đẹp lên rất nhiều trong mắt du khách và cộng đồng nhân dân địa phương.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhân tố con người. Đề án nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn khu di sản Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (gọi tắt là Trung tâm) triển khai từ năm trước đã được đẩy mạnh hơn trong năm 2015, không chỉ nhằm chỉnh trang diện mạo khu di sản, mà buộc tất cả những người đang làm việc tại di tích Huế, từ người bảo vệ, nhân viên bán vé, thuyết minh viên, người bán hàng lưu niệm, người phục vụ cho đến cán bộ công, nhân làm công tác trùng tu trên công trường phải nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Gắn liền quyền lợi với trách nhiệm và đặt trong sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên đã cải thiện rất tích cực lề lối làm việc cùng cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động thuộc Trung tâm và những đơn vị, cá nhân liên quan. “Huế luôn luôn mới” lại được bắt đầu từ chính những di sản của quá khứ!
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản còn gặp nhiều khó khăn
Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian qua đã gắn liền và trực tiếp phục vụ có hiệu quả các yêu cầu đặt ra từ hoạt động thực tiễn, đáp ứng kịp thời cả nhiệm vụ chính trị cũng như khoa học, tác động tích cực tới sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trẻ và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới. Cũng nhờ những nỗ lực đó, đến nay Trung tâm có hơn 300 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (trong đó đã đào tại tại chỗ và phối hợp đào tạo tại nước ngoài 6 tiến sỹ, 30 thạc sỹ, hàng chục cử nhân chuyên ngành nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình…).
Để đạt được những thành tựu gìn giữ và phát triển giá trị di sản văn hóa như ngày hôm nay, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã vượt qua bao nhiêu khó khăn như chưa được chính quyền địa phương quan tâm sát sao trong việc chú trọng và gắn chặt nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực di sản văn hóa; kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn hẹp. Do đó, chưa có điều kiện xây dựng những trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ quy mô lớn, chất lượng cao, trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động này, chính sách và những quy định cụ thể đối với việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực này…
Việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là rất đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo tồn một khu di sản sống động và phong phú như khu di sản Huế. Việc tự nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo tồn, mở rộng hợp tác quốc tế, quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những điều kiện mang tính bắt buộc để Trung tâm thực hiện và hoàn thành tốt những trọng trách to lớn trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vô giá của cố đô Huế, góp phần xây dựng thành công thương hiệu “Một điểm đến 5 di sản”, để Huế thực sự trở thành một điểm sáng trên bản đồ di sản và du lịch của thế giới.
Theo laodong.com.vn
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.
Ngày 16/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay tổ chức đêm nhạc “Huế nhớ Phạm Duy”, tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa vừa mới mất vào ngày 27/01/2013.
Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Huế ở địa điểm Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp - 1 Lê Hồng Phong).
Dẫu chưa một lần đặt chân tới Huế, nhưng ai cũng biết đây là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao nhưng dường như ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình.
Chiều ngày 13/3, tại Trung tâm Văn hoá Phương Nam (15 Lê Lợi, TP Huế), Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trường ĐHNT Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sĩ trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Năng lượng Cố đô” năm 2013.
Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.
Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.
Vào lúc 22h 10’, tác giả của truyện ngắn “Mái hiên đời” - nhà văn Dương Thành Vũ - đã trút hơi thở cuối cùng tại Khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh viên Trung ương Huế.
Nghe tin nhà văn Dương Thành Vũ mất vào khoảng 22h ngày 26/02/2013, Nhà thơ Phùng Tấn Đông, hiện đang làm công tác văn hóa tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) vội có mấy dòng gởi ra cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc ( TBT tạp chí Sông Hương) chia buồn với các bạn văn cùng gia đình nhà văn Dương Thành Vũ.
Ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế đã khởi công dự án Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tại số 1 Phan Bội Châu, TP Huế.
Sáng 20/2, tại nhà riêng của nhà thơ Trần Vàng Sao (Phường Vỹ Dạ, Huế), Quỹ Phùng Quán đã tổ chức trao tặng thưởng tác phẩm văn học xuất sắc hàng năm cho nhà thơ Trần Vàng Sao với tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. Tặng thưởng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và bằng chứng nhận.
Chương trình Ngày thơ Việt Nam năm nay ưu tiên cho các nhà thơ trẻ, các cây bút đến từ đến các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT trên địa bàn. Chương trình chính của Ngày Thơ năm nay được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( tức ngày 23/02/2013) tại Trung tâm Trải nghiệm Huế xưa và nay ( Cồn nón – Đập Đá).
Ngày 19/2/2013 (tức mồng 10 tháng Giêng, năm Quý Tỵ), hội Vật làng Sình ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tưng bừng diễn ra với sự tham gia của hơn 100 đô vật và đông đảo người dân cùng du khách.
Là một chương trình trong Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2013, Đại lễ cầu nguyện "Quốc thái, dân an" đã được tổ chức tại Thiền viện Hương Vân, núi Ngũ phong, phường An Tây, thành phố Huế vào ngày 17/02 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng Quý Tỵ). Đã có rất đông tăng ni phật tử, người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự hoạt động này.
Đó là tên của cuộc triển lãm với sự tham gia của 11 họa sĩ sẽ được khai mạc tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái vào ngày 5/2 (nhằm ngày 25 ÂL).
Sáng 2/2, Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên - Huế 2013" do Hội Nhà báo phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, số 7 Lê Lợi.
Ngày 30.1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế ra mắt bộ sách “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên”, một bộ sách đồ sộ ghi lại các hoạt động của triều Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX.
Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 143 năm (1802-1945), vương triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong những công trình tiêu biểu trong tổng thể các giá trị văn hóa mà vương triều Nguyễn để lại chính là Cửu đỉnh (9 cái đỉnh lớn).