2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Bìa 3 cuốn sách mới tái bản của cố nhà văn Băng Sơn
Nắm bắt những gì tinh túy nhất
“Đề tài về Hà Nội viết mãi cũng không hết. Tính từ khi có những cuốn sách viết về Hà Nội cho đến ngày nay thì có lẽ đã là một khối lượng khổng lồ. Trong tương lai vẫn sẽ còn nhiều người viết về Hà Nội, bởi lẽ trải qua quá trình bị bồi lấp, gạt bỏ những lớp phù sa, thì Hà Nội vẫn còn lấp lánh nét văn hóa… Tuy nhiên, sức sống của tản văn Băng Sơn vẫn còn, do người ta thấy được cái nhân, cái tâm trong đó. Có những cái rất nhỏ mà chỉ những người lọ mọ, yêu thích mới khám phá ra”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến |
Nhà văn Băng Sơn (1932 - 2010) có sở trường viết tùy bút. Ông từng là một trong 5 cây bút viết khỏe nhất (ngũ hổ) của làng viết văn, viết báo Hà Nội. Ông đã đi khắp đất nước nhưng chỉ thích sống ở Hà Nội. Mặc dù không sinh ra tại Hà Nội nhưng ông đã sống và gắn bó với mảnh đất này gần như suốt cuộc đời mình. Con trai cố nhà văn Băng Sơn, nhà báo Trần Phương Quang nhớ lại: “Hình ảnh đặc trưng nhất của cha tôi là mái tóc dài và chiếc xe đạp. Có lẽ vì ngày ngày nhẩn nha đạp xe nên từng ngõ ngách, từng gốc cây ông đều thuộc và nắm bắt được những gì tinh túy nhất. Tất cả ông dành hết cho Hà Nội, thu nạp chất liệu vào mình để rồi lúc nào đó đưa lại vào các trang văn”.
Qua các trang sách, người đọc cảm nhận được tình yêu rất lớn ông dành cho Hà Nội, không phải do ông viết về cái gì đó to tát hay ghê gớm mà từ những điều dung dị, đời thường. Đó là thú chơi, thú ăn tinh tế của người Hà Nội hay những người bạn tâm giao, những con phố, cây xanh ở Hồ Gươm... Nghiên cứu sâu văn hóa ẩm thực người Hà Nội, Băng Sơn viết nhiều bài giá trị về cách ăn mang tính văn hóa cao độ trên đất kinh kỳ này, từ Ăn gì ngày Tết?, Quà Hà Nội và người Hà Nội ăn quà, Phở, Bún chả, Bún thang, Chả cá… đến Canh sấu mùa hè, Mắm đồng, Rau húng Láng, Gia vị… Ông cũng thích thú khi lang thang qua những con phố Hà Nội, mơ màng ngắm những đám mây bay và đắm say trong mùi hoa sữa.
Không chỉ dừng ở tả lại cảm xúc của cá nhân đối với nơi nhà văn đi qua, món ăn ông thưởng thức, mà mỗi trang sách còn là nhân cách, và những cảm nhận thú vị của ông về Hà Nội. Chính điều này làm nên sự khác biệt của Băng Sơn so với những nhà văn khác viết về Hà Nội như: Tô Hoài, Vũ Bằng, Thạch Lam hay gần đây là Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà... “Văn của Băng Sơn không giống ai. Ông viết nhẹ nhàng, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, chân thành và rất thực. Giọng điệu nhẹ nhõm, ngôn ngữ ông sử dụng bình dị và rất đời thường. Thi thoảng ông cũng làm chữ, cũng véo von, nhưng đó chỉ coi như là những nét chấm phá” - nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến nhận xét.
Lưu giữ ký ức
Là người có nhiều nghiên cứu về Hà Nội, nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, những trào lưu của giới trẻ đô thị ngày nay còn “thua xa các cụ” ngày xưa. Ví dụ, có một thời, 6 sàn nhảy dọc con phố Khâm Thiên luôn chật kín quý ông comple bảnh bao, cùng các quý cô diện áo dài, váy đầm lộng lẫy với mái tóc rẽ ngôi lệch được cho là nổi loạn thời bấy giờ. Muốn hình thành các thú chơi thì điều đầu tiên phải có tiền, nhưng có tiền cũng phải là người chịu chơi, biết chơi. Do đó thú ăn chơi của các cụ xưa rất đặc sắc và giàu văn hóa. Ví dụ, người Hà Nội thường gọi các món phở, bánh cuốn... là quà sáng. Quà là thứ ăn chơi, ăn vui, khi nâng tầm lên ở mức thưởng thức thì sẽ trở thành văn hóa ẩm thực, chứ không phải là ăn để no.
Thú ăn chơi của người Hà Nội hiện nay dù còn phảng phất nét xưa nhưng đã có sự thay đổi, biến thiên theo thời gian. Chẳng hạn như trong cuốn Thú ăn chơi của người Hà Nội, nhà văn Băng Sơn có nhắc đến món xôi lúa, nay ít người bán và thay thế bằng món xôi chả, xôi thịt trên phố Nguyễn Hữu Huân; món bún chả hiện cũng không còn miếng mỡ chó “thì mất ngon” nữa. Hay phở bò trước kia có vị ngọt của xương bò, màu nước trong nhờ sá sùng, và thơm lựng của hương quế, hồi... thì nay có dăm bảy loại phở khác nhau...
Cùng với sự phát triển, người Hà Nội hiện đại sản sinh ra nhiều cái mới, thú chơi, ẩm thực biến hóa theo gu của thời đại. Nhà báo Trần Phương Quang, con trai cố nhà văn Băng Sơn cho rằng, không thể so sánh và nói thời nào hơn, bởi văn hóa không thể đặt lên bàn cân mà sẽ tùy theo cách đánh giá, cảm nhận của mỗi con người, mỗi thời đại. Tuy nhiên, những cuốn sách về cuộc sống người Hà Nội xưa sẽ giúp thế hệ hôm nay hiểu hơn về văn hóa đất kinh kỳ, hoài niệm về một miền ký ức. Và ký ức sẽ giúp ta sống tốt hơn cho ngày hôm nay.
Theo Minh Vân - ĐBND
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).
Ngày 5/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, thực trạng và định hướng phát triển."
Câu chuyện về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Hi Lạp Nikos Kazantzakis, từng được đề cử giải Nobel Văn chương, sẽ là chủ đề của buổi hội thảo vào ngày 04/12 tới.
Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long là một trong những cây bút thành danh từ Báo SGGP với các bài viết chân dung nhân vật, phê bình điện ảnh sâu sắc và đầy trách nhiệm. Từ sự nghiệp viết báo chuyên về điện ảnh, văn hóa, chị bước chân vào lĩnh vực phê bình điện ảnh, trở thành một trong những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp của TP.
Lương y Nguyễn Hữu Khai- nguyên mẫu của bộ phim truyền hình Đường đời từng hấp dẫn khán giả vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết “Đường đời dốc đứng”.
Trong gần 300 trang sách của “Sự quyến rũ của chữ”, người đọc sẽ có dịp chiêm ngưỡng, khám phá thêm ý tứ, vẻ đẹp từ những trang truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận của tác giả trong và ngoài nước.
Nhiệt hứng của niềm tin
Chính luận nhưng không khô khan, câu từ nhạy bén mà đầy cuốn hút, cảm xúc bay bổng song không hề mâu thuẫn với độ sâu sắc của tư duy. Bằng cách ấy, tác giả - nhà báo Hồ Quang Lợi đã nối dài mạch nhận thức cho người đọc về Cách mạng Tháng Mười, về nước Nga. Suy tư theo từng trang viết, mỗi người sẽ có thêm góc nhìn, sự yêu quý, lòng tin và mong muốn những điều tốt đẹp.
(Tản mạn về tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến Z, Đỗ Tiến Thụy, Nxb Trẻ, 2017)
Từ Màu rừng ruộng (2006) đến Con chim Joong bay từ A đến Z (2017), tôi nghĩ, Đỗ Tiến Thụy đã thực sự vạch một lối nẻo tiểu thuyết để không lặp lại mình - một điều tối kị trong sáng tạo văn chương.
ZÁNG MY
Phố huyện nghèo và ga xép là một không gian khá điển hình trong việc biểu tả ngoại vi của văn chương tiền chiến.
Kỳ thú - Bóng hồng - Nghệ sĩ là tên gọi buổi ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên vừa được tổ chức tại TPHCM.
Kỷ niệm thời thơ ấu là tên cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Pháp của tác giả Hoàng Thị Thế, con gái thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) - người anh hùng của núi rừng Yên Thế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách được dịch giả Lê Kỳ Anh (bút danh của nhà thơ Hoàng Cầm) dịch ra tiếng Việt bằng ngôn ngữ tài hoa, trong sáng.
Ngày 1/10, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Giáo Dục IRED, Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu tổ chức Lễ công bố Giải Sách Hay lần thứ VII, năm 2017. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, doanh nhân, báo giới và nhất là các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.
Sống đời của chợ (Công ty CP sách Tao Đàn, NXB Hội Nhà văn) mà tác giả Nguyễn Mạnh Tiến vừa cho ra mắt có thể xem là tập khảo cứu công phu nhất từ trước đến nay về bản chất văn hóa và chức năng của chợ trong cấu trúc làng của người Việt ở Bắc bộ và mở rộng ra vùng Thanh - Nghệ.
trời xanh đầm đìa hai mắt
(Bao giờ cho đến mùa thu - Vũ Từ Trang)
VŨ TRỌNG QUANG
Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.
Cuốn sách "Nhìn. Hỏi. Rồi, Nhảy đi!" của tác giả Thi Anh Đào như một đề cương tổng quát để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để các em học sinh đừng ngồi nhầm chỗ".
Chưa bao giờ sách văn học nước ngoài lại xuất hiện trên các kệ sách nhiều như bây giờ. Hầu hết các tác phẩm văn học đình đám, best seller, đoạt giải trong các cuộc thi lớn... đều nhanh chóng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở trong nước.
(Đọc Đỉnh cao hoang vắng, tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, Nxb Văn hóa dân tộc, 2016)
Đền thơ có bác Văn Thuỳ
Rạ rơm chộn rộn, vân vi nỗi đời
Thơ ca cứ tưởi tười tươi
Chéo ngoe cẳng ngỗng tơi bời gió mưa
Sáng 7/9, tại Hà Nội, buổi gặp gỡ và giao lưu cùng tác giả Trần Tố Nga nhân dịp ra mắt tác phẩm "Đường Trần" với chủ đề "Ngọn lửa không bao giờ tắt" đã được tổ chức với sự góp mặt của đông đảo độc giả các thế hệ.