2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Bìa 3 cuốn sách mới tái bản của cố nhà văn Băng Sơn
Nắm bắt những gì tinh túy nhất
“Đề tài về Hà Nội viết mãi cũng không hết. Tính từ khi có những cuốn sách viết về Hà Nội cho đến ngày nay thì có lẽ đã là một khối lượng khổng lồ. Trong tương lai vẫn sẽ còn nhiều người viết về Hà Nội, bởi lẽ trải qua quá trình bị bồi lấp, gạt bỏ những lớp phù sa, thì Hà Nội vẫn còn lấp lánh nét văn hóa… Tuy nhiên, sức sống của tản văn Băng Sơn vẫn còn, do người ta thấy được cái nhân, cái tâm trong đó. Có những cái rất nhỏ mà chỉ những người lọ mọ, yêu thích mới khám phá ra”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến |
Nhà văn Băng Sơn (1932 - 2010) có sở trường viết tùy bút. Ông từng là một trong 5 cây bút viết khỏe nhất (ngũ hổ) của làng viết văn, viết báo Hà Nội. Ông đã đi khắp đất nước nhưng chỉ thích sống ở Hà Nội. Mặc dù không sinh ra tại Hà Nội nhưng ông đã sống và gắn bó với mảnh đất này gần như suốt cuộc đời mình. Con trai cố nhà văn Băng Sơn, nhà báo Trần Phương Quang nhớ lại: “Hình ảnh đặc trưng nhất của cha tôi là mái tóc dài và chiếc xe đạp. Có lẽ vì ngày ngày nhẩn nha đạp xe nên từng ngõ ngách, từng gốc cây ông đều thuộc và nắm bắt được những gì tinh túy nhất. Tất cả ông dành hết cho Hà Nội, thu nạp chất liệu vào mình để rồi lúc nào đó đưa lại vào các trang văn”.
Qua các trang sách, người đọc cảm nhận được tình yêu rất lớn ông dành cho Hà Nội, không phải do ông viết về cái gì đó to tát hay ghê gớm mà từ những điều dung dị, đời thường. Đó là thú chơi, thú ăn tinh tế của người Hà Nội hay những người bạn tâm giao, những con phố, cây xanh ở Hồ Gươm... Nghiên cứu sâu văn hóa ẩm thực người Hà Nội, Băng Sơn viết nhiều bài giá trị về cách ăn mang tính văn hóa cao độ trên đất kinh kỳ này, từ Ăn gì ngày Tết?, Quà Hà Nội và người Hà Nội ăn quà, Phở, Bún chả, Bún thang, Chả cá… đến Canh sấu mùa hè, Mắm đồng, Rau húng Láng, Gia vị… Ông cũng thích thú khi lang thang qua những con phố Hà Nội, mơ màng ngắm những đám mây bay và đắm say trong mùi hoa sữa.
Không chỉ dừng ở tả lại cảm xúc của cá nhân đối với nơi nhà văn đi qua, món ăn ông thưởng thức, mà mỗi trang sách còn là nhân cách, và những cảm nhận thú vị của ông về Hà Nội. Chính điều này làm nên sự khác biệt của Băng Sơn so với những nhà văn khác viết về Hà Nội như: Tô Hoài, Vũ Bằng, Thạch Lam hay gần đây là Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà... “Văn của Băng Sơn không giống ai. Ông viết nhẹ nhàng, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, chân thành và rất thực. Giọng điệu nhẹ nhõm, ngôn ngữ ông sử dụng bình dị và rất đời thường. Thi thoảng ông cũng làm chữ, cũng véo von, nhưng đó chỉ coi như là những nét chấm phá” - nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến nhận xét.
Lưu giữ ký ức
Là người có nhiều nghiên cứu về Hà Nội, nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, những trào lưu của giới trẻ đô thị ngày nay còn “thua xa các cụ” ngày xưa. Ví dụ, có một thời, 6 sàn nhảy dọc con phố Khâm Thiên luôn chật kín quý ông comple bảnh bao, cùng các quý cô diện áo dài, váy đầm lộng lẫy với mái tóc rẽ ngôi lệch được cho là nổi loạn thời bấy giờ. Muốn hình thành các thú chơi thì điều đầu tiên phải có tiền, nhưng có tiền cũng phải là người chịu chơi, biết chơi. Do đó thú ăn chơi của các cụ xưa rất đặc sắc và giàu văn hóa. Ví dụ, người Hà Nội thường gọi các món phở, bánh cuốn... là quà sáng. Quà là thứ ăn chơi, ăn vui, khi nâng tầm lên ở mức thưởng thức thì sẽ trở thành văn hóa ẩm thực, chứ không phải là ăn để no.
Thú ăn chơi của người Hà Nội hiện nay dù còn phảng phất nét xưa nhưng đã có sự thay đổi, biến thiên theo thời gian. Chẳng hạn như trong cuốn Thú ăn chơi của người Hà Nội, nhà văn Băng Sơn có nhắc đến món xôi lúa, nay ít người bán và thay thế bằng món xôi chả, xôi thịt trên phố Nguyễn Hữu Huân; món bún chả hiện cũng không còn miếng mỡ chó “thì mất ngon” nữa. Hay phở bò trước kia có vị ngọt của xương bò, màu nước trong nhờ sá sùng, và thơm lựng của hương quế, hồi... thì nay có dăm bảy loại phở khác nhau...
Cùng với sự phát triển, người Hà Nội hiện đại sản sinh ra nhiều cái mới, thú chơi, ẩm thực biến hóa theo gu của thời đại. Nhà báo Trần Phương Quang, con trai cố nhà văn Băng Sơn cho rằng, không thể so sánh và nói thời nào hơn, bởi văn hóa không thể đặt lên bàn cân mà sẽ tùy theo cách đánh giá, cảm nhận của mỗi con người, mỗi thời đại. Tuy nhiên, những cuốn sách về cuộc sống người Hà Nội xưa sẽ giúp thế hệ hôm nay hiểu hơn về văn hóa đất kinh kỳ, hoài niệm về một miền ký ức. Và ký ức sẽ giúp ta sống tốt hơn cho ngày hôm nay.
Theo Minh Vân - ĐBND
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).