NGUYỄN QUANG HÀ
Các bạn đi Mỹ về, hầu như ai cũng kể về một công trình độc đáo ở Washington, đó là đài tưởng niệm các chiến binh Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm không phải một tháp cao, mà là một bia đá.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà bên bia đá Washington ghi tên của 5 vạn 8 nghìn binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Việt Nam
Sự độc đáo đó gây tò mò cho người nghe, cho nên trong chuyến đi Washington vừa rồi, nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là đài kỷ niệm Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, khách Việt Nam đều gọi đó là tháp bút chì, bởi trông nó mỏng manh như chiếc bút chì dựng đứng. Điều đáng nói là quy định của Washington, tất cả kiến trúc ở thủ đô, không được cao hơn tháp bút chì này, nên nhà cửa ở thủ đô Mỹ rất nhẹ nhàng, mát mẻ.
Ngay sau khi đến thăm đài kỷ niệm Washington, chúng tôi đến thăm bia đá. Có thể gọi đây là bia đá, vì nó gồm những phiến đá cao l,8m ghép chặt lại với nhau tạo nên chiều dài của bia gần 100 mét. Đá màu đen, trên mặt bia khắc chữ trắng tên của 5 vạn 8 nghìn binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Việt Nam. Ngay trước tấm bia dài ấy là con đường tuy không thật rộng, nhưng đủ không gian cho từng đoàn khách đi tham quan.
Hầu như khách đến Washington ai cũng tới thăm bia đá này, nên suốt ngày khách trên đường trước bia đá rất đông đúc. Mọi người đều đứng sát bia để đọc tên người được khắc màu trắng trên bia ấy. Và hầu như trên tay người nào cũng có máy ảnh nên chụp lia lịa, và nhờ bạn cùng đi chụp lại cho mình hình đứng bên bia để ghi lại kỷ niệm nơi mình đã đến.
Trên đường đến cả hai phía đầu bia đều có một giá sắt, đặt trên đỉnh giá là một quyển sách rất dày ghi tên đầy đủ 5 vạn 8 nghìn người trên bia. Sách được đặt trong hộp rất cẩn thận để tránh mưa gió.
Người đến thăm chỉ trỏ vào bia và nói với nhau rất nhiều chuyện. Câu được nói ra cùng một nội dung, với giọng điệu cùng một tâm trạng:
- Mỹ gây chiến với nhiều nước trên thế giới nhằm làm cho mình ngày một giàu lên để làm bá chủ thế giới. Hầu như Mỹ đã giành phần thắng hết cả, nhưng duy nhất cuộc chiến tranh Mỹ gây ra trên đất Việt Nam là Mỹ bị thua. Bia ghi tên những người chết trận này là bằng chứng cho cuộc thất bại ấy.
Người dẫn đường chúng tôi đi tham quan kể rằng Mỹ định lập tại Washington một nghĩa trang cho binh sĩ Mỹ tử trận, nhưng mất nhiều không gian quá, cuối cùng quyết định lập một đài tưởng niệm. Washington đã phát động, giống như một cuộc thi vẽ các ý tưởng về đài tưởng niệm Mỹ. Cuối cùng hình tượng bia đá này của nhà điêu khắc người Mỹ gốc Trung Hoa tên là Mai Gia đã được chọn và hình thành bia đá dài như ngày nay chúng ta được thấy.
Là những người Việt Nam, lại chính là những cựu chiến binh đã từng cầm súng đánh Mỹ, trong cuộc chiến tranh ái quốc, bây giờ lại được nghe ngay trên đất Mỹ nhận xét đó, chúng tôi nhìn nhau cười. Vì chính chúng tôi đã chứng kiến Mỹ giúp Ngụy đối đầu với dân Việt Nam, Ngụy thua, Mỹ phải đem quân sang thế chân Ngụy. Mỹ tưởng vũ khí hiện đại nhất thế giới trong tay người Mỹ sẽ bắt Việt cộng phải giơ tay đầu hàng, ai ngờ Mỹ thua, phải rút quân về thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, kết cục Ngụy đã phải cúi đầu để Việt Nam thống nhất. Ý đồ biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới tận vĩ tuyến 17 đã thất bại hoàn toàn.
Với chúng tôi, hàng bia giữa Washington kia là một tượng đài chiến thắng. Chúng tôi nghĩ như vậy.
Chúng tôi được nghe kể lại rằng: Sau khi hàng bia kia được dựng lên phơi bày sự đau xót ấy ra giữa mảnh đất thiêng đầy nhạy cảm giữa Washington, nhiều người Mỹ thấy đau lòng, nhục nhã quá nên đề nghị chính quyền nghiên cứu lại. Trước tình hình ấy, chính quyền Washington đã cho dựng một cụm 4 tượng, có hai tượng đáng được kể, một là 3 người lính thủy quân lục chiến đang hăng hái lên đường và tượng thứ hai là một người lính Mỹ bị thương đang nằm trên tay người nữ cứu thương ngoài mặt trận.
Nguyên là người lính trên chiến trường đánh Mỹ, nay được chứng kiến toàn bộ khung cảnh đầy hoành tráng này, chúng tôi thầm hiểu phía đằng sau hàng bia và cụm tượng kia là sự phản kháng chiến tranh của nhân dân Mỹ trước biết bao cảnh đau thương mà Mỹ đã gây ra trên khắp thế gian này.
Và chúng tôi chợt nhớ, trên đất nước Việt Nam của chúng ta có tới 3000 nghĩa trang liệt sĩ, quả là chúng ta đã “sẵn sàng hy sinh tất cả để giành độc lập, tự do cho đất nước”. Đó là niềm tự hào, lòng quật cường của dân tộc ta trước bất cứ kẻ thù nào.
N.Q.H
(SH286/12-12)
Nhà văn và ký giả Hoa Kỳ Patrick Smith, vị khách của Đại Hội 8 những nhà văn Xô Viết, đã tiếp nhận nhiều lời mời từ những đồng nghiệp Nga suốt thời kỳ ông lưu lại Moscow.
I. VÔLEVIC
Ở đất nước chúng tôi người ta viết rất nhiều Anne Frank, về cuộc đời ngắn ngủi đầy bi thương của cô. Rất nhiều bài báo và những bài bút ký viết về Anne Frank và tập "Nhật ký" của cô.
VAXIN BƯCỐP
IRINA RISINA thực hiện cuộc trao đổi và ghi lại trên báo Văn Học 14-5-1986.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười, Nhà hát chính kịch và hài kịch Matxcơva ở Taganca lại đưa lên sân khấu một vở cũ trong kịch mục của mình.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Người bạn gái Nga đầu tiên tôi quen ở Mátxcơva là Anna Platônôpna, một cô gái có bộ tóc đen nhánh xõa lên đôi vai tròn kiểu tóc thề, đôi mày đen vẽ nhánh cong trên gương mặt lúc nào cũng tỏa ra cái chất trong sáng của tâm hồn, nói tiếng Việt thành thạo với giọng mũi thoảng nhẹ thực dễ thương.
LTS: Ông Nguyễn Thạch Giang từ Hà Nội đã gửi cho chúng tôi bài viết này kèm theo một bức thư rất chí tình. Bài viết là một tư liệu quí và thú vị, lại rất phù hợp với số báo kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết và nội dung bức thư của ông Nguyễn Thạch Giang, thay cho lời tòa soạn.
"Tôi viết văn không nhằm đoạt giải thưởng hay sự công nhận. Tôi cảm thấy vinh dự, nhưng tôi nghĩ rằng phần thưởng này là thành tích chung của các nhà văn châu Phi".
MAI KHẮC ỨNG
Tùy bút
Từ Luân Đôn máy bay của hãng hàng không British Airways đưa chúng tôi sang Boston vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2001. C. David Thomas, Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương bên Mỹ đón chúng tôi về nhà riêng tại 20 Welster Court Neuton Centre.
Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.
HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
NGUYỄN CHIẾN
Không bao giờ Graham Green kể về các tác phẩm của mình trước khi ông đặt dấu chấm hết và đưa chúng tới nhà Xuất bản.
Vicki Convington (sinh ngày 22/10/1952) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam Hoa Kỳ (Về dưới mái nhà/ Gathering Home, Chim thiên đường/ Bird of Paradise, Chuyến đêm về nhà/ Night Ride Home, và Nhà trọ cuối cho đàn bà/ The Last Hotel for Women).
DƯƠNG VĂN TƯỜNG
Truyện ký
Rời Vancouver, chúng tôi không dùng máy bay mà rủ nhau xuyên biên giới qua Mỹ bằng chiếc Acura. Nỗi buồn xa Canada vơi đi với người bạn đồng hành.
HIỆU CONSTANT
Cuộc đời và sự nghiệp
François Cheng sinh năm 1929 tại thành phố Nam Xương. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu thư pháp, giáo sư đại học tại Pháp.
LTS: Valentin Raxputin là nhà văn lớn Xô Viết năm 1987 vừa tròn 50 tuổi. Các tác phẩm của ông như "Tiền cho Maria", "Hạn chót", "Sống và nhớ lấy", "Vĩnh biệt làng Matiôra", "Cháy nhà"... nổi bật lên niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người.
... Mỗi lần tôi đặt dấu chấm hết cho một tác phẩm, tôi nghĩ đó là tác phẩm hay nhất mình đã viết vì nó tương ứng với tuổi mình và thời điểm đó và tôi cho rằng trong khi đi xuyên qua cuộc đời, tôi bỏ lại sau lưng những cuốn sách của mình....
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký
Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.
A. L. BARDACH
Đạo sư hiền hòa Swami Vivekananda, vị tăng sĩ xứ Bengal đã mang phép tu yoga tới Hoa Kỳ, đang thiền định ở London, năm 1896.
Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Nhạc Walther Giger & Camille Huyền
Tiếng hát Camille Huyền
Ghi ta Walther Giger
LGT: Ursula Wills-Jones lớn lên ở Gloucestershire và sống ở Bristol. Người dân và các địa danh ở vùng Tây - Nam nước Anh là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của bà. Bà viết truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Các tác phẩm của bà được phát trên Radio 4 của BBC và diễn ở Bristol Old Vic. Bà cũng là cộng tác viên của chuyên mục Comment is Free của tờ báo Guardian.