Ảnh: vietbao.vn
Trong lòng mỗi người chúng ta lại thầm nghĩ về Bác - trong sự nghiệp cách mạng cao cả, vĩ đại của Người, trong cuộc sống thanh tao, đạm bạc, ung dung, tự tại của Người, và với riêng mỗi chúng ta, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, những gì mà Bác Hồ đã ân cần nhắc nhở, dậy dỗ, vừa với tư cách là lãnh tụ, vừa là một Nhà Văn hóa lớn, hơn bao giờ hết, lại càng trở nên sống động, da diết và tha thiết đến nhường nào? 1. Trong Nhật ký trong tù, Bác Hồ đã viết: Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây? Có lẽ, vốn sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong tiếng ru của mẹ với những câu hò ví dặm, những điệu hát phường vải bay bổng trên dòng sông Lam xứ Nghệ, lại được tiếp xúc với bao nhiêu nhà chí sĩ yêu nước, vừa là những nhà hoạt động cách mạng, vừa là những nhà thơ đầy khí phách, tâm huyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là người rất mê thơ, sành điệu về thơ và cũng đầy cảm xúc thi ca. Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, thử thách, chông gai đã buộc Người phải tạm quên thơ ca mà theo tiếng gọi non sông cứu dân, cứu nước. Và chỉ khi đã bị kẻ địch cầm tù, Bác Hồ mới tiếp tục “ngâm thơ”, “làm thơ”, vừa để nâng cao chí khí của mình, vừa đợi đến ngày tự do để tiếp tục hoạt động cách mạng, và Nhật ký trong tù đã minh chứng cho một tâm hồn đầy thi sĩ của Bác. Nhưng trước khi làm thơ, vào những năm đầu thế kỷ 20, Hồ Chủ tịch đã là một nhà báo lớn, tờ Người cùng khổ - Le Paria - với nhiều bài viết sắc sảo đầy tính chiến đấu, cùng những vở kịch, tranh minh họa, tranh châm biếm đả kích bọn đế quốc, thực dân đã khẳng định tên tuổi của Người trong giới báo chí tại Pháp. Đặc biệt, nhiều bức tranh đả kích do Người vẽ, đến nay vẫn còn giá trị và cũng chứng minh tài năng đa dạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, cùng với những hoạt động ở Pháp, trong mối quan hệ của Bác với những nhà văn hóa, những nhà văn, họa sĩ, nhà thơ nổi tiếng, Nguyễn Ái Quốc luôn được đánh giá là một người am hiểu tường tận và sâu sắc cả văn hóa Phương Đông lẫn văn hoá Phương Tây. 2. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Toàn quốc Kháng chiến bùng nổ, Hồ Chủ tịch lại cùng Trung ương Đảng trở về chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo cuộc chiến đấu thần thánh giải phóng dân tộc. Trong trăm công nghìn việc của một vị lãnh tụ tối cao, Hồ Chủ tịch đã bắt đầu đặt những nền móng đầu tiên cho lý luận, thực tiễn một nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam. Năm 1948, trường Mỹ thuật kháng chiến, rồi các Đoàn văn công - kịch nói, ca múa nhạc, chèo, tuồng… cùng các cơ quan văn hóa, văn nghệ ra đời và phát triển một cách đồng bộ, mạnh mẽ. Rồi nền điện ảnh non trẻ Việt Nam, nhiếp ảnh thô sơ, tinh giản cũng ra đời. Nhà Điện ảnh Xô Viết nổi tiếng Các-men, người đã làm nên những thước phim tài liệu lịch sử vô giá về cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, sau này, trong nhiều hồi ức của mình, đã ca ngợi Bác Hồ là người rất am hiểu về điện ảnh, và trong nhiều cuộc trao đổi, luận bàn với Các- men, Người đã có nhiều ý kiến hết sức sâu sắc, quý giá. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định (Giải thưởng Hồ Chí Minh), đã kể nhiều kỷ niệm về Bác, trong đó có câu chuyện, khi nghe một nghệ sĩ trẻ kêu ca về phương tiện nghèo nàn, khó khăn, Bác đã hết sức cảm thông, chia sẻ, nhưng rồi Người nói - Từ trong cái khó, mới ló cái khôn - và cũng chính từ thời kỳ đó, nền nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu làm nên sự nghiệp của mình. Tóm lại, có thể nói rằng, từ sau ngày Toàn quốc Kháng chiến đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), tại trung tâm căn cứ địa cách mạng, Hồ Chủ tịch là người đã lãnh đạo, dẫn dắt, đưa đường, chỉ lối, đặt nền móng cho nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam. 3. Năm 1955, hòa bình hoàn toàn lập lại trên miền Bắc, đất nước ta bước vào một giai đoạn mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, công nghiệp hóa XHCN, đấu tranh thống nhất nước nhà. Và trong không khí náo nức, hồ hởi, say mê của cuộc sống mới, cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, một luồng gió sáng tạo mới trong văn hóa, văn nghệ đã bừng lên. Từ năm 1957, các Hội sáng tạo Văn học, Nghệ thuật - văn học, thơ ca, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, múa, xiếc, múa rối... rồi các Trường Nghệ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Trường Múa, rồi các Đoàn văn công - tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, văn công Nam Bộ, văn công Liên Khu 5... lần lượt ra đời. Trong nhiều tấm ảnh tư liệu quý giá còn lưu giữ đến nay, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn tươi cười xuất hiện cùng anh chị em văn nghệ sĩ - lúc thì Bác ở trụ sở Liên hiệp VHNT, lúc thì ở các trường nghệ thuật, lúc thì múa hát cùng các cháu thiếu nhi, lúc thì ở đoàn văn công… với những lời dậy dỗ quý báu, chân tình, đầy thương yêu sâu sắc, cảm thông những khó khăn, thử thách trong công việc lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, và chính Bác Hồ cũng khẳng định một vị trí cao quý, vinh quang của người nghệ sĩ cách mạng Việt Nam - Văn hóa, Văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. 4. Cũng trong suốt nửa sau của thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, những chỉ thị, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ vẫn còn là những bài học lớn, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Càng ngẫm nghĩ lời Bác, chúng ta càng thấy thấm thía, càng thấy sâu sắc và từ thực tiễn hoạt động sáng tạo nghệ thuật, quả thật, nhiều lúc chúng ta đã gieo vừng ra ngô mà không hề hay biết. Đó là có một thời kỳ cải tiến, cách tân dẫn đến phá chèo, mà có người nói vui là chẹo, chéo, chẽo chứ không còn là chèo nữa. Người ta biến chèo thành kịch có bài hát mới, vừa chắp vá, vừa nhộn nhạo, vừa Ta lại cả vừa Tây. Người ta đưa cả ca khúc “sến”, với dàn trống Tây, kèn Tây, ghi ta Tây vào chèo, lấy cớ là ăn khách, để bỏ đi hàng loạt các làn điệu, lời ca của chèo cổ, cũng như bỏ đi bộ gõ, đàn nguyệt, đàn đáy, nhị, sáo, đàn bầu... trong sáng tác âm nhạc. Nhưng rất may, sau một thời gian không lâu láo nháo như thế, chính người nghệ sĩ cũng đã nhận ra và tự điều chỉnh những quan niệm sáng tạo về những loại hình nghệ thuật đã có từ ngàn xưa của ông cha. Rõ ràng, đến nay, sự cách tân của chèo - tiếp thu những tinh hoa của truyền thống cùng những tìm tòi hiện đại, tiên tiến - đã mang lại những hiệu quả mới, những dấu ấn mới, những chất liệu mới, mặc dù chặng đường sáng tạo nghệ thuật, còn rất nhiều khó khăn, thử thách. Cũng như chèo, nghệ thuật cải lương và ca múa nhạc cũng qua những thời kỳ gieo vừng ra ngô như thế. Người ta không diễn cải lương mà chỉ cần ca, ca thật hay, không chỉ đổ 6 câu vọng cổ, mà là bắn hàng trăm chữ liên hồi, liên tục. Rồi hóa trang, phục trang cứ như tích Tầu, La Mã, xanh xanh, đỏ đỏ lòe loẹt, kim sa, kim tuyến vô tội vạ. Trong ca nhạc thì không còn là hát nữa, mà là hú hí điên cuồng, trang phục hở hang, khêu gợi, nhảy nhót tán loạn, xập xí, xập ngầu, vừa pha cả Úc, Phi, Mỹ, Á, Âu, ánh sáng lập lòe, khói bay mù mịt... Những người có tâm trong giới văn hóa, văn nghệ và khán giả thì không đồng tình. Báo chí, công luận lên tiếng kịp thời, đúng lúc. Vì thế, một trật tự, kỷ cương về văn hóa, văn nghệ đã dần được thiết lập - vừng đang trở lại là vừng, chứ không phải là ngô nữa. Bài học chớ gieo vừng ra ngô của Bác Hồ lại càng thấm thía, sâu sắc hơn bao giờ hết. Viết về Bác, sự nghiệp của Người, đạo đức của Người, tư tưởng của Người, công lao của Người với Cách mạng Việt Nam, đã có không biết bao nhiêu công trình cả trong nước và trên thế giới, của các nhà khoa học, văn hóa, văn nghệ sĩ... lừng danh, mà trong đó, không ít người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Bác. Bởi thế, những dòng viết này của tôi, chỉ là một vài suy nghĩ, tâm sự của một người nghệ sĩ quê hương xứ Nghệ, đã 40 năm nặng lòng với văn học, nghệ thuật; đúng vào dịp Kỷ niệm 120 năm, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - một người Việt Nam đẹp nhất - Nhà Văn hóa, nhà thơ Hồ Chí Minh! L.H.Q (255/5-10) |
NGUYỄN QUANG THIỀU
Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.
TRẦN HỒ
Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).
ĐỖ TẤN ĐẠT
(Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)
VƯƠNG TRỌNG
Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.
(Một đôi chỗ cần lưu ý)
CHU TRỌNG HUYẾN
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)
Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.
ĐỖ LAI THÚY
Khi mọi thần thoại gãy đổ, thơ chính là nơi thần linh trú ngụ. (Saint John Perse) |
Tôi không tiến đi đâu cả, Tôi là hiện tại. (Pablo Picasso) |
TRẦN THÙY MAI
(Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)
HỒ THẾ HÀ
Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng:
UÔNG TRIỀU
Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.
Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.
PHẠM PHÚ PHONG
Rừng sâu có trước các dân tộc,
sa mạc đến sau con người
(F.R.de Chateaubriand)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.
VŨ THÀNH SƠN
Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.
THÚY HẰNG
Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
ĐÔNG HÀ
Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng.