Ba bài thơ về Đức Phật của Rainer Maria Rilke

10:53 11/06/2008
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

R. M.Rilke là một trong những thi hào quan trọng nhất của dân tộc Ðức. Trong số các tư tưởng gia và thi nhân Ðức, tên tuổi ông đứng bên cạnh các đại thi hào Goethe, Schiller, Hölderlin. Cũng như những tác phẩm của H. Hesse, những bài thơ về Ðức Phật của R. M. Rilke đã được giới Phật tử trên thế giới truyền tụng từ lâu. Trong các thập niên từ 30-60 thế kỷ 20 và về sau, văn chương của Rilke được giới thức giả Việt Nam biết đến qua những tác phẩm dịch bằng tiếng Pháp.
Với các bài thơ về Ðức Phật, Rilke đã xuất hiện trước giới trí thức Phật tử VN thời ấy như một “người Ðức trầm lặng”, nhạy cảm, tế nhị và khiêm cung. R. M. Rilke không phải là Phật tử, ông cảm hứng làm thơ về Phật. Ðọc 3 bài thơ về Phật, thoạt tiên ta có cảm giác ông đang đứng xa nhìn về một biểu tượng tôn giáo. Ông nhìn Phật như một người lạ hay một người “hành hương xa lạ” (Rilke, Buddha 2), cách xa, thoáng chút nghi hoặc, ngập ngừng, tò mò dò dẫm, còn thế tục, như thái độ tìm hiểu của một người Tây phương tầm thường, rồi chưa đầy một thoáng quay người, bỗng nhiên người ấy biến mất mà chỉ còn thi nhân đứng đó, tràn ngập cảm xúc và rung động của con tim trí tuệ: Rilke đã hiểu Phật, thấy, ngộ, lần theo “hướng của con tim” (Rilke, Briefe, ebd). Rilke gặp Phật trong tự tính sâu xa và hồn nhiên của ý niệm chân lý toàn diện nhân bản tại thế ấy. Chính thể nghiệm thi ca “tâm truyền tâm” này đã làm cho R.M. Rilke trở thành một khám phá mới cho sự liễu tri kinh nghiệm chứng ngộ trong Thiền học đối với các nhà Phật học Tây phương...
THÁI KIM LAN (dịch và giới thiệu)



BUDDHA -  ÐỨC PHẬT

Dường như Ngài đang lắng nghe. Tĩnh lặng: cõi xa…
Ta dừng lại và không còn nghe im lắng
Và Ngài là vì sao. Và những sao trời khác lạ,
mờ mịt mắt trần, lũ lượt về quanh tinh đẩu sáng. 

Ôi, Ngài là tất cả. Chân như đó, có phải ta chờ
Ngài thấy ta? hay Ngài cần phải thấy?
Thảng như nơi đây ta phủ phục trước Ngài,
Ngài vẫn như loài thú hồn nhiên trầm sâu tự tại.  
 
Thế rồi điều dục ta dứt bỏ để tìm Ngài
 “cái ấy” từ triệu kiếp luân lưu trong thân Thế giải[i]
Như Lai[ii], đấng xả bỏ những gì con người từng trải.
Và đấng từng trải những điều khuyên người lầm lạc bỏ mê.


Rainer Maria Rilke, cuối năm 1905


Buddha

Als ob er horchte. Stille: eine Ferne…
Wir halten ein und hören sie nicht mehr
Und er ist Stern. Und andere große Sterne,
die wir nicht sehen, stehen um ihn her.

O er ist alles. Wirklich, warten wir,
daß er uns sähe? Sollte er bedürfen?
Und wenn wir ihn hier vor ihm niederwürfen,
er bliebe tief und träge wie ein Tier.

Dann das, was uns zu seinen Füßen reißt,
das kreist in ihm seit Millionen Jahren
Er, der vergisst, was wir erfahren,
und der erfährt, was uns verweist.

Rainer Maria Rilke, Ende 1905


ÐỨC PHẬT TRONG HÀO QUANG
– Buddha in der Glorie

Tâm của toàn Tâm, Nhân của Nhân
Quả Hạnh Nhân - vừa viên thành, thấm ngọt
Cái TẤT CẢ ấy vút đến sao trời muôn một
Là xác thịt quả nhân: xin chào hân hạnh! 

Hãy xem! Nơi thân này còn chi vướng bận,
trong vô cùng là lớp vỏ ngoại thân
và ở đó nhựa dâng đầy tràn ứ
và bên ngoài ấp ủ ánh hồng quang

Bởi lẽ trên tận đỉnh cao kia, tròn đầy rực sáng
Vầng thái dương đang chuyển bóng tà dương            
Nhưng “quả thật”  chính từ trong trái hạnh
đã trỗi mầm nhân vượt qua mọi vầng dương.

Budha in der Glorie

Mitte aller Mitte, Kern der Kerne
Mandel, die sich einschließt und versüßt
Dieses Alles bis an alle Sterne
Ist dein Fruchtfleisch:sei gegrüßt

Sieh, du fühlst, wie nichts mehr an dir hängt
Im Unendlichen ist deine Schale,
und dort steht der starke Saft und drängt
Und von außen hilft ihm ein Gestrahle.

Denn ganz oben werden deine Sonnen
Voll und glühend umgedreht
Doch in dir ist schon begonnen,
was die Sonnen übersteht.

BUDDHA – ÐỨC PHẬT

Từ đàng xa, rụt rè, lạ lẫm, 
kẻ hành hương cảm nhận
tượng đâu mà vàng chảy thành giòng
như thử có các nhà giàu hối lỗi ăn năn
đem hết của dấu kín chất lên thành đống.

Nhưng lại gần hơn, y bỗng phát điên 
Trước vẻ cao cả của  nét mày thanh thoát
Ðây chẳng thấy  bộ tách trà qúi tộc  
Cũng không hoa tai trang sức quí phu nhân

Nào có ai biết nói dùm cho,
hiện vật gì đã được bỏ vào nung chảy,
để bức tượng này trên đài hoa ấy
 
được dựng lên: lặng lẽ hơn, vàng dịu êm hơn
một pho tượng vàng ròng và toàn thể chu thân
(cũng) sờ nhẹ không gian như thoa nhẹ chính mình.
19. 7. 1906, Paris

BUDDHA

Schon von ferne fühlt der fremde scheue
Pilger, wie es golden von ihm träuft:
So als hätte Reiche voller Reue
Ihre Heimlichkeiten aufgehäuft.

Als näher kommend wird er irre
Vor der Hoheit dieser Augenbraun:
Denn das sind nicht ihre Trinkgeschirre
Und die Ohrgehänge ihrer Fraun.

Wüßte einer denn zu sagen,
welche Dinge eingeschmolzen wurden, um
dieses Bild auf diesem Blumenkelche

aufzurichten: stummer, ruhiggelber
als ein goldenes und rundherum
auch den Raum berührend wie sich selber.
Rainer Maria Rilke, 19. 7. 1906, Paris



[i] Hai câu này đã được dịch thoát nghĩa theo tinh thần đạo Phật
Từ ức kiếp luân lưu trong thân Thế giải
Mầm thiện duyên thúc dục đến bên Ngài
Thế giải hay Thế gian giải là một danh hiệu của Phật, người giải phóng thế gian.

[ii] Như Lai: kẻ đến như thế hay Tathagata là danh hiệu của Phật

10 danh xưng truy tặng cho Ðức Phật là: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, Phật thế tôn.

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.