Sakharov sống trong một tòa nhà đồ sộ và không mấy vui vẻ ở Matxcơva. Tòa nhà do những tù nhân chiến tranh Đức thiết kế và xây dựng trên những công trường đã bị ném bom suốt thời chiến tranh.
Nhà vật lý Nga Andrei Sakharov - Ảnh: internet
Gian nhà có một hành lang và hai phòng liền nhau. Có cả một chồng thư từ trên chiếc kệ sách kiểu cũ. Chiếc phong bì trên cùng ghi một cách đơn giản: "Viện sĩ Hàn Lâm Sakharov, Matxcơva".
Khuôn mặt của Sakharov không hẳn là đẹp trai đó, là một khuôn mẫu của trí thức Nga, một khuôn mặt bạn dễ nhận ra giữa đám đông.
Để miêu tả tầng lớp trí thức Nga, Chekov đã làm cho họ trở thành những kẻ yếu đuối, tựa như không có xương sống. Nhưng yếu mềm và lịch sự vẫn chưa đủ. Nói đến trí thức Nga còn phải kể đến sự trung thành. Trong chiếc áo khoác màu đỏ thẩm, sơ mi ca rô, quần Jean (vải nội hóa), giày vải cũ mòn, Sakharov vẫn không bao giờ để mất tính chất trí thức Nga. Lúc bạn nói chuyện với ông, ông ta thường hơi ngoảnh đầu sang một bên để bạn hầu như chỉ nhìn ông về một phía. Nhưng bạn có cảm giác rằng ông ta đang lắng nghe, đang tập trung vào điều bạn đang nói. Và bạn sẽ thán phục ông về sự tập trung khả năng hiểu được điều mà bạn muốn diễn tả.
Sự đào luyện một con người không phải chỉ là vấn đề của nền giáo dục, nó còn là vấn đề quan tâm đến kẻ khác và ý thức mạnh mẽ về lòng danh dự.
Sakharov là một kẻ bướng bĩnh, điều ấy vừa có lợi vừa bất lợi. Điều ấy có thể là một sự bất lợi trong cuộc sống gia đình, nhưng nó đã không xảy ra.
Có người đã nói đùa: "Tôi nghĩ rằng những Viện sĩ Hàn Lâm thì không nên ăn mặc như thế". Và ông trả đũa: "Thế anh biết chắc những viện sĩ Hàn lâm nên trông giống thế nào ạ?"
Có điều có thể chắc chắn là Sakharov luôn luôn mệt mỏi.
Một trong những người viết tiểu sử của ông có lần đã cho hay rằng trước lúc ngủ Sakharov không đọc gì ngoài những chuyện trinh thám.
Sự thể không phải vậy. Chúng ta hãy xem xét những kệ sách chất đầy tác phẩm cổ điển Nga đã cũ mòn mà xem - Sách vẫn là một thứ tiêu khiển của gia đình Sakharov. Ngày nay họ còn xem T.V. Họ còn vào thư viện Gorky để bổ sung nguồn thông tin đang thiếu hụt của họ - ngay cả về trận bóng đá. Bây giờ họ xem hầu như tất cả mọi thứ bởi chỉ có một nguồn thông tin duy nhất.
Nhà của họ thường đông đảo khách. Nhưng không phải tất cả mọi người đều chia sẻ cảnh ngộ của ông. Vì vậy, những quan điểm của ông trong bài khái luận "Sự tiến bộ, cùng tồn tại hòa bình và sự tự do tư tưởng" của ông vào năm 1968 đã không được nhiều người phương Đông và phương Tây đồng tình.
Sakharov xem bài khái luận như một bảng tóm lược tư tưởng của nhiều người, bao gồm cả Bertrand Russell, Albert Einstein, Niels Bohr và nhiều nhà khoa học Xô Viết khác. Vào năm 1975, ông tập hợp những tư tưởng của họ trong tập sách "Đất nước tôi và Thế giới". Tất nhiên là có một số điểm tương đồng giữa những điều Sakharov đã phát biểu lúc đó và những điều bây giờ chúng ta đang nói. Nhưng Sakharov không thể tự cho mình là một kẻ ảo tưởng. Ông ta chỉ nghĩ một cách giản đơn rằng một điều gì đó đã giúp ông hội nhập những tư tưởng của quần chúng vào chính sách của chính phủ. Ông miêu tả công cuộc đổi mới như một bước phát triển rộng lớn cho đất nước Liên Xô và cho phần còn lại của thế giới.
Andrei Sakharov đã và vẫn là một người tham gia tích cực vào quá trình ấy.
Ông thường có quan điểm riêng về những gì tạo nên một thái độ tận tụy đối với hành tinh này.
Sau khi đông đảo khách khứa đã ra về. Sakharov tự mình sửa soạn bữa ăn. Nhiều vị khách đề nghị để họ làm công việc đó, để ông có thể sử dụng thời gian vào công việc có ích hơn. Ông đã lịch sự nhưng cương quyết từ chối.
Sau đó có người đề cập đến công việc bếp núc lần nữa:
- Có phải đó là công việc ông thích thú không, thưa ông Andrei? và ông đã trả lời bằng một câu mà không ai đoán trước được:
- Không phải vị khách nào có thể cũng rửa bát một cách tận tụy được.
Tất nhiên không thể nào nói hết về công việc của ông. Những cú điện thoại, những cuộc viếng thăm, những cuộc phỏng vấn, những buổi tham khảo về khoa học. Andrei Sakharov còn là đồng Chủ tịch của tổ chức Quốc tế về sự sống còn và phát triển của nhân loại.
Sakharov thỉnh thoảng cũng nhắc lại những mẩu chuyện đùa cay đắng và điều mong muốn rằng ông có thể trở về Gorky dăm bảy tháng để tập trung cho việc nghiên cứu khoa học. Ông tự xem mình đã lạc hậu so với khoa học và muốn bước nhanh cho kịp. Ông cũng cảm thấy rằng tiềm năng của một nhà khoa học nơi ông chưa hề cạn.
Tiếng tăm đã đè nặng lên vai ông và đôi khi còn làm ông đau khổ.
Cũng như vào những năm 60, Sakharov đang nghiên cứu về những hạt cơ bản và vũ trụ luận trong mối liên hệ nội tại của nó - một lãnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh.
Cho rằng ngày nay số các nhà khoa học cũng nhiều như đối với cả lịch sử nền văn minh, Sakharov tự cho mình là một đốm nhỏ trong thế giới trí thức. Ông buồn lòng vì đã không làm được nhiều hơn và ông xem những năm 1960 là thời kỳ làm được nhiều việc phải của mình, sau đó Sakharov đã phải chọn lựa giữa những hoạt động xã hội và khoa học, ông đã không hối tiếc vì sự lựa chọn hoạt động ấy, mặc dầu khoa học vẫn là tình yêu đầu tiên và duy nhất của ông.
Sakharov thường làm việc đến nửa đêm. Trong những ngày này, ông thường ngồi ở bàn làm việc đến 3 hoặc 4 giờ sáng. Công việc thật vất vả, nhưng ông đã làm được nhiều. Mặc dầu làm việc cật lực, thức ăn hàng ngày của ông cũng đơn giản: Sauerkaut, xúp cải bắp, khoai lang, phó mát và rau.
Sau khi bà vợ đầu của ông mất, Sakharov quyết định ăn mỗi ngày một bữa. Ông đã sống như thế một thời gian. Bây giờ thì ông thích ăn ba bữa. Ông thường ra khu chợ rau cách xa nhà một khoảng đường với hai cái giỏ trên tay.
Ông thường không mấy bận tâm vì những chuyện vặt vảnh trong nhà. Nhưng bà vợ ông, Yelena Bonner, thỉnh thoảng lại sử dụng đến cái búa và cái tuốc nơ vít.
![]() |
Từ trái qua: Yelena Bonner, Sakharov và Sofiya Kalistratova, 1986 - Ảnh: wiki |
Có hai cách giải thích về lần gặp gỡ đầu tiên giữa Bonner và Sakharov. Andrei nói rằng họ đã gặp nhau ở nhà một người bạn vào mùa thu năm 1970. Yelena lại cho rằng họ đã gặp nhau trong một phiên tòa ở Kalyga. Lời giải thích của Yelena có vẻ chắc chắn hơn.
Ngoài ra còn có một cách giải thích thứ ba - xuất hiện trên nhiều tạp chí và trong cả một cuốn sách "bán chạy nhất" - cho rằng Bonner chạy theo Sakharov vì tiền.
Sakharov có nhiều tiền như vậy à? Vâng, đúng thế. Giải thưởng Nhà nước và tiền tiết kiệm của ông ta lên đến 139.000 rúp. Hai năm trước khi gặp Yelena, ông ta đã cống hiến số tiền đó cho Hội Chữ Thập Đỏ và Dự án về trung tâm Nghiên cứu Ung thư ở Matxcơva (bà vợ đầu của ông đã chết vì ung thư).
Gia đình Sakharov có mấy bức tranh. Có một bức là chân dung bà Ruth, mẹ của Bonner, người đã lấy vị Bí thư thứ nhất ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Acmêni và cũng là một ủy viên của Quốc tế Cộng sản, ông Gevork Alikhanov. Alikhanov đã bị bắt vào năm 1937. Ruth cũng bị bắt và sống mấy năm ở trong trại. Bà đã được phóng thích vào năm 1954 và trở về Matxcơva. Ông chồng bà thì không về nữa. Cũng không ai biết số phận của ông ra sao.
Ruth Bonner đã chết một cách yên lành cuối năm ngoái. Bà đã đi ngủ và sáng ra không còn thức dậy nữa.
Trước khi bọn trẻ ra nước ngoài, căn nhà nhỏ chứa đến bảy con người, bây giờ thì lại trong vắng vẻ quá.
Cuốn sách bán chạy nhất viết về Sakharov thì sao? Tác giả cuốn sách đã đến Gorky để phỏng vấn nhà khoa học ấy.
Sakharov đã yêu cầu một bài viết xin lỗi về những sai trái trong tập sách. Tác giả đã từ chối. Sakharov đã phát biểu: "Thật đáng tiếc là ngày nay người ta không được phép đấu súng", và một lần đã đập vào mặt vị khách ấy.
LÊ HÙNG VỌNG
(Theo báo Tin Matxcơva 6-88)
(SH33/10-88)
I. VÔLEVIC
Ở đất nước chúng tôi người ta viết rất nhiều Anne Frank, về cuộc đời ngắn ngủi đầy bi thương của cô. Rất nhiều bài báo và những bài bút ký viết về Anne Frank và tập "Nhật ký" của cô.
VAXIN BƯCỐP
IRINA RISINA thực hiện cuộc trao đổi và ghi lại trên báo Văn Học 14-5-1986.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười, Nhà hát chính kịch và hài kịch Matxcơva ở Taganca lại đưa lên sân khấu một vở cũ trong kịch mục của mình.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Người bạn gái Nga đầu tiên tôi quen ở Mátxcơva là Anna Platônôpna, một cô gái có bộ tóc đen nhánh xõa lên đôi vai tròn kiểu tóc thề, đôi mày đen vẽ nhánh cong trên gương mặt lúc nào cũng tỏa ra cái chất trong sáng của tâm hồn, nói tiếng Việt thành thạo với giọng mũi thoảng nhẹ thực dễ thương.
LTS: Ông Nguyễn Thạch Giang từ Hà Nội đã gửi cho chúng tôi bài viết này kèm theo một bức thư rất chí tình. Bài viết là một tư liệu quí và thú vị, lại rất phù hợp với số báo kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết và nội dung bức thư của ông Nguyễn Thạch Giang, thay cho lời tòa soạn.
"Tôi viết văn không nhằm đoạt giải thưởng hay sự công nhận. Tôi cảm thấy vinh dự, nhưng tôi nghĩ rằng phần thưởng này là thành tích chung của các nhà văn châu Phi".
MAI KHẮC ỨNG
Tùy bút
Từ Luân Đôn máy bay của hãng hàng không British Airways đưa chúng tôi sang Boston vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2001. C. David Thomas, Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương bên Mỹ đón chúng tôi về nhà riêng tại 20 Welster Court Neuton Centre.
Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.
HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
NGUYỄN CHIẾN
Không bao giờ Graham Green kể về các tác phẩm của mình trước khi ông đặt dấu chấm hết và đưa chúng tới nhà Xuất bản.
Vicki Convington (sinh ngày 22/10/1952) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam Hoa Kỳ (Về dưới mái nhà/ Gathering Home, Chim thiên đường/ Bird of Paradise, Chuyến đêm về nhà/ Night Ride Home, và Nhà trọ cuối cho đàn bà/ The Last Hotel for Women).
DƯƠNG VĂN TƯỜNG
Truyện ký
Rời Vancouver, chúng tôi không dùng máy bay mà rủ nhau xuyên biên giới qua Mỹ bằng chiếc Acura. Nỗi buồn xa Canada vơi đi với người bạn đồng hành.
HIỆU CONSTANT
Cuộc đời và sự nghiệp
François Cheng sinh năm 1929 tại thành phố Nam Xương. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu thư pháp, giáo sư đại học tại Pháp.
LTS: Valentin Raxputin là nhà văn lớn Xô Viết năm 1987 vừa tròn 50 tuổi. Các tác phẩm của ông như "Tiền cho Maria", "Hạn chót", "Sống và nhớ lấy", "Vĩnh biệt làng Matiôra", "Cháy nhà"... nổi bật lên niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người.
... Mỗi lần tôi đặt dấu chấm hết cho một tác phẩm, tôi nghĩ đó là tác phẩm hay nhất mình đã viết vì nó tương ứng với tuổi mình và thời điểm đó và tôi cho rằng trong khi đi xuyên qua cuộc đời, tôi bỏ lại sau lưng những cuốn sách của mình....
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký
Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.
A. L. BARDACH
Đạo sư hiền hòa Swami Vivekananda, vị tăng sĩ xứ Bengal đã mang phép tu yoga tới Hoa Kỳ, đang thiền định ở London, năm 1896.
Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Nhạc Walther Giger & Camille Huyền
Tiếng hát Camille Huyền
Ghi ta Walther Giger
LGT: Ursula Wills-Jones lớn lên ở Gloucestershire và sống ở Bristol. Người dân và các địa danh ở vùng Tây - Nam nước Anh là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của bà. Bà viết truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Các tác phẩm của bà được phát trên Radio 4 của BBC và diễn ở Bristol Old Vic. Bà cũng là cộng tác viên của chuyên mục Comment is Free của tờ báo Guardian.
TRẦN HUYỀN SÂM
Ở Pháp, vào mùa thu, người ta gọi là mùa của văn học/ La rentrée littéraire. Đấy là thời điểm mà bạn đọc và báo chí xôn xao về các giải thưởng.