NGUYỄN TĂNG PHÔ
Trang QC Bảo hiểm TTH năm 1993 - Ảnh: tư liệu SH
Chuyện của chúng tôi, chuyện của những người Bảo hiểm. Giờ đây trong đời thường, người ta đã nói về nghề bảo hiểm. Như vậy là, chúng tôi cũng có một góc nhỏ trong cuộc sống và cuộc đời của mọi người.
Đã bao lâu rồi, như những suy nghĩ thường có trước đây, ngành chúng tôi - những người làm công tác Tài chính, Bảo hiểm có mối giao cảm nào cùng chung với văn học nghệ thuật? Vẫn biết rằng văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng sao vẫn cách vời làm vậy!
Chúng tôi hiểu rằng văn học nghệ thuật ca ngợi hành vi, tình cảm tâm linh cao đẹp của con người và cuộc sống. Vậy thì sự thể hiện cái đẹp, cái sâu sắc của những người làm công tác bảo hiểm, ở khía cạnh nào và như thế nào? Đó là con đường mới, một hướng mới mà có lẽ các anh, các chị những người nghệ sĩ, những kỹ sư tâm hồn đang mong muốn khai thác.
Cũng có người cho rằng, quảng cáo cũng là một nghệ thuật, vậy thì bảo hiểm với tư cách là một nghề kinh doanh, phải chăng làm quảng cáo đã là đủ?
Vâng, rất nhiều điều và nhiều câu hỏi đặt ra, đã thức tỉnh trong chúng tôi - những người Bảo hiểm - một cảm xúc mới, gợi lên rằng có một điều gì đó còn ẩn sâu trong tâm hồn chúng tôi - những con người, đang cần và rất cần phải có một chiều sâu tâm hồn đối với nghề nghiệp mình đang làm. Phải chăng đó là tình yêu và sự đam mê? Điều cần thiết là chúng tôi phải hiểu về con người, trước hết là tự mình phải hiểu mình và với tư cách là những con người, chúng tôi phải hiểu tâm tư, nguyện vọng của khách hàng của mình, mà khách hàng của chúng tôi thì đa dạng, từ em học sinh, vị giáo viên, nhà tiểu chủ, nhà doanh nghiệp, người nông dân, ngư dân v.v...
Nghề Bảo hiểm, một nghề lao động bằng chính tấm lòng trong sáng, trung thực, sự xử sự và lương tâm.
Chúng tôi sinh ra từ những ngày đầu tháng tám, cách đây năm năm về trước. Bảo Việt Thừa Thiên - Huế được tách ra từ Bảo Việt Bình Trị Thiên. Bà chị đôn hậu, tần tảo, xây dựng cơ đồ, nhưng cũng vẫn là một người chị nghèo của một vùng quê hương đầy nắng gió và biến động.
Chúng tôi có khác gì đâu với lời người nông phu trong câu ca dao xưa:
"Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề,
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng"
Năm năm qua rồi, từ 1989 đến nay, điều may mắn là chưa có trận bão nào như trận bão 1985, với sức gió cấp 12, giật cấp 13 và chưa có trận lụt nào như trận lụt năm 1983.
Theo thời gian, vần vụ chu kỳ từ năm này qua năm khác, bao giờ cũng vậy, chúng tôi phấn chấn ra quân từ đầu mùa xuân, qua những mùa hè sôi động náo nức, và lại khấp khởi lo âu khi mùa mưa bão tháng mười đến. Ở vùng đất này, chỉ cần một trận bão lớn, nhấn chìm vài chục chiếc thuyền, xô đổ một vài công trình, hủy hoại một vài phương tiện, thiết bị có bảo hiểm là đã vạc sâu vào dự trữ của chúng tôi rồi. Bởi vì phía Nam giáp Hải Vân, là trải dài một dãy đèo, núi quanh co khúc khuỷu mà không ít phương tiện lao xuống vực. Cũng như một số tỉnh miền trung khác, ở vùng này thiên tai, có thể tính sát xuất theo chu kỳ cứ hai năm một. Tất nhiên là làm nghề bảo hiểm, chúng tôi phải "lấy số đông bù số ít", nhưng cuộc sống làm ăn ai lại mong cứu trợ từ cấp trên, mà trước hết như một lời nguyền, mỗi một người chúng tôi phải tự mình đứng vững. Và thế đấy, trong lay lắt bình yên, năm năm qua, chúng tôi đã phát triển. Chúng tôi ước muốn làm được gấp nhiều lần hơn, tích lũy dự trữ được nhiều lần hơn. Bởi vì nghề bảo hiểm không có dự trữ và nếu không bù đắp được tổn thất, rủi ro, hoạn nạn cho nhân dân thì có còn ý nghĩa gì nữa!
Và cứ như thế... Năm năm qua chúng tôi đã tăng doanh thu 14 lần và dự trữ gấp hơn trăm lần so với năm năm trước. Cũng từ nguồn tích lũy đó, chúng tôi đã bồi thường hàng tỷ đồng cho hàng ngàn, vạn vụ tai nạn, khắc phục được sự chậm trễ và ngày mỗi đi lên, phát triển.
Bảo hiểm như là tấm gương phản ánh đời sống kinh tế xã hội. Mảnh đất này, với chiều dày lịch sử, từng là cố đô, một trung tâm văn hóa và du lịch với bao thắng cảnh, di tích. Và hơn thế nữa, đây còn là nơi có ngàn vạn anh hùng liệt sĩ, có ngàn vạn bà mẹ có chồng con ra đi cứu nước, giải phóng quê hương. Một nhân dân anh hùng và thanh lịch như vậy mà đời sống vẫn nghèo, nền kinh tế vẫn phân tán. Chúng tôi biết, nghề chúng tôi, phải sống và lao động trên nền tảng ấy.
Phần lớn những nhà tiểu chủ với những chiếc xe cũ kỹ đưa ra kinh doanh, là cả vốn liếng của họ dồn góp vào đó. Họ tham gia bảo hiểm với thực sự muốn được che chở, nhưng vốn liếng ít ỏi, việc đóng tiền bảo hiểm cũng không đơn giản. Còn những doanh nghiệp lớn hơn và những người giàu có hơn với những phương tiện hiện đại hơn, họ tham gia bảo hiểm cùng mong muốn yên tâm, tài sản, tính mạng được bảo đảm mỗi khi gặp rủi ro tai nạn. Và sứ mạng của người bảo hiểm cũng đồng thời là người bảo vệ tài sản, vốn liếng của Nhà nước và công dân trước những tai nạn bất ngờ.
Phần đông nhân dân là nông dân và ngư dân thu nhập thấp, đời sống phân tán và cũng có người còn e ngại khi nói đến tai nạn, "mua cái rủi ro", dường như với một tâm tư có phần mê tín và kiêng kỵ.
Cuộc sống là như vậy. Chúng tôi phải tính toán, tìm tòi cung cách, học hỏi, suy ngẫm rút ra những kinh nghiệm làm ăn ở nơi khác, và hướng cho mình trong kinh doanh phải có cái ăn cái để, vừa phải biết đến cách làm lớn và hiện đại.
Biết bao nhiêu hình ảnh công việc còn khắc sâu vào tâm tư chúng tôi về những con người, những khách hàng mà chúng tôi đã gặp.
Thầy giáo hiệu trưởng trường cấp I Vĩnh Ninh, Lê Hữu Đạt, năm nào cũng phấn đấu vận động toàn trường tham gia bảo hiểm hầu như 100% và tự mình, là cộng tác viên của Bảo Việt, thầy nói: "Các em đến trường còn nhỏ quá, mà cha mẹ các em thì tin tưởng và gửi gắm, trông mong vào sự dạy bảo, chăm sóc của nhà trường". Cơn lốc tháng 5/1993 tràn đến, nhiều lớp học có nguy cơ sụt ngói, bật cửa, gây tai nạn cho các em. Thầy và các giáo viên khác đã đứng chắn trước cửa để cho các em được bình yên.
Vụ tai nạn trên xe 75A. 00.23 của Hợp tác xã ô tô Phong Điền bị xe khách Quảng Nam Đà Nẵng đâm đối đầu, làm chết 4 người, có một nữ tu sĩ nhà thờ xứ Dương Sơn, Hương Trà. Chúng tôi đã đến điếu phúng, thăm hỏi và chi trả tiền bồi thường. Vị linh mục nhà thờ đã nói những lời cảm kích: "Chúng tôi rất biết ơn Nhà Nước ta và các anh các chị, chúng ta có một chính sách bảo hiểm văn minh như các nước tiên tiến trên thế giới...".
Ở đây, lại một lần nữa, chúng tôi được thấy tấm lòng nhân ái cao đẹp của nhân dân Huế, phải chăng đây cũng phản ánh một phần của trình độ văn hóa của nhân dân ở một miền đất nước?
Và còn biết bao hình ảnh tôi có thể kể ra đây với các bạn và cho chúng tôi nữa, vì nghề nghiệp của chúng tôi, trước hết là phải tìm hiểu Con Người và sự đối xử với Con Người. Đó cũng là một cách tiếp cận nghề nghiệp bảo hiểm. Giới thiệu những con người những hình ảnh và công việc của Bảo Việt có bóng dáng, có một chỗ đứng nào đó trong xã hội, chúng tôi nghĩ rằng đó cũng là cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật...
11-8-93
N.T.P
(TCSH58/11&12-1993)
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.