65 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hội nghị tổng kết, trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra ngày 9/1 ở Hà Nội.
Tác giả Lò Văn Hợp với tác phẩm ảnh 'Chung sức' nhận giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Việt Nam 2018 ở hạng mục dành cho các tác giả là hội viên các hội văn học nghệ thuật địa phương - Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Năm 2018 có 57/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố, 10 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương gửi tác phẩm dự Giải. Ban Tổ chức đã nhận được gần 350 tác phẩm, trong đó có 10 tác phẩm có giá trị xuất sắc của các hội chuyên ngành.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam quyết định trao 10 giải thưởng cho tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 55 giải thưởng cho các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương (gồm: 1 giải A; 7 giải B; 17 giải C; 26 giải Khuyến khích và 4 giải cho Tác giả trẻ).
Giải A được trao cho tác giả Lò Văn Hợp (Đồng Nai) với tác phẩm ảnh “Chung sức.”
Giải thưởng của hội viên Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương được trao cho tác giả Trần Trương (Hội Nhà văn Việt Nam) với tác phẩm “Nhặt lại tháng ngày rơi”; tác giả Lê Thu Hạnh với kịch bản “Tổ quốc nơi cuối con đường”, được ông Hoàng Trung Việt chuyển thể cải lương, đạo diễn Lê Nguyên Đạt (Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) dàn dựng; đạo diễn Lộc Trần - Kay Nguyễn (Hội Điện ảnh Việt Nam) với bộ phim “Cô Ba Sài Gòn”…
Đánh giá về các tác phẩm đoạt giải, đại diện Hội đồng giải thưởng, nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Liên hiệp cho biết giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2018 đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất.
Các tác phẩm của tác giả thuộc các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố vẫn duy trì, đi theo khuynh hướng truyền thống. Các tác giả trẻ thể hiện có tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống, truyền thống đạo lý của dân tộc.
Đặc biệt, nhiều tác phẩm bám sát đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo. Mỗi chuyên ngành văn học nghệ thuật có những đặc thù riêng, chất lượng giải thưởng các chuyên ngành năm 2018 cũng thể hiện ít nhiều tính riêng biệt đó.
Năm 2019, các Hội Văn học nghệ thuật cả nước tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo, nghiên cứu sưu tầm văn học nghệ thuật.
Cũng trong năm 2019, 4 hội chuyên ngành (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) sẽ tổ chức đại hội. Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị chức năng để hoàn thành Đề án Hỗ trợ sáng tạo, nghiên cứu, sưu tầm văn học nghệ thuật và báo chí giai đoạn 2021-2025.
Trước mắt, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ưu tiên các hoạt động để khởi công trụ sở Liên hiệp tại số 51, Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Liên hiệp, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành tích cực tổ chức nhiều trại sáng tác, tập huấn, đi thực tế sáng tác cho hội viên.
Tổng kết hoạt động văn học nghệ thuật năm 2018, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định giới văn học nghệ thuật đã cống hiến cho xã hội, đất nước nhiều sản phẩm quan trọng.
Đặc biệt, văn học nghệ thuật góp phần ổn định tình hình đất nước, giữ vững, thắt chặt niềm tin giữa văn nghệ sĩ với nhân dân.
Khuynh hướng sáng tác, phát triển văn học nghệ thuật gắn với đời sống tiếp tục phát triển lành mạnh, đúng hướng. Chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật địa phương được nâng lên, khoảng cách chất lượng giữa các tác phẩm của hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương với các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương đã được thu hẹp.
Đáng mừng là qua đại hội các hội văn học nghệ thuật vừa qua cho thấy sự chuyển giao giữa các thế hệ rất đầm ấm, tin tưởng, trách nhiệm, đoàn kết.
Năm 2018, giới văn học nghệ thuật cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến sự tồn tại, đổi mới phương thức hoạt động.
Tuy vậy, hoạt động văn học nghệ thuật, các hội từ Trung ương đến địa phương vẫn giữ được tinh thần chủ động, say mê, có tính trách nhiệm cao với công việc sáng tạo. Nhiều tác phẩm mới được in ấn, triển lãm, biểu diễn, nhiều cuộc hội thảo lớn đã được tiến hành.
Về giải thưởng, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định giải thưởng của Liên hiệp ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiệu quả. Đây cũng là hình thức tổng kết quan trọng nhất đánh giá trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của văn nghệ sỹ.
Theo Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)
. Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).
Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
“Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…
"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.
"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…
Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tạp văn
Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký" khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như bờ sông Hương ở Huế vậy…”.