65 tác phẩm xuất sắc nhận Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018

15:48 10/01/2019

65 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hội nghị tổng kết, trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra ngày 9/1 ở Hà Nội.

Tác giả Lò Văn Hợp với tác phẩm ảnh 'Chung sức' nhận giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Việt Nam 2018 ở hạng mục dành cho các tác giả là hội viên các hội văn học nghệ thuật địa phương - Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Năm 2018 có 57/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố, 10 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương gửi tác phẩm dự Giải. Ban Tổ chức đã nhận được gần 350 tác phẩm, trong đó có 10 tác phẩm có giá trị xuất sắc của các hội chuyên ngành.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam quyết định trao 10 giải thưởng cho tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 55 giải thưởng cho các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương (gồm: 1 giải A; 7 giải B; 17 giải C; 26 giải Khuyến khích và 4 giải cho Tác giả trẻ). 

Giải A được trao cho tác giả Lò Văn Hợp (Đồng Nai) với tác phẩm ảnh “Chung sức.”

Giải thưởng của hội viên Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương được trao cho tác giả Trần Trương (Hội Nhà văn Việt Nam) với tác phẩm “Nhặt lại tháng ngày rơi”; tác giả Lê Thu Hạnh với kịch bản “Tổ quốc nơi cuối con đường”, được ông Hoàng Trung Việt chuyển thể cải lương, đạo diễn Lê Nguyên Đạt (Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) dàn dựng; đạo diễn Lộc Trần - Kay Nguyễn (Hội Điện ảnh Việt Nam) với bộ phim “Cô Ba Sài Gòn”…

Đánh giá về các tác phẩm đoạt giải, đại diện Hội đồng giải thưởng, nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Liên hiệp cho biết giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2018 đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất. 

Các tác phẩm của tác giả thuộc các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố vẫn duy trì, đi theo khuynh hướng truyền thống. Các tác giả trẻ thể hiện có tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống, truyền thống đạo lý của dân tộc. 

Đặc biệt, nhiều tác phẩm bám sát đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo. Mỗi chuyên ngành văn học nghệ thuật có những đặc thù riêng, chất lượng giải thưởng các chuyên ngành năm 2018 cũng thể hiện ít nhiều tính riêng biệt đó.

Năm 2019, các Hội Văn học nghệ thuật cả nước tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo, nghiên cứu sưu tầm văn học nghệ thuật. 

Cũng trong năm 2019, 4 hội chuyên ngành (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) sẽ tổ chức đại hội. Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị chức năng để hoàn thành Đề án Hỗ trợ sáng tạo, nghiên cứu, sưu tầm văn học nghệ thuật và báo chí giai đoạn 2021-2025. 

Trước mắt, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ưu tiên các hoạt động để khởi công trụ sở Liên hiệp tại số 51, Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Liên hiệp, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành tích cực tổ chức nhiều trại sáng tác, tập huấn, đi thực tế sáng tác cho hội viên.

Tổng kết hoạt động văn học nghệ thuật năm 2018, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định giới văn học nghệ thuật đã cống hiến cho xã hội, đất nước nhiều sản phẩm quan trọng. 

Đặc biệt, văn học nghệ thuật góp phần ổn định tình hình đất nước, giữ vững, thắt chặt niềm tin giữa văn nghệ sĩ với nhân dân.

Khuynh hướng sáng tác, phát triển văn học nghệ thuật gắn với đời sống tiếp tục phát triển lành mạnh, đúng hướng. Chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật địa phương được nâng lên, khoảng cách chất lượng giữa các tác phẩm của hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương với các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương đã được thu hẹp. 

Đáng mừng là qua đại hội các hội văn học nghệ thuật vừa qua cho thấy sự chuyển giao giữa các thế hệ rất đầm ấm, tin tưởng, trách nhiệm, đoàn kết. 

Năm 2018, giới văn học nghệ thuật cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến sự tồn tại, đổi mới phương thức hoạt động. 

Tuy vậy, hoạt động văn học nghệ thuật, các hội từ Trung ương đến địa phương vẫn giữ được tinh thần chủ động, say mê, có tính trách nhiệm cao với công việc sáng tạo. Nhiều tác phẩm mới được in ấn, triển lãm, biểu diễn, nhiều cuộc hội thảo lớn đã được tiến hành.

Về giải thưởng, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định giải thưởng của Liên hiệp ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiệu quả. Đây cũng là hình thức tổng kết quan trọng nhất đánh giá trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của văn nghệ sỹ.

Theo Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.

  • Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách  “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.

  • Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

     

  • Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.

  • Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.

  • Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

  • Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

  • Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

  • Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí  tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.

  • NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

  • Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.

  • Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.

  • Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.

  • Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai. 

  • Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

  • Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

  • PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc. 

  • Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Lời người Man di hiện đại - Người yêu tiếng Việt trọn đời (Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành) sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 10.10 tại Thư viện Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội).