“Tiếng lòng” của Phan Bội Châu đối với các cô hồn

15:26 31/07/2009
TRẦN ANH VINHÂm vang của những sự kiện xẩy ra năm Ất Dậu (1885) không những vẫn còn đọng trong tâm trí người dân núi Ngự mà còn được ghi lại trong một số tác phẩm. Bài vè “Thất thủ Kinh đô” do cụ Mới đi kể rong hàng mấy chục năm ròng là một tác phẩm văn học dân gian, được nhiều người biết và ngưỡng mộ. Riêng Phan Bội Châu có viết hai bài:+ Kỷ niệm ngày 23 tháng Năm ở Huế (Thơ)+ Văn tế cô hồn ngày 23 tháng Năm ở Kinh thành Huế.

Phan Bội Châu (Ảnh: chungta.com)

Văn tế cô hồn ngày 23 tháng Năm ở Kinh thành Huế” là một trong hai mươi sáu (1 trong 26) bài văn tế của Phan Bội Châu viết trong thời kỳ bị giặc Pháp giam lỏng ở Bến Ngự (1926-1940).

Cũng như một số trường hợp khác, bài văn tế này Phan Bội Châu viết theo yêu cầu của các giới đồng bào và thổn thức của nhà chí sĩ. Cho nên, vấn đề đặt ra cho tác giả là phải cất lên được “tấm lòng” của trăm họ và hoà vào đó là “tiếng lòng” của nhà văn đối với các cô hồn.

Ở Sào Nam, bất luận viết về một đề tài gì, một tác phẩm dù lớn hoặc nhỏ, tính mục đích của nhà văn đều ghi dấu ấn rất đậm nét. Dù nói về việc gì, phản ánh một cái gì, hay bộc lộ một tâm sự gì... cuối cùng cũng qui tụ lại vấn đề trung tâm của thời đại là: Nước mất, dân tộc bị gông xiềng nô lệ, cho nên phải cứu nước, cứu dân.

Đối với Phan Bội Châu, thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, muốn thực hiện được điều đó thì khá dễ dàng về mặt tài năng chủ quan; nhưng lại rất khó khăn về hoàn cảnh. Bởi vì có sự theo dõi chặt chẽ của lũ mật thám chó săn xung quanh Cụ. Chính vì vậy mà tác giả phải nói quanh co, phải dùng hình tượng bóng gió để lọt qua được những cặp mắt cú vọ và lưỡi kéo kiểm duyệt của Xô-nhi (Sogny), tên mật thám khét tiếng thời đó. Mặt khác, phải đặt tác phẩm Phan Bội Châu trong thời đại - lịch sử để phẩm bình. Có như vậy ta mới lý giải được những thành công và thiếu sót của tác phẩm, cũng như tài năng và hạn chế của nhà văn.

Nhận thức như vậy để ta cùng gạt đi những lớp vỏ che đậy, những hạn chế tất yếu do hoàn cảnh lịch sử và hạn chế về thế giới quan và nhân sinh quan của nhà văn.

Thí dụ:
- “…Sống chết đã đành là số mệnh…
- “…Kẻ phúc dày, duyên tốt, nhởn nhơ lộc nước ơn vua…
- “…Thương mấy cụ khiên sơn nón dấu, nặng nợ cơm vua, áo chúa…” v.v…

Phần còn lại chủ yếu, cái cốt lõi của bài tế là nói về người đã khuất - ở đây là những cô hồn; và tình cảm xót thương của tác giả và người đang sống.

Cô hồn không phải những bóng ma xa lạ mà chính là “các vị bà con ta xưa”. Họ là những người dân của một đất nước độc lập, vốn có Tổ quốc, quê hương”

- Xứ Huế riêng nhà,
Trời Nam chung bóng…
Không thua kém gì các sắc tộc da vàng khác:

- “Mày mặt cũng trong hoàng chủng…
Họ sống bằng hai bàn tay lao động:
“Kẻ tay làm hàm nhai, hớn hở cá sông, thóc ruộng…”
ấm no trên đất nước Việt thân yêu và giàu lúa gạo, sản phẩm:
“Non nước ấy, một triêng hai thúng”.

Họ là con cháu của một dân tộc hiền lành, có truyền thống hoà bình và hữu nghị:
“Cha ông vẫn chẳng gì tội ác…
“Càn khôn chung tất thảy chở che…

Nói về cô hồn nhưng chính là Phan Bội Châu nói về dân tộc. Ông khẳng định truyền thống lao động và chiến đấu, truyền thống đoàn kết để dựng nước và giữ nước; khẳng định quyền bất khả xâm phạm về Tổ quốc giang sơn và quyền sống của con người Việt Nam.

Khơi dậy điều đó, không chỉ nhằm mục đích thức tỉnh, giáo dục lòng yêu nước cho người sống mà còn là lời phán xét của nhà chí sĩ, lời buộc tội kẻ đã gây ra cảnh máu xương:

“Trời sao ác nghiệt…!”
Trời ở đây chính là bọn cướp nước da trắng.

Với tài năng điêu luyện của một bậc thầy trong thể phú – văn tế, Phan Bội Châu đã tái hiện cảnh chạy giặc, sự chết chóc thê thảm do lũ giặc “cờ trắng” gây nên.

Từ việc khắc hoạ hình ảnh:
“Lố nhố trẻ dìu già, ông nách cháu, chân còn đi… đầu chốc lìa vai”.
đến nghệ thuật đối trong câu biền ngẫu:
“Oan uổng quá mấy ông trên võng…sống chẳng trọn đời;
Tội tình thay lũ bé trong nôi…chết đà trắng bụng”.
Cảnh chết chóc diễn ra trong thanh âm thật não nùng:
“Lao nhao con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt…xương đà chất đống”

Tiếng kêu khóc hoà trong tiếng:
“…Trống giục, loa dồn…
“…lộn nhộn tiếng kèn pha tiếng trống”

Sự việc đã được cụ thể hoá bằng nghệ thuật hình tượng và thanh âm, và đã xảy ra trong một không gian nhất định từ:
“Thành cửa Nam qua cửa Bắc…
với sự chính xác của thời gian:
“Đêm hai mươi ba (23) ngày tháng Năm;
lúc:
“Canh ba tới canh năm…
và khi:
“Trời vừa tốt sáng…
đến:
“Ngày đà quá trưa…

Sức truyền của bài văn tế không những do ở tính chân thực của sự kiện, ở miêu tả, mà còn do ở tấm lòng tác giả. Tình cảm xót thương của nhà chí sĩ xuyên suốt tửng câu văn, đọng lại từng hình ảnh:

“Oan uổng quá, mấy ông trên võng…
“Tội tình thay, lũ bé trong nôi…”
và trào cả ra đầu ngọn bút:
…”Khách văn tự não nùng tình điếu đổ, gió sầu thấp thoáng dưới lầu thành;
“Chủ giang san chan chứa mối thương tâm, giọt lệ lan man trên lớp sóng…”
Tiếng gọi hồn trong phần kết thúc bài tế nhuộm đầy màu sắc thần bí và thật não nề, vang dội vào không gian. Và hồi âm của nó lại là “tiếng lòng” của Ông già Bến Ngự.

…“Đau đớn sau càng đau đớn trước, tình nhất sinh nhất tử, sơ khác gì thân;
…“Nếm lấy hơi xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác xem như sống.”

“Nếm lấy lòng” là sự giao cảm giữa người còn kẻ mất; là lời nguyền phát ra từ con tim người nghệ sĩ - chiến sĩ suốt đời ôm ấp và chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

“Văn tế cô hồn…” có buồn đau:
“Khúc tình chung khôn giọt đậm giọt phai…”
nhưng vẫn tin tưởng:
“…thác xem như sống, ước ao chí thành năng động…”
và giàu tính chiến đấu, tố cáo kẻ thù:
“Trời sao ác nghiệt!”

gọi hồn người chết, khí linh (thiêng) của núi sông phù hộ, tiếp sức cho người sống đấu tranh cho khát vọng sống còn của đất nước quê hương:
“Hỡi tinh linh các đấng, phù tài cho Tổ quốc trường tồn
và:       
“…ước ao chí thành năng động.”
Văn tế tất có cái bi ai. Song văn tế của Sào Nam vừa có cái bi, cái hùng… và cả cái lạc.

Chính vì vậy mà hàng năm, vào ngày tháng trên, hầu khắp các ngã ba, ngã tư trong Hoàng thành Huế và các vùng phụ cận đều đốt khói hương, vàng mã, cúng cho người xấu số. Trên đường Mai Thúc Loan gần cửa Đông Ba (Huế) “Miếu âm hồn” vẫn còn đó, lễ “Tế cô hồn…” lại diễn ra. Trước cỗ bàn bày biện theo tục lệ, trong khói toả hương trầm, bài “Văn tế cô hồn…” của nhà chí sĩ lại khắc đậm vào lòng người… Và ta nghe như có tiếng vọng giục giã của một lời thề: Oán thù này phải trả!!!

Huế, hè năm 2009
T.A.V
(245/07-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • INRASARATham luận tại Hội thảo “Nhà văn với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, Hội Nhà văn Việt Nam, Đồng Nai, 8-1-2009.

  • HOÀNG NGỌC HIẾNWallace Stevens ví hành trình của những nghệ sĩ Tiên phong (hoặc Tiền vệ) của chủ nghĩa hiện đại những thập kỷ đầu thế kỷ XX như những cuộc phiêu lưu của những nhà thám hiểm núi lửa, họ đã đến núi lửa, “đã gửi về tấm bưu ảnh cuối cùng” và lúc này không có ước vọng gì hơn là trở về nhà.

  • TRẦN HOÀI ANH1. Nhà thơ - Người đọc: Niềm khắc khoải tri âmKhi nói về mối quan hệ giữa nhà thơ và độc giả, Edward Hirsch đã viết: “Nhiều nhà thơ đã nắm lấy ý Kinh Thánh Tân Ước “Khởi thuỷ là lời”, nhưng tôi thích ý kiến của Martin Buber trong “Tôi và bạn” hơn rằng: “Khởi thuỷ là những mối quan hệ” (1).

  • VIỆT HÙNGCông tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật đang là mối quan tâm lo lắng của giới chuyên môn, cũng như của đại đa số công chúng, những người yêu văn học nghệ thuật. Tình trạng phê bình chưa theo kịp sáng tạo, chưa gây được kích thích cho sáng tạo vẫn còn là phổ biến; thậm chí nhiều khi hoặc làm nhụt ý chí của người sáng tạo, hoặc đề cao thái quá những tác phẩm nghệ thuật rất ư bình thường, gây sự hiểu nhầm cho công chúng.

  • HẢI TRUNGVũ Duy Thanh (1811 - 1863) quê ở xã Kim Bồng, huyện An Khánh, tỉnh Ninh Bình là bảng nhãn đỗ đầu trong khoa thi Chế khoa Bác học Hoành tài năm Tự Đức thứ tư (1851). Người đương thời thường gọi ông là Bảng Bồng, hay là Trạng Bồng.

  • NGUYỄN SƠNTrên tuần báo Người Hà Nội số 35, ra ngày 01-9-2001, bạn viết Lê Quý Kỳ tỏ ý khiêm nhường khi lạm bàn một vấn đề lý luận cực khó Thử bàn về cái tôi trong văn học. Anh mới chỉ "thử bàn" thôi chứ chưa bàn thật, thảo nào!... Sau khi suy đi tính lại, anh chỉnh lý tí tẹo tiêu đề bài báo thành Bàn về "cái tôi"trong văn học và thêm phần "lạc khoản": Vinh 12-2001, rồi chuyển in trên Tạp chí Văn (Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh), số 4 (Bộ mới, tháng 3-4)-2002. Trong bài trao đổi này chúng tôi trích dẫn căn cứ theo nguyên văn bài báo đã in lần đầu (và về cơ bản không khác với khi đưa in lại).

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNGCùng với sự phát triển của một thế kỉ văn học dân tộc, lí luận văn học ở Việt Nam cũng đã có những thành tựu, khẳng định sự trưởng thành của tư duy lí luận văn học hiện đại.

  • NGUYỄN NGỌC THIỆNTrong vài ba thập niên đầu thế kỷ XX, trung xu thế tìm đường hiện đại hóa văn xuôi chữ quốc ngữ, các thể tài tiểu thuyết, phóng sự được một số nhà văn dụng bút thể nghiệm.

  • L.T.S: Trong ba ngày từ 03 đến 05 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Huế đã diễn ra hoạt động khoa học quốc tế có ý nghĩa: Hội thảo khoa học Tác phẩm của F. Jullien với độc giả Việt Nam do Đại học Huế và Đại học Chales- de-Gaulle, Lille 3 tổ chức, cùng sự phối hợp của Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam và Agence Universitaire  francophone (AUF). Hội thảo có 30 tham luận của nhiều giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • NGUYÊN NGỌC1- Trong các tác phẩm của F. Jullien đã được giới thiệu ở Việt , tới nay đã được đến mười quyển, tôi chỉ dịch có một cuốn “Một bậc minh triết thì vô ý” (Un sage est sans idée). Tôi dịch cuốn này là theo gợi ý của anh Hoàng Ngọc Hiến. Khi in, cũng theo đề nghị của anh Hiến và của nhà xuất bản, cuốn sách đã được đổi tên ở ngoài bìa là “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây”, các anh bảo như vậy “sẽ dễ bán hơn” (!).

  • ĐÀO HÙNGTrước khi dịch cuốn Bàn về chữ Thời (Du temps-éléments d′une philosophie du vivre),  tôi đã có dịp gặp François Jullien, được nghe ông trình bày những vấn đề nghiên cứu triết học Trung Hoa của ông và trao đổi về việc ứng dụng của triết học trong công việc thực tế. Nhưng lúc bấy giờ thời gian không cho phép tìm hiểu kỹ hơn, nên có nhiều điều chưa cảm thụ được hết.

  • NGUYỄN VĂN DÂNTheo định nghĩa chung, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các sự việc mang tính chất xã hội. Mặc dù cội nguồn của nó phải kể từ thời Aristote của Hy Lạp, nhưng với tư cách là một ngành khoa học, thì xã hội học vẫn là một bộ môn khoa học khá mới mẻ. Ngay cả tên gọi của nó cũng phải đến năm 1836 mới được nhà triết học người Pháp Auguste Comte đặt ra.

  • MAI VĂN HOANƯớc lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học Trung đại. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sự sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật. Điều đó thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.

  • HÀ VĂN LƯỠNG  Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.

  • TRẦN THANH HÀVăn học bao giờ cũng gắn bó với thời đại và con người. Đặc biệt trong tiến trình đổi mới hôm nay, xu thế hoà nhập với văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Việt . Bởi nó đang tác động tới "ý thức chủ thể" của nhà văn.

  • HOÀNG TẤT THẮNG                1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNĐề tài và chủ đề là hai trạng thái cơ bản nhất, bao dung hết thảy làm nên cấu trúc tổng thể tác phẩm tiểu thuyết. Hai trạng thái đó trong liên kết tương tác gây dẫn nên tất cả những yếu tố ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Chúng còn đồng thời gây dẫn nên những yếu tố ý nghĩa liên quan nảy sinh trong tư duy tiếp nhận ngoài ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Nhưng dẫu có như thế, chỉ có thể hình dung cho đúng đắn được đề tài, chủ đề theo định hướng duy nhất thấy chúng trong cấu trúc nội bộ tổng thể tác phẩm tiểu thuyết.

  • NGUYỄN HỒNG DŨNGQuá trình “hiện đại hoá” văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của văn học phương Tây. Gần một thế kỷ nay, khi nghiên cứu những tác động từ bên ngoài vào Việt Nam giai đoạn này các nhà ngữ văn chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến ảnh hưởng của văn học Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của nhà thơ Mỹ Edgar Poe đối với Hàn Mặc Tử, một đỉnh cao của phong trào “thơ mới”.

  • PHẠM PHÚ PHONG            Tiểu thuyết, đó là một trong những sáng tạo kỳ diệu của con người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau.                                                                                       Nguyễn Đình Thi

  • PHONG LÊ(Trích - Nhìn từ các mục tiêu của công việc “viết”)