“Sông côn mùa lũ” - một bộ tiểu thuyết công phu

08:55 25/03/2010
NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

Được biết tác giả hoàn thành bản thảo tại Sài Gòn năm 1981, nhưng ông hiện đang sống ở Mỹ. Riêng với bạn đọc ở Huế, cuốn sách được quan tâm hơn vì “Sông Côn mùa lũ” đã dành nhiều trang tái hiện cuộc sống và bối cảnh lịch sử ở Huế những năm cuối thế kỷ 18 mà trọng tâm là những lần Nguyễn Huệ kéo quân ra Phú Xuân rồi lên ngôi hoàng đế tại núi Bân...; hơn nữa, tác giả tuy là người cùng quê với Nguyễn Huệ, nhưng lại có duyên nợ với Huế - ông là rể của một gia đình dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng.

“Sông Côn mùa lũ” gồm 101 chương, chia làm 7 phần lớn (1- Về An Thái; 2- Tây Sơn thượng; 3- Hồi hương; 4- Phương Nam; 5- Vượt đèo Hải Vân; 6-Phú Xuân; 7- Kết từ), mở đầu năm 1765 khi hai anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ theo học giáo Hiến - một nhà nho vừa trốn nạn Trương Phúc Loan chuyên quyền, từ Phú Xuân lánh vào quê vợ (An Thái, Quy Nhơn) và kết thúc năm 1792 khi Nguyễn Huệ mất, An (con giáo Hiến, người yêu của Nguyễn Huệ) ra Phú Xuân dự đám tang vua Quang Trung. Có thể nói, tác giả “Sông Côn mùa lũ” đã mượn câu chuyện thăng trầm, tan hợp đầy sóng gió của gia đình ông giáo Hiến và gia đình ba anh em Tây Sơn để tái hiện lịch sử dân tộc ta trong suốt gần ba thập kỷ cuối thế kỷ 18, chứ không chỉ miêu tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công của Nguyễn Huệ.

Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên và nhà thơ Đỗ Minh Tuấn - những người góp nhiều công sức để “Sông Côn mùa lũ” đến tay bạn đọc Việt Nam, trong lời giới thiệu bộ tiểu thuyết này đều đánh giá cuốn sách là “hay và hấp dẫn”, “đáng mặt là tiểu thuyết theo cái nghĩa cổ điển của từ này”. Đỗ Minh Tuấn viết: “Nguyễn Mộng Giác đã tỏ ra là một ngòi bút tiểu thuyết lịch sử xuất sắc khi phân tích và tái hiện huyền thoại lịch sử bằng cái nhìn văn hóa và cái nhìn thế sự. Những chuyện tình của Nguyễn Huệ, những bê bối của vương triều, những cưu mang nghĩa hiệp và bối rối cũng như những sóng gió gia đình, những tâm sự buồng the không làm mất đi ánh hào quang của người anh hùng, mà trái lại, làm cho Nguyễn Huệ trở nên lớn lao hơn, gần gũi ta hơn như một con người cụ thể đầy những lo toan trần thế và đầy thủy chung ân nghĩa.” Những dòng này được in ở bìa 4 của cả bộ sách, dễ tạo nên ý nghĩ đây chỉ là cách giúp “quảng cáo” cho việc phát hành cuốn sách. Thực ra, những “phẩm chất” mà người giới thiệu đề cập đến đều hiện diện trong “Sông Côn mùa lũ”, duy mức độ thì không hẳn đã là “xuất sắc” và toàn bích.

Ảnh: kythuatdanang.jimdo.com


Điều đáng trân trọng nhất qua “Sông Côn mùa lũ” là sự nghiêm túc, công phu và tâm huyết của tác giả. Trong điều kiện sáng tạo không hẳn là thuận lợi (xin lưu ý là tác giả đã viết tại Sài Gòn từ 1977-1981, trước lúc phải di cư sang Mỹ), chỉ riêng việc hoàn thành được 2000 trang viết với cả trăm chương hồi lớp lang mạch lạc, cả trăm nhân vật vào ra tương đối hợp lý và không nhầm lẫn, trong đó có rất nhiều nhân vật lịch sử từng được nhiều sử sách nói đến như anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Văn Kỷ, La Sơn phu tử, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, Bùi Đắc Tuyên... đã được dựng lại trên cơ sở đánh giá một cách công bằng và khoa học, đủ thấy công sức lớn lao mà ông đã bỏ ra. Danh mục trên bốn mươi đầu sách tham khảo cũng cho thấy tác giả đã rất công phu sưu tầm tài liệu. Nhiều văn bản quan trọng liên quan đến giai đoạn lịch sử này như Hoàng Lê nhất thống chí, La Sơn phu tử (của Hoàng Xuân Hãn), Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm... cho đến những cuốn sách nghiên cứu về Nguyễn Huệ gần đây, được ông trích dẫn hoặc mượn để xây dựng cốt chuyện đã bảo đảm cho tính chân thật lịch sử của tác phẩm. Cả những chi tiết nhỏ như mức thu thuế người dân, cách bắt lính thời đó... tác giả đều căn cứ vào tư liệu lịch sử.

Tuy nhiên, thái độ nghiêm túc tôn trọng lịch sử chưa đủ tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc. Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên, khi chứng minh “phẩm chất văn học” của “Sông Côn mùa lũ”, đã chỉ ra một cách đúng đắn những sáng tạo của tác giả: đó là sự phong phú, vẻ đẹp “Những tình cảm, những thôi thúc nội tâm, những suy tưởng, những quan hệ giữa con người và con người” của Nguyễn Huệ và các nhân vật lịch sử khác, lần đầu bạn đọc được biết; đó là tuyến nhân vật hư tưởng như cô An, người yêu Nguyễn Huệ, anh cô An và cả gia đình ông giáo Hiến...

Như vậy, theo nhà nghiên cứu, “Sông Côn mùa lũ” đã có cả hai phẩm chất của một tiểu thuyết lịch sử thành công. Nhưng theo tôi, sự thành công của cả hai mặt đó cũng chỉ ở mức độ hạn chế.

Có thể là tôi đã hy vọng quá nhiều khi nâng bộ sách đồ sộ, in đẹp và đọc những lời giới thiệu. Dù biết tác giả không chỉ viết về phong trào Tây Sơn-Nguyễn Huệ, nhưng một tiểu thuyết lịch sử viết về mấy thập kỷ cuối thế kỷ 18, tác giả lại chọn nhân vật trung tâm là Nguyễn Huệ, thì chỉ riêng về sự lựa chọn đề tài và các sự kiện lịch sử, cuốn sách chưa đạt đến sự cân xứng cần phải có. Phần viết về gia đình ông giáo Hiến và giai đoạn anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp quá dài so với những trang dành cho sự nghiệp của Nguyễn Huệ. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút và chiến công đại phá quân Thanh mà chỉ diễn tả ngắn ngủi qua mấy trang ghi chép của nhân vật Lãng thì làm sao thể hiện được thiên tài quân sự Nguyễn Huệ và tương xứng với những sự kiện lẫy lừng đó? Chỉ xét đơn thuần về số lượng trang - 14/2000 trang; tỷ lệ quá nhỏ này đã nói lên điều đó. (Cuộc đại phá quân Thanh chỉ ghi lại trong 14 trang ở chương 96); trong khi đó thì có những nhân vật không để lại dấu ấn gì trong lòng bạn đọc, cũng không ảnh hưởng gì đến nhân vật chính Nguyễn Huệ như vợ chồng Hai Nhiêu lại chiếm không ít số trang ở phần đầu sách. Chính sự không cân xứng đã tạo nên cảm giác nặng nề khi đọc phần đầu sách và đến phần cuối thì lại có cảm giác hụt hẫng.

Thực ra, trong văn chương, số lượng, dung lượng không phải là điều cốt yếu. Không hiếm những bài thơ Đường chỉ 4 câu mà khiến các bậc thức giả nhiều thế hệ bàn luận mãi về cái đẹp, cái hay của nó. Nhưng với tiểu thuyết lịch sử và nhất là theo cách diễn tả cẩn thận, điềm tĩnh của tác giả thì số lượng trang, sự phân bố đề tài không cân xứng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tác phẩm. Hơn nữa, sự không cân xứng về “số lượng” ở đây còn làm cho nhân vật chính (Nguyễn Huệ) chưa làm thỏa mãn người đọc. Nói vậy thì kể ra cũng vô cùng, nhưng quả là người anh hùng Nguyễn Huệ qua những trang miêu tả chiến trận chưa thấy “bay lên“ cho xứng với một nhân vật thiên tài quân sự, do đó chưa tạo nên cảm hứng lớn lao và đẹp đẽ trong lòng người đọc trước một nhân vật xuất chúng. Công bằng mà nói, so với Nguyễn Huệ đã có trong sử sách, thì người anh hùng nông dân do Nguyễn Mộng Giác dựng nên đã có “da thịt” hơn nhờ những mối quan hệ với ông giáo Hiến, với An và nhiều nhân vật xung quanh được diễn tả cả về mặt tâm lý, đạo lý và đời sống thường ngày. Tiếc rằng, tác giả đã không tạo được những cao trào, những “điểm nhấn” khiến người đọc rung động sâu sắc. Có thể dẫn ra một ví dụ rất dễ thấy: một nhân vật như Nguyễn Huệ, trước cái chết có bao điều suy ngẫm về sự thắng bại, về tình yêu, về lẽ đời phải trái mang ”sức nặng“ tư tưởng rất đáng được “khai thác” kỹ; nhưng tác giả đã bỏ qua và thay bằng một dòng thông tin vô cảm: “Hôm sau, Bến Ván biết tin vua Quang Trung vừa băng hà hôm 29 tháng 7...”! Thật là tiếc! Tiếc một cơ hội để làm rõ hơn tư tưởng tác phẩm. Cũng có thể nói đây là một “phẩm chất văn học” nữa của tác phẩm chưa tương xứng với độ dày và đề tài của cuốn sách. Nhân vật ông giáo Hiến và không ít sĩ phu khác đã rõ là tư tưởng “hủ Nho”; Kiên (con giáo Hiến) sau chặng đời long đong đã tìm đến cửa Phật; nhưng còn tư tưởng của tác giả và tác phẩm? Do tôi chưa suy ngẫm kỹ để thấy rõ, hay tác giả chưa tiện viết hết những suy tưởng của mình? Điều này, hẳn phải chờ dịp tác giả về thăm lại Huế mới hỏi rõ được.

Một đời văn có được mươi lăm trang toàn bích đã là khó, huống chi những 2000 trang thì có chỗ chưa thật mỹ mãn cũng là lẽ đương nhiên. Vả chăng, thiên hạ bách tính mà! Và cho dù “Sông Côn mùa lũ” còn những điều bất cập chưa làm thỏa mãn người đọc thì đóng góp của tác giả cũng thật đáng trân trọng.

Huế, tháng 10/1999
N.K.P
(134/04-00)


---------------------------------
(*) NXB Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1998.





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.

  • NHỤY NGUYÊN

    Truyện ngắn của Nguyên Quân trong Vòng tay tượng trắng (Nxb. Văn Học, 2006) khá mộc mạc ở cả đề tài và lối viết, nhưng cũng nhờ cái mộc mạc đó đã hút được nguồn nguồn mạch sống.

  • QUÁCH GIAOMùa Xuân Đinh Hợi đến với tôi thật lặng lẽ. Cây Thiết Mộc Lan nơi đầu ngõ năm nay ra hoa muộn song lại tàn trước Tết. Hoa trong sân nhà chỉ lưa thưa vài nụ Bát Tiên. Hai chậu mai không buồn đâm hoa trổ nụ. Đành thưởng xuân bằng thơ văn của bằng hữu.

  • NHỤY NGUYÊN

    (Đọc Ngày rất dài - Thơ Đoàn Mạnh Phương, Nxb Hội Nhà văn, 2007)

  • TRẦN THÙY MAI(Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân đọc “Nhà văn Việt Nam hiện đại” - Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản, 5-2007)Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2007), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đã xuất bản công trình quan trọng “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NVVNHĐ), dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi… cho đến lớp nhà văn vừa được kết nạp cuối năm 2006 như Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư…

  • BÍCH THU(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Từ đá vắt ra  của Trần Sĩ Tuấn)Chiếc áo choàng mà tác giả nói ở đây là chiếc áo blouse trắng của người thầy thuốc. Tác giả là bác sĩ. Chắc anh đang làm thơ về nghề nghiệp của mình.Trong đời có bốn bậc thầy được nhân dân ngưỡng mộ: Thầy thuốc chữa bệnh, thầy giáo dạy học, thầy cúng, thầy phù thủy cùng dân tìm cõi tâm linh.

  • HẢI TRUNGKhoa tuyên bố với tôi: mình viết truyện ngắn đây, không phải để thành nhà gì cả, cốt để cho mấy đứa con làm gương mà học tập. Tôi ngờ ngợ, cứ nghĩ là anh nói vui vì chơi với đám bạn văn chương mà bốc đồng buột miệng. Ai ngờ anh viết thật, viết say sưa, viết để quên và để nhớ.

  • VĂN CẦM HẢIVề phía biển, là thường nhân di du với cõi minh mang nhưng Nguyễn Thanh Tú, biển là nơi anh được vời vợi nỗi cô đơn của một loài thân phận có tên là thơ!

  • MAI VĂN HOANHồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Bài viết của Ngô Minh mới đây giúp cho độc giả biết thêm những uẩn khúc, những góc khuất trong cuộc đời của Dạ.

  • DUNG THÙYĐây là tập thơ đầu tay của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào do NXB Đà Nẵng ấn hành với cảm xúc tròn đầy và một tâm hồn nồng ấm. Là một cây bút trẻ đang độ sung sức, chị có nhiều thơ và truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí và Ngày không trở lại gói ghém những niềm riêng.

  • LÝ HẠNH(Đọc Thơ tặng của nhà thơ Ngô Minh)Ngô Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, vì thế mà cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng nói về ông một cách trìu mến: “Ba con người trong một con người thâm thấp”. Có một điều đặc biệt, chính con người thâm thấp ấy đã phân thân thành 3 con người khác nhau, mà con người nào cũng “ra hồn ra vía” cả.

  • FRANCOIS BUSNELKiran Desai là nữ văn sĩ người Ấn Độ. Cô sinh năm 1971 tại Dehli. Là con gái của nữ tiểu thuyết gia Anita Desai. Kiran Desai lớn lên và học tiểu học ở Dehli đến năm 14 tuổi. Sau đó, cô cùng mẹ sang Anh Quốc, rồi Hoa Kỳ, học trung học ở tiểu bang Massachussettes. Cô theo học lớp viết văn ở Virginie và sau đó học Đại học Columbia ở NewYork.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleijel là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho tính chất “đả phá thể loại” của tiểu thuyết hiện nay. Tác phẩm dung nạp nhiều đặc tính của tiểu thuyết Châu Âu hậu hiện đại: Phép giản lược tối thiểu, lối kể chuyện tung hứng, thủ pháp lạ hoá hình thức văn bản tác phẩm, đặc biệt là kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật.

  • HỒ THẾ HÀSerenade của Peter Kihlgard là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại. Trước hết là ở nghệ thuật ngôn từ và điểm nhìn văn bản.

  • BỬU NAM Hình thức lạ lùng gây tò mòTrước hết về mặt hình thức, tiểu thuyết khêu gợi sự tò mò ở người đọc với cách bố trí các tiêu đề in hoa, dày đặc đến hàng trăm suốt tác phẩm, xen lẫn các tiêu đề bằng tiếng Anh “I have been calling for more than an hour... But It's me”...

  • NHỤY NGUYÊN

    Sự đặc biệt của dòng thơ hậu chiến là luôn luôn khuấy động trong cái mênh mông vô chừng tưởng đã lắng xuống những vỉa quặng lấp lánh sau 30 năm đằng đẵng.

  • PHẠM QUÝ VINH Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.