Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Sách “Phan Duy Nhân Thơ & Đời”
Nhà thơ Phan Duy Nhân tên thật là Phan Chánh Dinh (Nguyễn Chính), sinh năm 1941, quên xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trưởng thành trong phong trào đầu tranh yêu nước của sinh viên Huế và phong trào đô thị miền Nam.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Phan Duy Nhân làm thơ lúc mới 15 tuổi, là những bài thơ nhiều trăn trở trước cuộc đời, thời thế. Những bài thơ đầu tiên đó đã được in trên các tập san yêu nước, hé lộ tài năng cho mọi người nhận ra, và cũng bộc lộ khuynh hướng dấn thân đấu tranh cho độc lập tự do của tổ quốc từ rất sớm của ông. Từ năm 1960, Phan Duy Nhân vừa học đại học ở Huế, vừa đi dạy, vừa tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thanh niên Sinh viên – Học sinh Giải phóng và là hội viên của Hội Văn nghệ Giải phóng Trung – Trung bộ (1965), là thành viên nòng cốt của nhóm Việt Nam – Việt Nam. Lúc bấy giờ, thơ ông xuất hiện nhiều trên các tạp chí Bách Khoa, Văn học, Văn, Sinh viên Huế… Năm 1968, Phan Duy Nhân bị bắt giam ở Côn Đảo cho đến 1974 mới được trao trả. Sau ngày hòa bình, ông tiếp tục tham gia cách mạng, từng giữ trách nhiệm quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ…
![]() |
Nhà thơ Mai Văn Hoan tại buổi giới thiệu sách |
Về hành trình đến với thơ, từ năm 1964, Phan Duy Nhân đã chuẩn bị bản thảo cho tập thơ đầu tay ”Ngậm ngải tìm trầm” nhưng bởi nhiều lý do không xuất bản được. Năm 2015, những người bạn đã tập hợp một phần trong di sản có thể lên đến trên 600 bài thơ đã thất lạc phần nhiều của anh, in thành tập sách “Phan Duy Nhân” – Thơ và Đời”.
Sách “ Phan Duy Nhân -Thơ & Đời” chia làm 2 phần. Phần “Thơ”, in lại 150 bài thơ trải dài qua các thời kỳ sáng tác của nhà thơ. Phần “Đời”, đã in lại một số bài viết của anh trong cương vị là cán bộ phụ trách công tác tôn giáo của Chính phủ; và các bài viết của bạn bè, anh em đã từng sống với anh, hoạt động cùng anh…
|
Đông đảo các văn nghệ sĩ, bạn bè của nhà thơ Phan Duy Nhân đến tham dự |
Thơ Phan Duy Nhân là một dòng chảy thắm thiết có lúc ngược xuôi day dứt hoài niệm, có lúc ngập tràn lòng nhiệt huyết sục sôi, song tất cả đều hòa chung một dòng chảy của một giọng thơ đầy suy tư…
Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc: “Khá đặc biệt là trong 150 bài thơ này, có một số bài được viết dưới dạng tâm tình như là những lá thư. Những bài thơ “lá thư” phản ánh khá rõ hành trạng hoạt động yêu nước của thi sỹ. Lá thư đầu tiên, bài thơ “Thư cho mẹ và chị” viết tại Huế tháng 3/1962, là một bài thơ hay mà suốt hơn nửa thế kỷ xuất hiện, nó đã lay động và vẫn còn lay động người đọc.” Nhà văn chia sẻ thêm: “ Rất nhiều bài thơ dưới dạng “lá thư” trong thơ Phan Duy Nhân. Đó là một nét khá thú vị khi đọc thơ của thi sỹ. Nhưng suy cho cùng, bài thơ nào mà chẳng để cho nhà thơ nhắn gửi đến một ai đó những tâm tư tình cảm của mình, nhất là một nhà thơ luôn ăm ắp nồng nàn suy tư như Phan Duy Nhân. Ví như bài “Tự tình với Huế”, cũng là “lá thư”gửi cho ai đó đấy chứ: “Mỗi lần về Huế rồi xa Huế/ Anh cứ rưng rưng nỗi tạ từ/ Đâu chỉ chia tay cùng kỷ niệm/ Nồng nàn trong Huế vẫn em xưa…”
|
Bài thơ “Thư cho mẹ và chị” của Phan Duy Nhân đã được chọn để giới thiệu trong chùm “Thơ Huế ngày ấy” khi Tạp chí Sông Hương xuất bản số đặc biệt đầu tiên.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cũng đã có viết “Đọc thơ Phan Duy Nhân cũng là đọc chính những tự sự của cuộc đời Phan Chánh Dinh. Đó là nơi con - người - công - dân Phan Duy Nhân xưng tội, giải tỏa, chạy trốn thực tế, tìm cách nghi binh khi chưa biết phải làm gì cho phải đạo, cho đúng với những điều mình mong mỏi...”
Tiến sĩ Huỳnh Văn Hoa đã coi Phan Duy Nhân là “một hành giả cô đơn”. Ông đã thấy Phan Duy Nhân trong thơ là “ tổng hòa của những phiên bản: Dấn thân. Chấp nhận và tù đày. Một tiếng thơ buồn về thân phận làm người. Một tiếng nói đầy khát vọng về tự do cho dân tộc. Một tiếng thét về bất công xã hội. Một tiếng lòng cho gia đình, bè bạn, người thân. Một âm vang lãng đãng hư huyền của thiền tịnh.”......
Phương Anh
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.
Ngày 16/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay tổ chức đêm nhạc “Huế nhớ Phạm Duy”, tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa vừa mới mất vào ngày 27/01/2013.
Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Huế ở địa điểm Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp - 1 Lê Hồng Phong).
Dẫu chưa một lần đặt chân tới Huế, nhưng ai cũng biết đây là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao nhưng dường như ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình.
Chiều ngày 13/3, tại Trung tâm Văn hoá Phương Nam (15 Lê Lợi, TP Huế), Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trường ĐHNT Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sĩ trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Năng lượng Cố đô” năm 2013.
Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.
Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.
Vào lúc 22h 10’, tác giả của truyện ngắn “Mái hiên đời” - nhà văn Dương Thành Vũ - đã trút hơi thở cuối cùng tại Khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh viên Trung ương Huế.
Nghe tin nhà văn Dương Thành Vũ mất vào khoảng 22h ngày 26/02/2013, Nhà thơ Phùng Tấn Đông, hiện đang làm công tác văn hóa tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) vội có mấy dòng gởi ra cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc ( TBT tạp chí Sông Hương) chia buồn với các bạn văn cùng gia đình nhà văn Dương Thành Vũ.
Ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế đã khởi công dự án Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tại số 1 Phan Bội Châu, TP Huế.
Sáng 20/2, tại nhà riêng của nhà thơ Trần Vàng Sao (Phường Vỹ Dạ, Huế), Quỹ Phùng Quán đã tổ chức trao tặng thưởng tác phẩm văn học xuất sắc hàng năm cho nhà thơ Trần Vàng Sao với tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. Tặng thưởng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và bằng chứng nhận.
Chương trình Ngày thơ Việt Nam năm nay ưu tiên cho các nhà thơ trẻ, các cây bút đến từ đến các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT trên địa bàn. Chương trình chính của Ngày Thơ năm nay được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( tức ngày 23/02/2013) tại Trung tâm Trải nghiệm Huế xưa và nay ( Cồn nón – Đập Đá).
Ngày 19/2/2013 (tức mồng 10 tháng Giêng, năm Quý Tỵ), hội Vật làng Sình ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tưng bừng diễn ra với sự tham gia của hơn 100 đô vật và đông đảo người dân cùng du khách.
Là một chương trình trong Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2013, Đại lễ cầu nguyện "Quốc thái, dân an" đã được tổ chức tại Thiền viện Hương Vân, núi Ngũ phong, phường An Tây, thành phố Huế vào ngày 17/02 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng Quý Tỵ). Đã có rất đông tăng ni phật tử, người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự hoạt động này.
Đó là tên của cuộc triển lãm với sự tham gia của 11 họa sĩ sẽ được khai mạc tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái vào ngày 5/2 (nhằm ngày 25 ÂL).
Sáng 2/2, Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên - Huế 2013" do Hội Nhà báo phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, số 7 Lê Lợi.
Ngày 30.1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế ra mắt bộ sách “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên”, một bộ sách đồ sộ ghi lại các hoạt động của triều Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX.
Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 143 năm (1802-1945), vương triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong những công trình tiêu biểu trong tổng thể các giá trị văn hóa mà vương triều Nguyễn để lại chính là Cửu đỉnh (9 cái đỉnh lớn).