Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Sách “Phan Duy Nhân Thơ & Đời”
Nhà thơ Phan Duy Nhân tên thật là Phan Chánh Dinh (Nguyễn Chính), sinh năm 1941, quên xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trưởng thành trong phong trào đầu tranh yêu nước của sinh viên Huế và phong trào đô thị miền Nam.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Phan Duy Nhân làm thơ lúc mới 15 tuổi, là những bài thơ nhiều trăn trở trước cuộc đời, thời thế. Những bài thơ đầu tiên đó đã được in trên các tập san yêu nước, hé lộ tài năng cho mọi người nhận ra, và cũng bộc lộ khuynh hướng dấn thân đấu tranh cho độc lập tự do của tổ quốc từ rất sớm của ông. Từ năm 1960, Phan Duy Nhân vừa học đại học ở Huế, vừa đi dạy, vừa tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thanh niên Sinh viên – Học sinh Giải phóng và là hội viên của Hội Văn nghệ Giải phóng Trung – Trung bộ (1965), là thành viên nòng cốt của nhóm Việt Nam – Việt Nam. Lúc bấy giờ, thơ ông xuất hiện nhiều trên các tạp chí Bách Khoa, Văn học, Văn, Sinh viên Huế… Năm 1968, Phan Duy Nhân bị bắt giam ở Côn Đảo cho đến 1974 mới được trao trả. Sau ngày hòa bình, ông tiếp tục tham gia cách mạng, từng giữ trách nhiệm quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ…
![]() |
Nhà thơ Mai Văn Hoan tại buổi giới thiệu sách |
Về hành trình đến với thơ, từ năm 1964, Phan Duy Nhân đã chuẩn bị bản thảo cho tập thơ đầu tay ”Ngậm ngải tìm trầm” nhưng bởi nhiều lý do không xuất bản được. Năm 2015, những người bạn đã tập hợp một phần trong di sản có thể lên đến trên 600 bài thơ đã thất lạc phần nhiều của anh, in thành tập sách “Phan Duy Nhân” – Thơ và Đời”.
Sách “ Phan Duy Nhân -Thơ & Đời” chia làm 2 phần. Phần “Thơ”, in lại 150 bài thơ trải dài qua các thời kỳ sáng tác của nhà thơ. Phần “Đời”, đã in lại một số bài viết của anh trong cương vị là cán bộ phụ trách công tác tôn giáo của Chính phủ; và các bài viết của bạn bè, anh em đã từng sống với anh, hoạt động cùng anh…
|
Đông đảo các văn nghệ sĩ, bạn bè của nhà thơ Phan Duy Nhân đến tham dự |
Thơ Phan Duy Nhân là một dòng chảy thắm thiết có lúc ngược xuôi day dứt hoài niệm, có lúc ngập tràn lòng nhiệt huyết sục sôi, song tất cả đều hòa chung một dòng chảy của một giọng thơ đầy suy tư…
Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc: “Khá đặc biệt là trong 150 bài thơ này, có một số bài được viết dưới dạng tâm tình như là những lá thư. Những bài thơ “lá thư” phản ánh khá rõ hành trạng hoạt động yêu nước của thi sỹ. Lá thư đầu tiên, bài thơ “Thư cho mẹ và chị” viết tại Huế tháng 3/1962, là một bài thơ hay mà suốt hơn nửa thế kỷ xuất hiện, nó đã lay động và vẫn còn lay động người đọc.” Nhà văn chia sẻ thêm: “ Rất nhiều bài thơ dưới dạng “lá thư” trong thơ Phan Duy Nhân. Đó là một nét khá thú vị khi đọc thơ của thi sỹ. Nhưng suy cho cùng, bài thơ nào mà chẳng để cho nhà thơ nhắn gửi đến một ai đó những tâm tư tình cảm của mình, nhất là một nhà thơ luôn ăm ắp nồng nàn suy tư như Phan Duy Nhân. Ví như bài “Tự tình với Huế”, cũng là “lá thư”gửi cho ai đó đấy chứ: “Mỗi lần về Huế rồi xa Huế/ Anh cứ rưng rưng nỗi tạ từ/ Đâu chỉ chia tay cùng kỷ niệm/ Nồng nàn trong Huế vẫn em xưa…”
|
Bài thơ “Thư cho mẹ và chị” của Phan Duy Nhân đã được chọn để giới thiệu trong chùm “Thơ Huế ngày ấy” khi Tạp chí Sông Hương xuất bản số đặc biệt đầu tiên.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cũng đã có viết “Đọc thơ Phan Duy Nhân cũng là đọc chính những tự sự của cuộc đời Phan Chánh Dinh. Đó là nơi con - người - công - dân Phan Duy Nhân xưng tội, giải tỏa, chạy trốn thực tế, tìm cách nghi binh khi chưa biết phải làm gì cho phải đạo, cho đúng với những điều mình mong mỏi...”
Tiến sĩ Huỳnh Văn Hoa đã coi Phan Duy Nhân là “một hành giả cô đơn”. Ông đã thấy Phan Duy Nhân trong thơ là “ tổng hòa của những phiên bản: Dấn thân. Chấp nhận và tù đày. Một tiếng thơ buồn về thân phận làm người. Một tiếng nói đầy khát vọng về tự do cho dân tộc. Một tiếng thét về bất công xã hội. Một tiếng lòng cho gia đình, bè bạn, người thân. Một âm vang lãng đãng hư huyền của thiền tịnh.”......
Phương Anh
(SH) - Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình đã ký kết giữa 5 vùng kinh đô cũ của Việt Nam.
(SH) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Đội Công tác xã hội thanh niên TT Huế ( thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT Huế) tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
(SH) - Chiều ngày 27/5, tại 20 Lê Lợi ( Huế) Trung tâm học liệu - Đại học Huế đã tổ chức buổi tọa đàm đàm “Bảo tồn và gìn giữ kho tư liệu văn hóa lịch sử Huế cho thế hệ mai sau”. Tham dự tọa đàm có các nhà nghiên cứu Huế, những người quan tâm đến Huế và sinh viên Đại học Huế.
(SH) - “Nỗi niềm đấng quân vương” là tác phẩm do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã được trao giải Bạc trong lễ bế mạc cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ vào tối 26/5.
(SH) - Huế đang mùa sen và đại lễ Phật đản (2557), đâu đâu cũng thấy hình bóng hoa sen. Sen trên các poster, hoa đăng trang trí. Trong biển hoa sen ấy còn có những tranh sen của họa sĩ trẻ Lại Thanh Dũng.
(SH) - Ngày 25/5/2013, tại 26 Lê Lợi, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng xung quanh chuyện chiếc huy chương vàng không “chính chủ” gây xôn xao dư luận trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung tổ chức tại Huế vừa qua.
(SH) - Sáng ngày 22-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi công trùng tu các công trình Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn thuộc lăng vua Tự Đức. Đây là dự án do Ban Quản lý dự án di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương thi công.
(SH) - Ngày 18/5, tại chái đông Điện Thái Hòa (Đại Nội), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính.
(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.
(SH) - Sau khi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đồng ý cho sửa chữa nhà (là quyết định trái thẩm quyền), 2 hộ dân sinh sống tại khu vực 1 của Di tích Lục Bộ đã đập bỏ nhà cấp 4 đang thuê ở để xây dựng nhà 2 tầng kiên cố.
(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Tiếp nối những thành công từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong năm 2012, Công ty Bia Huế tiếp tục đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm nguồn lực để họ sớm “an cư, lạc nghiệp”.
Chiều ngày 12/5/2013, tại khuôn viên lăng Tự Đức, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật tổng kết trại sáng tác “Dấu thời gian”.
Đi trên quốc lộ 1A , khi qua thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nhìn thấy đầm Lập An. Cảnh đẹp thanh bình nơi đây mỗi khi chiều về sẽ khiến lòng bạn xao xuyến.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Đây là Liên hoan ảnh nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã khai mạc sáng nay 28-4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cùng với Văn phòng Di sản Thế giới Luangprabang (Lào) ký kết thỏa thuận trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhịp sống biển Đông là cuộc thi diễn ra trên chuyên trang tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
Nhà sưu tập Dương Phú Hiến đến từ Hà Nội và đem đến Huế những hiện vật vô cùng quý giá nằm trong số 40 nghìn hiện vật vô giá mà ông đang sở hữu.
Theo Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2013 cho biết, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt,” Festival lần này đã nhận được đăng ký của 33 làng nghề (trong đó có 12 làng nghề của các địa phương trên cả nước, còn lại là của các địa phương trong tỉnh), với trên 170 nghệ nhân