Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière.
Jean Cousso tặng CD-Rom tài liệu lịch sử văn hóa Huế cho Nguyễn Đắc Xuân (Ảnh TL của NĐX)
Bài viết nầy viết về chuyện Albert Sallet với tư liệu lịch sử văn hóa Huế đang được lưu giữ bên Pháp. Bác sĩ A.Sallet là chồng bà Emélie em rể ông chủ khách sạn Morin hồi đầu thế kỷ XX. Ông là nhân vật quan trọng thứ hai (sau L.Cadière) trong việc sáng lập và điều hành Hội và Tập san Hội những người bạn Huế xưa (Association et Bulletin des Amis du Vieux Hué, AAVH & BAVH) tồn tại đến 30 năm (1914-1944), đóng góp cho Huế một khối lượng tư liệu văn hóa lịch sử vô tiền khoán hậu (Nhà Xuất bản Thuận Hoá đã dịch và in gần xong).
Khoảng đầu những năm ba mươi thế kỷ trước, không hiểu vì sao A.Sallet bị thực dân trục xuất về Pháp. Vì thương yêu Cố đô Huế, ông mang theo toàn bộ tư liệu còn giữ trong Tòa soạn BAVH về Pháp. Ông làm đại diện cho BAVH tại Pháp cho đến ngày BAVH ngưng xuất bản vì chiến tranh (1944). Ông không có con trai, sau khi ông mất, toàn bộ tủ tư liệu vô giá của ông chia cho các bà con gái. Các bà cháu ngoại của dòng họ Morin giữ số tư liệu đó làm kỷ niệm của người cha tận tình với văn hóa lịch sử Việt Nam. Tưởng chuyện đời chỉ đến thế. Không ngờ A.Sallet có một người cháu ngoại tên là Jean Cousso rất kính phục sự nghiệp văn hóa của ông ngoại. Cousso đã bỏ ra hàng chục năm đi sưu tập, quy tụ toàn bộ sách vở tài liệu của A.Sallet và do Sallet trước tác về nhà mình. Ngoài ra ông cũng sưu tập được nhiều tư liệu quý khác do con cháu các thành viên của Hội những người bạn Huế xưa còn lưu giữ ở Pháp. Cousso đã sắp xếp theo đề mục, tóm tắt tất cảc sách vở tài liệu của ông ngoại để lại gồm sách, báo chí, tập gấp (brochure), bản đồ, sách hướng dẫn và đặc biệt là những tài liệu đánh máy, chép tay của các làng xã điều tra theo yêu cầu của BAVH mà BAVH chưa có dịp dùng đến.
Tôi biết được những thông tin trên qua một mối quan hệ rất tình cờ. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Khách sạn Morin (lúc còn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) nhờ tôi hướng dẫn cho một người Pháp đi thăm mộ linh mục Léopold Cadière ở Kim Long và tìm thăm gia đình hậu duệ của cụ Nguyễn Đình Hòe – một quan lại triều Nguyễn, có dạy Pháp văn tại Trường Quốc Học và Trường Hậu Bổ, cộng tác viên của tập san BAVH ở Huế.
Người khách Pháp ấy chính là Jean Cousso. Ông Cousso nhỏ con, rất bình dân, nhờ tôi vừa làm người hướng dẫn vừa làm xe ôm chở ông đi các nơi. Qua chuyến phục vụ ấy tôi biết ông là cháu ngoại của em ông chủ nhà hàng Khách sạn Morin cũ ở Huế. Và, Jean Cousso hết sức bất ngờ biết ba tôi là ông Nguyễn Đắc Vy từng làm kế toán (comptable) cho gia đình anh em Morin. Từ đó hai chúng tôi trở nên thân nhau. Năm 1996, tôi sang Pháp, vợ chồng ông đang ở một tỉnh cực nam nước Pháp cũng lên Paris thăm tôi và tâm sự với tôi về chuyện ông đã vận động lập lại Hội những người bạn Huế xưa thành công và gọi là Hội những người bạn Huế xưa mới (Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, NAAVH) và ông đang nghiên cứu sắp xếp, hệ thống hóa tủ tư liệu quý hiếm của A. Sallet để lại. Tôi rất tâm đắc và chúc ông thành công hơn nữa.
Qua thông tin của Jean Cousso và qua cuốn sách Một trăm năm Khách sạn Sàigòn Morin Huế (KS Sàigòn Morin, Huế 2000) do tôi biên soạn, các hậu duệ của ông chủ Nhà hàng Khách sạn Morin cũ trong chuyến về Huế chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ra đời của của Khách sạn Morin Huế (1901-2001) đã về tận làng Dã Lê xã Thủy Vân, Hương Thủy thăm thân sinh của tôi. Đây là một kỷ niệm vui trước ngày thân sinh tôi qua đời vào tháng 3/2001.
Biết tôi thân thiết với đề tài triều Nguyễn và Huế xưa, Jean Cousso đã tặng tôi một bản sao Catalogue về tủ sách của A.Sallet. Đây là một bản tóm tắt (sommaire) hết sức giá trị. Một đề mục trong Catalogue chỉ viết từ 1 đến 4 dòng, riêng phần I đã có đến một ngàn đề mục, chứa đầy 130 trang giấy A4, hết sức quý giá đối với các nhà nghiên cứu.
Cũng do sự vận động nhiệt tình của ông và của Hội những người bạn Huế xưa mới nhiều tổ chức văn hóa ở Pháp đã ra sức giúp ông. Ông đã số hóa được toàn bộ tủ sách, hình ảnh văn hóa lịch sử của A. Sallet vào đĩa CD-ROM. Cuối năm 2009, Jean Cousso về Huế, ông ghé thăm và tặng tôi một bản sao đĩa CD-ROM ấy.
Qua Catalogue và đĩa CD-Rom của Jean Cousso, tôi có được thêm nhiều tài liệu quý hiếm, ví dụ như bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy tặng Bệnh viện Trung ương Huế hồi đầu thế kỷ XX, hình ảnh sinh hoạt ở Bệnh viện Trung ương những năm mới thành lập, ảnh của Hoàng hậu Nam Phương và các con ở Đà Lạt trước khi bà sang Pháp (1947), nhiều toa thuốc Nam, nhiều sưu tập cây cỏ dùng làm thuốc Nam ở miền Trung. Nhờ có tài liệu của Jean Couso cung cấp, tôi đã hoàn thành được phản biện tham luận Cuộc đời của Linh mục Léopold Cadière do Linh mục Gerard Moussay viết, trình bày trong Hội thảo Khoa học “Thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière” tổ chức hồi đầu tháng 9/2010 tại Huế v.v…
Hàng chục năm qua, Jean Cousso không ngừng vận động chính quyền Thừa Thiên Huế giúp ông một cơ sở tại Huế để ông đem toàn bộ tủ tư liệu của A.Sallet về lưu giữ và phục vụ các nhà nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam. Nhưng lúc ấy địa phương chưa có đủ điều kiện về vật chất và kỹ thuật để tiếp nhận nên nguyện vọng của người cháu ngoại của Bác sĩ Albert Sallet chưa có cơ duyên thành sự thật.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng đã đến. Năm 2012 vừa qua, lãnh đạo TP Huế quyết định dành hai tòa nhà xây dựng từ thời Pháp mang số 23-25 Lê Lợi trên khu đất rộng 6.000m2 bên bờ nam sông Hương- lâu nay dùng làm Trụ sở UBND thành phố- làm trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đồng thời, lãnh đạo TP Huế cũng ra Quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Đình Kết, giữ chức Giám đốc và bà Phạm Thị Quỳnh Dao, giữ chức Phó Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế.
Được sự đồng ý của cấp trên, Bảo tàng Văn hóa Huế đã cùng với Hội những người bạn Huế xưa mới (NAAVH) tại Pháp do Jean Cousso làm Chủ tịch trao đổi về ước muốn của ông Chủ tịch và NAAVH đưa toàn bộ tủ tư liệu của Albert Sallet về lưu giữ và phục vụ bạn đọc Việt Nam. Sau một thời gian trao đổi bàn bạc, Bảo tàng Văn hóa Huế sẽ dành một không gian thích hợp trong hai tòa nhà của Bảo tàng Văn hóa Huế để lưu giữ tủ tư liệu của Albert Sallet theo yêu cầu của ông Jean Cousso và NAAVH.
Những người bạn cũ của Cố đô Huế đang về lại Huế. Tôi tin rằng nhiều người yêu Huế, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế ở trong và ngoài nước sẽ đồng hành với NAAVH gởi những sách vở tài liệu quý về lịch sử văn hóa Huế về lưu giữ ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là một biểu hiện thành công của Bảo tàng Văn hóa Huế và các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế.
Theo Nguyễn Đắc Xuân (Báo thừa Thiên Huế)
(SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định, tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.
Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi” tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.
Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
(SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:
Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.
Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.
Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế
SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.
Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.
(SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.
(SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.
Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).
(SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.
SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.