“Những người bạn Cố đô Huế” đang về lại Huế

15:58 09/09/2013

Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

 

Jean Cousso tặng CD-Rom tài liệu lịch sử văn hóa Huế cho Nguyễn Đắc Xuân (Ảnh TL của NĐX)

Bài viết nầy viết về chuyện Albert Sallet với tư liệu lịch sử văn hóa Huế đang được lưu giữ bên Pháp. Bác sĩ A.Sallet là chồng bà Emélie em rể ông chủ khách sạn Morin hồi đầu thế kỷ XX. Ông là nhân vật quan trọng thứ hai (sau L.Cadière) trong việc sáng lập và điều hành Hội và Tập san Hội những người bạn Huế xưa (Association et Bulletin des Amis du Vieux Hué, AAVH & BAVH) tồn tại đến 30 năm (1914-1944), đóng góp cho Huế một khối lượng tư liệu văn hóa lịch sử vô tiền khoán hậu (Nhà Xuất bản Thuận Hoá đã dịch và in gần xong).

Khoảng đầu những năm ba mươi thế kỷ trước, không hiểu vì sao A.Sallet bị thực dân trục xuất về Pháp. Vì thương yêu Cố đô Huế, ông mang theo toàn bộ tư liệu còn giữ trong Tòa soạn BAVH về Pháp. Ông làm đại diện cho BAVH tại Pháp cho đến ngày BAVH ngưng xuất bản vì chiến tranh (1944). Ông không có con trai, sau khi ông mất, toàn bộ tủ tư liệu vô giá của ông chia cho các bà con gái. Các bà cháu ngoại của dòng họ Morin giữ số tư liệu đó làm kỷ niệm của người cha tận tình với văn hóa lịch sử Việt Nam. Tưởng chuyện đời chỉ đến thế. Không ngờ A.Sallet có một người cháu ngoại tên là Jean Cousso rất kính phục sự nghiệp văn hóa của ông ngoại. Cousso đã bỏ ra hàng chục năm đi sưu tập, quy tụ toàn bộ sách vở tài liệu của A.Sallet và do Sallet trước tác về nhà mình. Ngoài ra ông cũng sưu tập được nhiều tư liệu quý khác do con cháu các thành viên của Hội những người bạn Huế xưa còn lưu giữ ở Pháp. Cousso đã sắp xếp theo đề mục, tóm tắt tất cảc sách vở tài liệu của ông ngoại để lại gồm sách, báo chí, tập gấp (brochure), bản đồ, sách hướng dẫn và đặc biệt là những tài liệu đánh máy, chép tay của các làng xã điều tra theo yêu cầu của BAVH mà BAVH chưa có dịp dùng đến.

Tôi biết được những thông tin trên qua một mối quan hệ rất tình cờ. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Khách sạn Morin (lúc còn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) nhờ tôi hướng dẫn cho một người Pháp đi thăm mộ linh mục Léopold Cadière ở Kim Long và tìm thăm gia đình hậu duệ của cụ Nguyễn Đình Hòe – một quan lại triều Nguyễn, có dạy Pháp văn tại Trường Quốc Học và Trường Hậu Bổ, cộng tác viên của tập san BAVH ở Huế.

Người khách Pháp ấy chính là Jean Cousso. Ông Cousso nhỏ con, rất bình dân, nhờ tôi vừa làm người hướng dẫn vừa làm xe ôm chở ông đi các nơi. Qua chuyến phục vụ ấy tôi biết ông là cháu ngoại của em ông chủ nhà hàng Khách sạn Morin cũ ở Huế. Và, Jean Cousso hết sức bất ngờ biết ba tôi là ông Nguyễn Đắc Vy từng làm kế toán (comptable) cho gia đình anh em Morin. Từ đó hai chúng tôi trở nên thân nhau. Năm 1996, tôi sang Pháp, vợ chồng ông đang ở một tỉnh cực nam nước Pháp cũng lên Paris thăm tôi và tâm sự với tôi về chuyện ông đã vận động lập lại Hội những người bạn Huế xưa thành công và gọi là Hội những người bạn Huế xưa mới (Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, NAAVH) và ông đang nghiên cứu sắp xếp, hệ thống hóa tủ tư liệu quý hiếm của A. Sallet để lại. Tôi rất tâm đắc và chúc ông thành công hơn nữa.

Qua thông tin của Jean Cousso và qua cuốn sách Một trăm năm Khách sạn Sàigòn Morin Huế (KS Sàigòn Morin, Huế 2000) do tôi biên soạn, các hậu duệ của ông chủ Nhà hàng Khách sạn Morin cũ trong chuyến về Huế chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ra đời của của Khách sạn Morin Huế (1901-2001) đã về tận làng Dã Lê xã Thủy Vân, Hương Thủy thăm thân sinh của tôi. Đây là một kỷ niệm vui trước ngày thân sinh tôi qua đời vào tháng 3/2001.

Biết tôi thân thiết với đề tài triều Nguyễn và Huế xưa, Jean Cousso đã tặng tôi một bản sao Catalogue về tủ sách của A.Sallet. Đây là một bản tóm tắt (sommaire) hết sức giá trị. Một đề mục trong Catalogue chỉ viết từ 1 đến 4 dòng, riêng phần I đã có đến một ngàn đề mục, chứa đầy 130 trang giấy A4, hết sức quý giá đối với các nhà nghiên cứu.

Cũng do sự vận động nhiệt tình của ông và của Hội những người bạn Huế xưa mới nhiều tổ chức văn hóa ở Pháp đã ra sức giúp ông. Ông đã số hóa được toàn bộ tủ sách, hình ảnh văn hóa lịch sử của A. Sallet vào đĩa CD-ROM. Cuối năm 2009, Jean Cousso về Huế, ông ghé thăm và tặng tôi một bản sao đĩa CD-ROM ấy.

Qua Catalogue và đĩa CD-Rom của Jean Cousso, tôi có được thêm nhiều tài liệu quý hiếm, ví dụ như bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy tặng Bệnh viện Trung ương Huế hồi đầu thế kỷ XX, hình ảnh sinh hoạt ở Bệnh viện Trung ương những năm mới thành lập, ảnh của Hoàng hậu Nam Phương và các con ở Đà Lạt trước khi bà sang Pháp (1947), nhiều toa thuốc Nam, nhiều sưu tập cây cỏ dùng làm thuốc Nam ở miền Trung. Nhờ có tài liệu của Jean Couso cung cấp, tôi đã hoàn thành được phản biện tham luận Cuộc đời của Linh mục Léopold Cadière do Linh mục Gerard Moussay viết, trình bày trong Hội thảo Khoa học “Thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière” tổ chức hồi đầu tháng 9/2010 tại Huế v.v…

Hàng chục năm qua, Jean Cousso không ngừng vận động chính quyền Thừa Thiên Huế giúp ông một cơ sở tại Huế để ông đem toàn bộ tủ tư liệu của A.Sallet về lưu giữ và phục vụ các nhà nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam. Nhưng lúc ấy địa phương chưa có đủ điều kiện về vật chất và kỹ thuật để tiếp nhận nên nguyện vọng của người cháu ngoại của Bác sĩ Albert Sallet chưa có cơ duyên thành sự thật.

Nhưng rồi chuyện gì đến cũng đã đến. Năm 2012 vừa qua, lãnh đạo TP Huế quyết định dành hai tòa nhà xây dựng từ thời Pháp mang số 23-25 Lê Lợi trên khu đất rộng 6.000m2 bên bờ nam sông Hương- lâu nay dùng làm Trụ sở UBND thành phố- làm trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đồng thời, lãnh đạo TP Huế cũng ra Quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Đình Kết, giữ chức Giám đốc và bà Phạm Thị Quỳnh Dao, giữ chức Phó Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế.

Được sự đồng ý của cấp trên, Bảo tàng Văn hóa Huế đã cùng với Hội những người bạn Huế xưa mới (NAAVH) tại Pháp do Jean Cousso làm Chủ tịch trao đổi về ước muốn của ông Chủ tịch và NAAVH đưa toàn bộ tủ tư liệu của Albert Sallet về lưu giữ và phục vụ bạn đọc Việt Nam. Sau một thời gian trao đổi bàn bạc, Bảo tàng Văn hóa Huế sẽ dành một không gian thích hợp trong hai tòa nhà của Bảo tàng Văn hóa Huế để lưu giữ tủ tư liệu của Albert Sallet theo yêu cầu của ông Jean Cousso và NAAVH.

Những người bạn cũ của Cố đô Huế đang về lại Huế. Tôi tin rằng nhiều người yêu Huế, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế ở trong và ngoài nước sẽ đồng hành với NAAVH gởi những sách vở tài liệu quý về lịch sử văn hóa Huế về lưu giữ ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là một biểu hiện thành công của Bảo tàng Văn hóa Huế và các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế.


Theo Nguyễn Đắc Xuân (Báo thừa Thiên Huế)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Cho rng ch tch xã đã xúc phm “thn linh” nên người dân đòi “x” ch tch xã đ bo v miếu c. Câu chuyn l này xy ra ti xã Phú Thun, huyn Phú Vang, tnh Tha Thiên - Huế.

  • SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương  tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • SHO -  Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.

  • Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...

  • Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước. 

  • Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.

     

  • Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.

  • "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"  Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.

  • Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.

  • Đó là làng chài hơn 250 năm tuổi nép mình ở vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sự yên bình.

  • Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những  nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

  • Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt Nam được chính thức ghi tên vào danh mục "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại."

  • Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.

  • SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và  Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế. 

  • 46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.

  • Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.

  • Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.

  • Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.

  • Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn.