“Khai thác tối đa tiềm năng đội ngũ cán bộ văn học, nghệ thuật”

15:24 09/06/2008
LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.


Lịch sử và thực tiễn vô cùng phong phú của đời sống văn học, nghệ thuật cho phép chúng ta nhận định rằng: lý luận, phê bình văn nghệ là một thành tố hữu cơ của quá trình vận động và phát triển của văn nghệ. Đó chính là quá trình bản thân văn nghệ tự ý thức về mình, tự khẳng định, tự điều chỉnh để không ngừng hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là lý luận, phê bình văn nghệ là một hoạt động không thể thiếu, thậm chí rất quan trọng, góp phần tạo nên đời sống văn nghệ hoàn chỉnh, phát triển toàn diện gắn với một thời kỳ lịch sử. Với vai trò đó, lý luận, phê bình văn nghệ vừa đồng hành với sáng tác để thấu hiểuđồng cảm, vừa là nhân tố đánh giá, phán đoándự báo, góp phần phát hiện quy luật vận động, điều chỉnh và định hướng cho sáng tác, cho quá trình phát triển văn nghệ theo quy luật của chính nó, đáp ứng đòi hỏi khách quan của đời sống văn nghệ.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thật là nặng nề. Hội đồng lại mới thành lập, cái gì cũng mới, chưa hình dung hết những thử thách, đòi hỏi còn ở phía trước. Các thành viên của Hội đồng đa số là cán bộ hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, song số lượng có hạn, lại đang phải đảm đương nhiều công việc khác… Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, Hội đồng đã xác định một phương châm quan trọng, có ý nghĩa quyết định là cùng với việc phát huy vai trò nòng cốt của các thành viên Hội đồng, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Hội văn học, nghệ thuật Trung ương và các địa phương với các cơ quan liên quan, mở rộng đội ngũ cộng tác viên và chuyên gia nhằm khai thác tối đa tiềm năng đội ngũ cán bộ văn học, nghệ thuật có tâm huyết, trình độ và kinh nghiệm trong việc đóng góp trí tuệ, công sức để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng.
Những công việc sắp tới của Hội đồng sự kiến triển khai trong năm 2008 như tham gia tổng kết văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991; các Hội thảo về “Thị trường văn hoá, nghệ thuật ở nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận thực tiễn”, “Văn học với công chúng”, “Âm nhạc Việt Nam - Hiện đại và truyền thống”; các buổi toạ đàm về những sự kiện, hiện tượng văn học, nghệ thuật có tính thời sự trong đời sống văn nghệ hôm nay và việc ra mắt Bản tin Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; chuẩn bị cho ra đời Tạp chí của Hội đồng.
Hội đồng hy vọng và sẽ phấn đấu trở thành địa chỉ thân tình và tin cậy đối với tất cả các đồng nghiệp.

PHÙNG HỮU PHÚ
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LẠI NGUYÊN ÂNTrước khi vào đề, tôi phải nói ngay rằng trong thực chất, người đã thúc đẩy tôi viết bài này là nhà Việt học người Nga Anatoly Sokolof. Tôi nhớ là anh đã ít nhất một lần nêu với tôi: hiện tượng mà người ta đang gọi chung là “thơ Hồ Xuân Hương” nên được tiếp cận từ góc độ “mặt nạ tác giả”.

  • Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá trên mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh mới, các nhà văn sau 1975 không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo như trước.

  • Nếu có thể nói gì về tình trạng ngày càng thưa vắng các tiểu thuyết đọc được hôm nay, hay nói một cách chính xác hơn là sự vắng mặt của tiểu thuyết hay trong vài thập kỷ qua, theo tôi trước hết đó là vấn đề tâm thể thời đại

  • ĐINH XUÂN LÂM      (Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh sinh ngày 19 tháng 07 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 14 (1833) tại xã Chân Mỹ, tổng Từ Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

  • HOÀNG TẤT THẮNG1. Khái quát về địa danh học.

  • NGUYỄN HOÀNG ĐỨCKhông có một xã hội nào sống và phát triển được nếu không cậy trông vào khả năng phê bình của chính mình. Nói một cách thật dễ hiểu, như người Pháp khẳng nhận: "Người ta dựa trên những gì chống lại mình".

  • PHONG LÊ      (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.

  • ĐÀO THÁI TÔNNhư chúng tôi đã có lời thưa từ bài báo trước, trong Thơ quốc âm Nguyễn Du (Nxb Giáo dục, H, 1996), thay vì việc xem "bản Kinh" của Truyện Kiều là bản sách in bởi vua Tự Đức, Nguyễn Thạch Giang đã viết đó chỉ là những bản chép tay bởi các quan văn trong triều. Điều này là rất đúng.

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

  • LÊ ĐẠT     Cầm tên em đi tìm

  • VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

  • LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.

  • Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông ta để lại. Xưa kia làng Bưởi có nghề làm giấy dó nổi tiếng. Giấy dó được dùng vào việc ghi chép văn bản chữ Hán nôm, viết bút lông mực tàu...

  • Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.  

  • TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.

  • LÊ THÀNH LÂNTrong 4 năm liền, Tào Mạt lần lượt cho ra đời ba vở chèo tạo nên một bộ ba chèo lịch sử với tiêu đề chung là Bài ca giữ nước, đều do Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần dàn dựng và đều được nhận những giải thưởng cao.

  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.