Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Suốt 30 năm qua vợ chồng ông Đáp gắn bó với rừng Rú Chá.
Rừng Rú Chá rộng khoảng 5ha thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 15 km. Theo dân địa phương sở dĩ gọi là “Rú Chá” vì “rú” nghĩa là “rừng”, còn “chá” là vì trong rừng toàn cây “chá”.
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, Rú Chá còn chứa trong lòng nó một “di nhân” có nhà nhưng 30 năm qua chỉ thích ở trong rừng và ngôi miếu Thánh Mẫu linh thiêng với nhiều câu chuyện huyền bí khiến nhiều người tò mò.
“Dị nhân” 30 năm chỉ thích ở rừng
Về thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế hỏi ông Nguyễn Ngọc Đáp ai cũng biết. Ông Đáp năm nay đã 70 tuổi, nổi tiếng bởi cái danh là “ dị nhân người rừng”.
Sở dĩ dân địa phương là gọi ông Đáp là “người rừng” vì dù đã có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng do bản tính thích sống gần với thiên nhiên nên suốt 30 năm qua ông dựng lều cùng vợ sống ở rừng Rú Chá.
Túp lều của vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp nằm xen giữa những rừng cây chá, xung quanh là chỗ nuôi gà, vịt, chim… phong cảnh cũng hữu tình gần gũi với thiên nhiên.
Theo dân địa phương thì vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp là những người có công lớn trong việc gìn giữ, bảo vệ và phủ xanh rừng Rú Chá. Sinh sống cùng Rú Chá thành quen, hai vợ chồng ông xin xã ít đất và dựng lều tạm ở ngay tại rừng và tranh thủ nuôi tôm, tép làm kế sinh nhai và được xã đồng ý.
Ngoài thời gian nuôi tôm, vợ chồng ông Đáp tranh thủ chăm nom cho rừng Rú Chá, những cây chá, cây sú, cây đước đua nhau bén rễ ở khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại ở khu đầm phá Tam Giang.
Sau này sinh con, đẻ cái dù đã có nhà ở trong làng nhưng hai vợ chồng ông Đáp vẫn không bỏ rừng Rú Chá và đến nay đã 30 năm có lẻ hai vợ chồng ông sống cuộc sống gắn liền với khu rừng ngập mặn nguyên sinh này.
Theo lời ông Đáp, không biết Rú Chá có từ khi nào, chỉ biết nó là một khu rừng nguyên sinh lâu đời, từ kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến đánh đế quốc Mỹ xâm lược, Rú Chá đã là tấm bia tự nhiên đỡ đạn cho lực lượng cách mạng khi giặc điên cuồng nhả đạn bắn phá.
“Cuộc đời tui dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng được hòa mình vào thiên nhiên tui thấy vui rồi. Cuộc sống ở đây tuy không có điện, nước sạch nhưng mỗi sáng thức dậy được nghe tiếng chim hót là tôi thấy vui rồi”.
Nói về cuộc sống hiện tại, ông Đáp bảo rằng cái ăn cái mặc cũng đã đỡ hơn xưa, chỉ có chuyện thiếu nước sạch để uống, sinh hoạt là khổ nhất. Vợ chồng ông cũng ít khi về làng, chỉ Tết, giỗ kỵ vợ chồng ông mới về.
Ông Đáp tâm sự: “Ở đây quen rồi, vào làng ồn ào, không chịu được. Gì chứ đời lão gắn với Rú Chá này cho đến khi xanh cỏ thì thôi”.
Miếu Thánh Mẫu linh thiêng
Trong rừng Rú Chá có ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết của dân làng Thuận Hòa kể lại, ngày xưa trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén trôi về nằm ở đây. Dân làng thấy thế, bèn lập miếu thờ.
Từ đó đến nay, dân làng vẫn tổ chức đám giỗ Đức Thánh Mẫu tại miếu vào ngày 3/3 âm lịch.
Ông Đặng Duy Bản (73 tuổi), người canh giữ miếu Thánh Mẫu cho biết, miếu Thánh Mẫu có từ rất lâu đời, ban đầu miếu chỉ có một cái cột và hai mái để đặt bàn thờ.
Thời vua Duy Tân một vị hoàng tử đi săn bắn trong khu rừng Rú Chá này, đến miếu Thánh Mẫu thấy một con chim trắng đậu phía trên miếu đã dương súng bắn.
Lạ là bắn ba phát liền con chim không chết, càng lạ hơn khi về đến hoàng cung thì vị hoàng tử lâm bệnh nặng. Biết chuyện, vua Duy Tân đích thân đến miếu khẩn lạy thì vị hoàng tử khỏi bệnh.
Năm 1902, nhà vua ký ban sắc lệnh tặng sắc bản tại miếu Thánh Mẫu trong rừng Rú Chá và cho tu bổ lại ngôi miếu, truyền cho dân làng tổ chức lễ hội, nhang khói hàng năm.
“Ai đi ngang qua miếu cũng phải cúi đầu chào, đi qua hết miếu mới được ngẩng đầu đi tiếp. Nếu không thực hiện sẽ bị ốm đau , phải soạn lễ ra miếu cúng Thánh Mẫu”, ông Nguyễn Văn Khôi, ( 69 tuổi) cho hay.
Thực hư những câu chuyện mà ông Khôi, ông Bản kể lại chưa được kiểm chứng và cũng không biết đúng sai thế nào, chỉ biết rằng bao đời qua dân làng Thuận Hòa vẫn coi miếu Thanh Mấu là nơi tôn nghiêm và rất linh thiêng và không dám xúc phạm đến sự tôn nghiêm ấy.
Cũng theo lời ông Nguyễn Văn Khôi, ngày xưa phía sau miếu thờ Đức Thánh Mẫu là đình làng Thuận Hòa, ở đây có một căn hầm bí mật của chiến sĩ cách mạng. Người dân trong làng thường mang thức ăn, nước uống ra rú nuôi cán bộ.
Theo kienthuc.net.vn
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.
Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Hội Nhà văn Thừa Thiên phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024.
Tối 29/4/2024, tại bãi tắm Thuận An, phường Thuận An - TP Huế đã diễn ra chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024.
Tối 27/04, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”.
Thực hiện Kế hoạch 168-KH/BTCTW, ngày 04/4/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải báo chí về xây dựng Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III - năm 2024.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại do Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại (TTĐN).
Với định hướng đưa thành phố Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025, “Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024” được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên để phục vụ người dân địa phương, khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sáng ngày 21/4, tại đường Lê Duẩn (TP Huế) đã diễn giải chạy thứ 18 trong hệ thống giải VnExpress Marathon do Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.
Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Sáng ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Chiều 12/4, UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức buổi họp báo chương trình kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển”.
Sáng ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề “Tự hào một dải biên cương lần thứ III” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.
Chiều ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.
Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Sáng ngày 06/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.