Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Suốt 30 năm qua vợ chồng ông Đáp gắn bó với rừng Rú Chá.
Rừng Rú Chá rộng khoảng 5ha thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 15 km. Theo dân địa phương sở dĩ gọi là “Rú Chá” vì “rú” nghĩa là “rừng”, còn “chá” là vì trong rừng toàn cây “chá”.
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, Rú Chá còn chứa trong lòng nó một “di nhân” có nhà nhưng 30 năm qua chỉ thích ở trong rừng và ngôi miếu Thánh Mẫu linh thiêng với nhiều câu chuyện huyền bí khiến nhiều người tò mò.
“Dị nhân” 30 năm chỉ thích ở rừng
Về thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế hỏi ông Nguyễn Ngọc Đáp ai cũng biết. Ông Đáp năm nay đã 70 tuổi, nổi tiếng bởi cái danh là “ dị nhân người rừng”.
Sở dĩ dân địa phương là gọi ông Đáp là “người rừng” vì dù đã có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng do bản tính thích sống gần với thiên nhiên nên suốt 30 năm qua ông dựng lều cùng vợ sống ở rừng Rú Chá.
Túp lều của vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp nằm xen giữa những rừng cây chá, xung quanh là chỗ nuôi gà, vịt, chim… phong cảnh cũng hữu tình gần gũi với thiên nhiên.
Theo dân địa phương thì vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp là những người có công lớn trong việc gìn giữ, bảo vệ và phủ xanh rừng Rú Chá. Sinh sống cùng Rú Chá thành quen, hai vợ chồng ông xin xã ít đất và dựng lều tạm ở ngay tại rừng và tranh thủ nuôi tôm, tép làm kế sinh nhai và được xã đồng ý.
Ngoài thời gian nuôi tôm, vợ chồng ông Đáp tranh thủ chăm nom cho rừng Rú Chá, những cây chá, cây sú, cây đước đua nhau bén rễ ở khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại ở khu đầm phá Tam Giang.
Sau này sinh con, đẻ cái dù đã có nhà ở trong làng nhưng hai vợ chồng ông Đáp vẫn không bỏ rừng Rú Chá và đến nay đã 30 năm có lẻ hai vợ chồng ông sống cuộc sống gắn liền với khu rừng ngập mặn nguyên sinh này.
Theo lời ông Đáp, không biết Rú Chá có từ khi nào, chỉ biết nó là một khu rừng nguyên sinh lâu đời, từ kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến đánh đế quốc Mỹ xâm lược, Rú Chá đã là tấm bia tự nhiên đỡ đạn cho lực lượng cách mạng khi giặc điên cuồng nhả đạn bắn phá.
“Cuộc đời tui dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng được hòa mình vào thiên nhiên tui thấy vui rồi. Cuộc sống ở đây tuy không có điện, nước sạch nhưng mỗi sáng thức dậy được nghe tiếng chim hót là tôi thấy vui rồi”.
Nói về cuộc sống hiện tại, ông Đáp bảo rằng cái ăn cái mặc cũng đã đỡ hơn xưa, chỉ có chuyện thiếu nước sạch để uống, sinh hoạt là khổ nhất. Vợ chồng ông cũng ít khi về làng, chỉ Tết, giỗ kỵ vợ chồng ông mới về.
Ông Đáp tâm sự: “Ở đây quen rồi, vào làng ồn ào, không chịu được. Gì chứ đời lão gắn với Rú Chá này cho đến khi xanh cỏ thì thôi”.
Miếu Thánh Mẫu linh thiêng
Trong rừng Rú Chá có ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết của dân làng Thuận Hòa kể lại, ngày xưa trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén trôi về nằm ở đây. Dân làng thấy thế, bèn lập miếu thờ.
Từ đó đến nay, dân làng vẫn tổ chức đám giỗ Đức Thánh Mẫu tại miếu vào ngày 3/3 âm lịch.
Ông Đặng Duy Bản (73 tuổi), người canh giữ miếu Thánh Mẫu cho biết, miếu Thánh Mẫu có từ rất lâu đời, ban đầu miếu chỉ có một cái cột và hai mái để đặt bàn thờ.
Thời vua Duy Tân một vị hoàng tử đi săn bắn trong khu rừng Rú Chá này, đến miếu Thánh Mẫu thấy một con chim trắng đậu phía trên miếu đã dương súng bắn.
Lạ là bắn ba phát liền con chim không chết, càng lạ hơn khi về đến hoàng cung thì vị hoàng tử lâm bệnh nặng. Biết chuyện, vua Duy Tân đích thân đến miếu khẩn lạy thì vị hoàng tử khỏi bệnh.
Năm 1902, nhà vua ký ban sắc lệnh tặng sắc bản tại miếu Thánh Mẫu trong rừng Rú Chá và cho tu bổ lại ngôi miếu, truyền cho dân làng tổ chức lễ hội, nhang khói hàng năm.
“Ai đi ngang qua miếu cũng phải cúi đầu chào, đi qua hết miếu mới được ngẩng đầu đi tiếp. Nếu không thực hiện sẽ bị ốm đau , phải soạn lễ ra miếu cúng Thánh Mẫu”, ông Nguyễn Văn Khôi, ( 69 tuổi) cho hay.
Thực hư những câu chuyện mà ông Khôi, ông Bản kể lại chưa được kiểm chứng và cũng không biết đúng sai thế nào, chỉ biết rằng bao đời qua dân làng Thuận Hòa vẫn coi miếu Thanh Mấu là nơi tôn nghiêm và rất linh thiêng và không dám xúc phạm đến sự tôn nghiêm ấy.
Cũng theo lời ông Nguyễn Văn Khôi, ngày xưa phía sau miếu thờ Đức Thánh Mẫu là đình làng Thuận Hòa, ở đây có một căn hầm bí mật của chiến sĩ cách mạng. Người dân trong làng thường mang thức ăn, nước uống ra rú nuôi cán bộ.
Theo kienthuc.net.vn
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.