Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
“Đấu trường giác đấu La Mã”
Sau các “sự cố” hy hữu trong những trận tử chiến voi – hổ, triều đình nhà Nguyễn đã nghĩ đến phương án xây dựng một trường đấu nằm biệt lập, kiên cố và an toàn hơn. Cũng chính nhờ quyết định “táo bạo” đó mà ở xứ Huế bây giờ vẫn còn tồn tại một đấu trường giác đấu quy mô, hoành tráng “hệt như” đấu trường Coluseum thời La Mã cổ đại (hiện thuộc thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, phường Thủy Biều, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Để đảm bảo an toàn cho người xem lẫn người bảo vệ cuộc giao đấu, năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng ra chiếu cho xây một đấu trường kiên cố, đặt tên là Hổ quyền. Vua cho khắc rõ một dòng chữ Hán ngay trên đấu trường: “Minh Mạng thập nhất niên/Chính nguyệt cát nhật tạo” (Tức làm vào một ngày tốt lành thuộc tháng Giêng năm thứ 11 đời vua Minh Mạng).
Trường đấu Hổ quyền tọa lạc tại khu vực đồi Long Thọ và thành Lồi, gần với Điện Voi Ré (tên gọi dân gian của Miếu Long Châu). Đây là vùng đất của người Chăm Pa xưa. Theo nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, vua Minh Mạng xây dựng đấu trường trên mảnh đất một thời là thành quách của người Chiêm Thành vì muốn khẳng định mình là người chiến thắng; mặt khác muốn “dằn mặt” những kẻ có âm mưu chống đối triều đình. Dư địa chí Thừa Thiên-Huế chép: Hổ quyền được cấu trúc khá đơn giản nhưng rất chắc chắn, được xây bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa; là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Được kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm.
Theo các tài liệu ghi chép lại vòng tường trong cao 5,9m, vòng tường ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 15 độ tạo đế vững chắc kiểu chân đê. Cả hai vòng tường cộng với dải đất ở giữa tạo thành một bề dày 4m ở đỉnh và 5m ở chân thành, đường kính lòng chảo 44m, chu vi tường ngoài 145m. Khán đài cho vua được thiết kế ở mặt Bắc của đấu trường, tương đối cao và thoáng. Bên phải đấu trường là lối lên xuống của vua cùng hoàng thân quốc thích. Bên trái là lối của các quan chức và binh lính. Đối diện tầm nhìn của vua là năm chuồng nhốt hổ, với hệ thống cửa gỗ đóng mở bằng cách kéo dây từ phía trên. Bên cạnh là một cửa vòm lớn để dẫn voi vào trường đấu.
Hổ quyền được xây dựng kiên cố, chắc chắn nên mỗi lần có trận giao chiến voi – hổ thì dân chúng đua nhau kéo đến xem. Vua quan triều Nguyễn cũng an tâm thân chinh ngự lãm. Theo lời kể của các bậc cao niên, ngày hội Hổ quyền, cả kinh thành tưng bừng. Trên sông Hương, thuyền rồng của vua quan ngược dòng từ Nghinh Lương Đình lên thôn Trường Đá. Đường bộ, dân chúng cũng tấp nập men theo con đường bờ Nam sông Hương tìm lên Thủy Biều.
Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Tiếng trống giục liên hồi vang xa cả một vùng. Một đội quân mặc áo đỏ, nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang, cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường ra đến bến sông để đón vua quan. Đúng Ngọ, vua cập bến Long Thọ; vua lên kiệu, đi trước là Ngự lâm quân, thị vệ cầm cờ, cầm gươm chỉn chu, tiếp theo là đội nhạc cung đình.
Là trường đấu xem voi giết hổ, vì vậy theo thông lệ, trước mỗi trận đấu voi chiến được tạo điều kiện tốt nhất để dành chiến thắng. Tuy nhiên, khi Hổ quyền hoàn thành, các trận đấu sinh tử giữa voi và hổ càng được tạo cơ hội để trở nên... tàn khốc hơn. Hổ lúc này được cho ăn đầy đủ nhằm giữ được nguyên sức khỏe, móng vuốt, răng nanh cũng được giữ nguyên, nhằm tạo ra sự “công bằng” cho trận quyết chiến.
Cái kết của “chiến thần” và “chúa tể rừng xanh”
Theo nhà Huế học Phan Thuận An, dưới triều vua Minh Mạng đã chọn ra một con voi đầu đàn để chỉ huy binh đoàn voi chiến của nhà Nguyễn. Bầy voi chiến tinh nhuệ lại có sự “lãnh đạo” của voi đầu đàn; cộng thêm bầy hổ “khát máu” được chăm sóc kỹ lưỡng đã tạo nên thời vàng son cho Hổ quyền. Theo lời những bậc cao niên ở thôn Trường Đá kể lại, trong những trận quyết chiến voi hổ, các quan võ là những người đặc biệt hào hứng nhất. Bởi khi hổ và voi quyết đấu, chúng sẽ sử dụng những miếng thế thủ và tấn công đối phương của riêng mình. Các quan võ quan sát, nghiên cứu rồi theo từng miếng đánh ấy mà chuyển hóa, cách tân thành những miếng võ lợi hại. Hơn thế nữa là giúp quan võ và binh sỹ rèn luyện tính can trường, dũng cảm, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Trong một lần tuyển chọn voi chỉ huy của đội tượng binh hoàng gia, vua Minh Mạng đã cho bầy voi 12 con giao đấu với ba con hổ. Vừa vào trận, bầy hổ khát máu đã tiến về phía đàn voi giương vuốt sắt rồi chồm lên tấn công tới tấp. Bầy voi nghe sự “chỉ huy” của thủ lĩnh đầu đàn nên nhanh chóng bày trận, xếp thành một vòng tròn, đứng vây hổ vào giữa trận. Thấy bất lợi về ta, ba con hổ đồng loạt nhắm về phía con voi đầu đàn mà nhe răng chực cắn, chực tát. Nhanh như cắt, voi đầu đàn dùng ngà húc thẳng vào bụng chúng. Những voi chiến còn lại cũng xông lên hỗ trợ. Cuộc huyết chiến diễn ra trong “biển máu”. Phòng thủ, giằng co, chống trả suốt một ngày trận chiến mới phân thắng bại. Ba con hổ bị hạ gục hoàn toàn, song đội tượng binh chỉ còn 4 con, voi đầu đàn bị thương nặng.
Nhà Huế học Phan Thuận An cho biết, sau trận quyết chiến, vua Minh Mạng đã quyết định chọn voi đầu đàn làm chỉ huy binh đoàn voi chiến. Sử cũ còn chép lại việc vua Minh Mạng đích thân đến rửa vết thương cho voi sau những trận chiến. Ông dặn dò binh lính phải chăm sóc voi chu đáo, để sau này đánh quân Xiêm La bảo vệ bờ cõi. Trong các đời vua chúa nhà Nguyễn thì vua Minh Mạng là người được ví “yêu voi như con”.
Trong lịch sử, có một trận đấu voi-hổ được người ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần và thuật lại rất kỹ. Voi xuất hiện ở cửa vòm, hổ được thả chạy ra từ chuồng nhốt hổ (không hề bị cột dây “bảo hiểm”). Vừa thấy bóng voi, vua ngự trên khán đài khen con voi cái này can đảm. Vua vừa dứt lời, hổ đã nhảy phóc lên trán voi, chực nhe nanh cắn xé. Voi đau hét lên một tiếng xé trời, rồi chạy thật nhanh làm hổ mất thăng bằng rớt xuống. Chưa chịu dừng lại, hổ vẫn tiếp tục bu bám lên trán voi, bấu vào mắt, vào tai. Bị tấn công dồn dập, voi dồn sức mạnh ngàn cân của mình áp sát hổ vào tường và ghì chặt cho đến khi hổ không còn cử động được nữa mới thả xuống. Rồi voi dùng chân đạp chết con mãnh thú. Đó là trận huyết đấu cuối cùng tại Hổ quyền, năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Sau này, người ta không còn “cơ hội” để xem voi giết hổ bởi vận nước khó khăn. Điều kiện kinh tế, xã hội không cho phép tổ chức các trận đấu như thế nữa. Nhìn một cách khách quan, đấu trường Hổ quyền trong một chừng mực nào đó đã thể hiện được sự tiến bộ trong quá trình nhận thức của các vua chúa lúc bấy giờ. Một quá trình nhận thức mà xét trên góc độ xã hội là ngày một văn minh và nhân đạo hơn. Từ chỗ dùng đồng loại của mình làm “vật bảo vệ” cho một trò tiêu khiển nguy hiểm, dần dần vua chúa đã biết xây dựng nên một đấu trường kiên cố, đảm bảo an toàn tính mạng cho người xem lẫn người bảo vệ trận đấu.
Lớp bụi thời gian đã và đang làm cho đấu trường Hổ quyền oai linh một thời nhuốm màu rêu phong và dần rơi vào quên lãng. Bởi giá trị của nó không phải nằm ở sự chạm khắc tinh xảo hay những hoa văn đậm chất nghệ thuật như các địa danh trong quần thể di tích cố đô Huế. Hổ quyền đơn giản là một bức tường thành để khán giả ung dung "ngự" lên khán đài, nhìn xuống khu lòng chảo mà thưởng thức một trận voi – hổ tranh tài vô cùng ác liệt, hấp dẫn. Không ồn ào, khoa trương nhưng giá trị lịch sử của nó thì không ai chối cãi được. Hổ quyền là một di tích đặc biệt của Việt Nam và của cả thế giới.
Phục dựng đấu trường bằng công nghệ 3D
Ngày 31/5/2010, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc và viện Khoa học công nghệ chất lượng cao Hàn Quốc đã chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sản phẩm phim 3D “phục dựng di tích Hổ quyền bằng công nghệ kỹ thuật số”. Bộ phim đã sử dụng công nghệ 3D để phục dựng lại các hình ảnh của đấu trường Hổ quyền - nơi tranh hùng giữa voi và hổ - được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
Theo Bạch Hưng (Nguoiduatin)
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.
Sáng ngày 10/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây.
Chiều tối ngày 11/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.