Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (ngoài cùng bên trái) sinh hoạt với lớp chỉnh huấn chính trị của cán bộ các đơn vị miền nam tập kết ra miền bắc
Khởi nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương và gia đình, với khát khao được góp sức vào sự nghiệp đấu tranh giành ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, độc lập cho dân tộc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã giác ngộ và đi theo cách mạng, theo Ðảng từ rất sớm. Trong cuộc đời mình, đồng chí luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phức tạp, là một đảng viên cộng sản kiên cường, sáng tạo, đầy nhiệt huyết và tinh thần cách mạng tiến công; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc; một tấm gương suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tinh thần "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Dù là nhà lãnh đạo chính trị, chỉ huy quân sự hay "Bám đội lội đồng", trao đổi văn chương... đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn tạo ấn tượng đặc biệt về một người lãnh đạo "văn võ song toàn", trong "văn" có "võ", trong "võ" có "văn", "văn" hòa với "võ"... Bởi thế, đồng chí đã được Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao đảm nhiệm những cương vị quan trọng trong những lĩnh vực đang là "trọng điểm" cấp thiết nhất của đất nước, của Quân đội: là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Phó Bí thư Tổng Quân ủy (1950) khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang một giai đoạn mới, Quân đội ta phát triển nhanh chóng, ngày càng lớn mạnh; là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nông nghiệp T.Ư (1961) khi nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu, yêu cầu của công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất kinh tế nông nghiệp đang trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước; là Bí thư T.Ư Cục kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang (LLVT) giải phóng miền nam Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền nam (1964 -1967) khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân và vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền nam và đánh phá bằng không quân, hải quân ra miền bắc, làm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ quyết liệt.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh không chỉ là một nhà lý luận sắc sảo, uyên thâm trên mọi lĩnh vực được đảm nhiệm, mà còn là một nhà tổ chức thực tiễn cách mạng xuất sắc. Với nhãn quan chính trị sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng rất cụ thể, đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc trong việc phát triển đường lối, lý luận cách mạng, đặc biệt là lý luận về xây dựng Ðảng, củng cố sự lãnh đạo của Ðảng đối với LLVT, Quân đội; phát triển đường lối, thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng LLVT ba thứ quân; xây dựng Quân đội nhân dân (QÐND) vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; chăm lo giáo dục bồi dưỡng xây dựng con người toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, đặc biệt là về bản chất cách mạng, tư tưởng chính trị; xác lập, tăng cường công tác chính trị trong Quân đội... Ðồng chí đã góp phần cùng Ðảng, Nhà nước hoạch định những chủ trương, chính sách mới, bổ sung một cách sáng tạo đường lối và nghệ thuật quân sự của Ðảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trong tổ chức thực tiễn, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đặc biệt nổi tiếng xông xáo trong công cuộc xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng nông thôn mới; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; xây dựng quyết tâm, tìm cách đánh và thắng đế quốc Mỹ. Tên tuổi của đồng chí gắn liền những bước ngoặt của mỗi thời kỳ, với các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp trong khắp cả nước và phương châm, cách đánh độc đáo, sáng tạo: "Bắt Mỹ phải đánh theo cách đánh của ta", buộc chúng phải "ăn cháo bằng dĩa", "nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", "vấn đề chiến thuật sẽ được giải quyết tại chiến trường"; phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, đánh địch bằng "hai chân" (chính trị, quân sự), "ba mũi" (chính trị, quân sự, binh vận), trên cả "ba vùng chiến lược" (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị); kết hợp chặt chẽ giữa LLVT ba thứ quân, giữa chiến tranh du kích với tác chiến chính quy trên cơ sở phát triển chiến tranh du kích; xây dựng, củng cố hệ thống các "Vành đai diệt Mỹ" ở khắp các chiến trường miền nam, các phong trào thi đua "tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt", phấn đấu trở thành "dũng sĩ diệt Mỹ"... Nhờ đó, đã tạo nên sức mạnh, chỗ dựa cho cả hậu phương lớn XHCN và tiền tuyến lớn miền nam cùng đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền bắc.
TRONG xây dựng Quân đội, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư chú trọng xây dựng QÐND Việt Nam không chỉ là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân mà còn mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc - là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu. Theo đồng chí, xây dựng Quân đội phải toàn diện cả về chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; cả tổ chức, con người và vũ khí trang bị, trên mọi chức năng, nhiệm vụ của Quân đội... Trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng quân đội về chính trị. Trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội đều phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng. Ðồng chí đã có những đóng góp xuất sắc trong việc phát triển đường lối, lý luận xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng QÐND, nhất là trong xây dựng Ðảng bộ Quân đội, củng cố sự lãnh đạo của Ðảng đối với Quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng hệ thống cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị ngày càng trưởng thành, làm nòng cốt trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vững vàng vượt qua mọi thử thách cam go, quyết liệt; bồi dưỡng và phát huy bản chất cách mạng của QÐND; chăm lo giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội cả về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là về tư tưởng chính trị. Ðồng thời, trực tiếp cùng Tổng Quân ủy chủ trì tổng kết công tác chính trị và xác định rõ vị trí, chức năng, nguyên tắc tiến hành công tác chính trị, coi công tác chính trị là "linh hồn", "mạch sống" của Quân đội; đề ra nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng Quân đội về chính trị và tiến hành công tác chính trị...
Từ thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có công tìm tòi, khái quát, góp phần làm sáng tỏ lý luận để chỉ đạo những vấn đề cơ bản trong nghệ thuật quân sự của Ðảng ta, xác định đúng đắn bước chuyển biến chiến lược từ "chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ" để chủ động chuẩn bị và đánh thắng quân xâm lược Mỹ khi chúng trực tiếp tham chiến ở miền nam. Ðồng chí đã góp phần làm sinh động nghệ thuật nắm thời cơ, tranh thủ thời cơ để lập thế, chuyển hóa thế trận, chuyển hóa so sánh lực lượng, đánh địch theo tinh thần của chiến lược, chiến thuật là "chủ động bắt quân địch đánh theo cách đánh mà ta muốn, làm cho chúng đông hóa ít, mạnh thành yếu, yếu một thành yếu mười. Quân và dân miền nam đánh theo cách đánh của mình, cách đánh làm cho ta ít hóa nhiều, yếu hóa mạnh, mạnh một thành mạnh mười"...
Nắm vững đường lối quần chúng của Ðảng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, chiến đấu và lao động sản xuất của nhân dân; hòa mình trong cuộc sống bình dị của nhân dân; gần gũi, hiểu sâu tâm tư cán bộ, chiến sĩ, hết lòng thương yêu đồng bào, đồng chí; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân; lời nói đi đôi với việc làm, lý luận gắn chặt với thực tiễn, đạo đức đi đôi với tài năng... Ðồng chí là người nhân hậu, đức độ, trong sáng từ tâm hồn đến phong cách, suốt đời rèn luyện theo tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có phong cách sống, làm việc dân chủ, tập thể, chân tình, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thẳng thắn, liêm khiết và luôn nghiêm khắc đối với chính mình nhưng lại hết mực thương yêu đồng chí, đồng đội. Có thái độ, phương pháp đúng đắn khi xem xét, giải quyết những tiêu cực, yếu kém trong đời sống đất nước và Quân đội. Nhận định, đánh giá đúng tình hình trên cơ sở hiểu rõ và phân tích chính xác nguyên nhân; khéo biết khêu gợi, hướng dẫn, thuyết phục, phát huy tác dụng tự phê bình, phê bình trên tinh thần tự giác và có tính chất quần chúng; kết hợp việc lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức; trung thực, công tâm, khách quan, không "dĩ hòa vi quý".
Khu 4 nói chung và Niêm Phò, Quảng Thọ, Thừa Thiên - Huế nói riêng là vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động sáng tạo và yêu nước. Từ trong truyền thống đó, dòng họ Nguyễn Công đã sinh ra đồng chí Nguyễn Chí Thanh và những cống hiến của đồng chí đã góp phần làm rạng danh đất nước, quê hương, dòng họ. Nhờ có đồng chí, với những chủ trương do đồng chí khởi xướng và chỉ đạo thực hiện như: bám sát dân; chống tư tưởng cầu an trong cán bộ, đảng viên và đồng bào; lấy việc phá tề, trừ gian và cải thiện dân sinh làm công tác chính; phát triển chiến tranh nhân dân, xây dựng các đơn vị Vệ quốc đoàn; thực hiện phương châm "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung", nhanh chóng củng cố lại LLVT và phát triển dân quân du kích; chú trọng phát triển và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, củng cố hệ thống tổ chức đảng; phát động phong trào phối hợp phá tề, trừ gian, rào làng kháng chiến; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, kháng chiến kiến quốc; thực hiện khẩu hiệu "mỗi người dân là một đội viên", "mỗi làng, mỗi xóm, mỗi gia đình là một ổ chiến đấu", phát triển chiến tranh du kích... mà quân và dân Bình - Trị - Thiên đã tiến một bước dài trên con đường kháng chiến trường kỳ, đầy gian khổ, khó khăn thử thách, anh dũng và kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, từng bước làm thất bại âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðồng chí là "linh hồn cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên"...
Với những công lao và thành tích xuất sắc đối với cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ðồng chí cũng được đồng chí, đồng bào trân trọng và yêu quý tôn vinh là "Ðại tướng của nhân dân", "Ðại tướng của nông dân", "Ðại tướng du kích", "hình tượng mẫu mực của Bộ đội Cụ Hồ"...
Theo Thiếu tướng, PGS, TS VŨ QUANG ÐẠO
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Sáng ngày 22/3, Nhà văn, nhà thơ Hachikai Minmi đã có buổi thuyết trình với chủ đề Văn học đương đại Nhật Bản- Nhìn từ thơ, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
SHO - Tối ngày 09/3, tại hội trường Đại học Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Đại học Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ giao lưu Văn học Việt - Mỹ.
>Tất cả mới chỉ là bắt đầu >Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch
>Trang thơ William Joiner Center >Trung tâm Joiner: hai mươi năm nhìn lại
SHO - Sáng ngày 9/3, tại Trung tâm Học liệu Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Diễn đàn văn học Việt - Mỹ: Nhìn lại và phát triển, đánh dấu sự kiện 20 năm giao lưu và hợp tác tác văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Trung tâm William Joiner (1992 - 2012).
>>Hai mươi lăm năm dấn thân: Trung tâm William Joiner ở đại học Massachusetts Boston
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
SHO - Nhân kỷ niệm 1972 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 102 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức mạc phòng triển lãm tranh cổ động với chủ đề “Chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017)”, diễn ra vào chiều ngày 05/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
SHO - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các ban ngành liên quan về tình hình thực hiện Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.
SHO - Đây sẽ là lần thứ ba Camille Huyền và Walther Giger hội ngộ khán giả Cố đô Huế với chương trình MUSICAL "Trăng vàng trăng ngọc, Hàn Mặc Tử”.
>>Thơ Hàn Mặc Tử trên nền nhạc Walther Giger và giọng ca Camille Huyền
Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2012.