Ý nghĩa cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Việt tại Trại hè Việt Nam 2022

09:09 28/07/2022

Tối 26/7, tại thành phố Huế, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Sở Ngoại vụ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức Cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Việt.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình Trại hè Việt Nam 2022 được tổ chức có sự tham gia của 108 đại biểu trong độ tuổi từ 16-24 tuổi, đại diện cho thế hệ trẻ NVNONN trở về từ 25 quốc gia,  và là lần đầu tiên Cuộc thi Kể chuyện tiếng Việt được tổ chức dành cho các đại biểu thanh niên, sinh viên kiều bào tham dự Trại hè Việt Nam và các thanh thiếu niên trong nước.

Tham gia cuộc thi có 12 thanh niên, sinh viên kiều bào ở Liên bang Nga, Ba Lan, Rumani, Ucraina, Séc, Bỉ, Lào, Thái Lan và thanh thiếu niên Trung tâm bảo trợ trẻ em FHF, Huế. 

Tại cuộc thi, các em thanh niên, sinh viên Kiều bào đã mang đến những câu truyện, hình ảnh sinh động, thấm đậm tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, các hoạt động thiện nguyện dành cho cộng đồng bằng ngôn ngữ tiếng Việt, chia sẻ những kỷ niệm đẹp tại nơi các bạn sinh sống, học tập…

Kết thúc cuộc thi, Ban giám khảo đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 7 giải khuyến khích cho các em học sinh, sinh viên, Kiều bào đạt giải tại cuộc thi.

Trại hè Việt Nam 2022 diễn ra trong 16 ngày với lộ trình qua 09 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 ngày hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trại hè Việt Nam 2022 có nhiều điểm mới như chương trình tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc; tọa đàm với thanh niên, sinh viên trong nước về nhu cầu thu hút nguồn lực; thi kể chuyện tiếng Việt và chương trình vinh danh kiều bào trẻ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, học tập và hoạt động hội đoàn...

Các hoạt động tại Trại hè Việt Nam 2022 giúp các em học sinh, sinh viên thêm hiểu biết, gắn bó với quê hương, đất nước, được trau dồi ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời khuyến khích và động viên thanh niên người Việt Nam ở nước ngoài nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong nghiên cứu, học tập và đóng góp cho công tác hội, đoàn ở tại địa phương.

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.

  • Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.

  • Cho rng ch tch xã đã xúc phm “thn linh” nên người dân đòi “x” ch tch xã đ bo v miếu c. Câu chuyn l này xy ra ti xã Phú Thun, huyn Phú Vang, tnh Tha Thiên - Huế.

  • SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương  tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • SHO -  Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.

  • Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...

  • Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước. 

  • Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.

     

  • Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.

  • "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"  Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.

  • Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.

  • Đó là làng chài hơn 250 năm tuổi nép mình ở vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sự yên bình.

  • Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những  nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

  • Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt Nam được chính thức ghi tên vào danh mục "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại."

  • Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.

  • SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và  Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế. 

  • 46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.

  • Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.

  • Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.